2014-07-27 17:37:07

Thảm cảnh của người dân Nam Sudan ba năm sau ngày độc lập.


Phỏng vấn bà Enrica Valentini, giám đốc đài phát thanh Công giáo Nam Sudan

Cách đây ba năm, ngày mùng 9 tháng 7 năm 2011, miền Nam Sudan được độc lập tách rời khỏi miền Bắc và trở thành quốc gia trẻ nhất thế giới. Nhưng rất tiếc người dân nước này đã không được hưởng hòa bình, vì xung đột bùng nổ hồi tháng 12 năm ngoái 2013 giữa tổng thống Salva Kiir, thuộc bộ tộc Dinka, và nguyên phó tổng thống Riek Machar, thuộc bộ tộc Nuer. Bẩy tháng chiến tranh đã khiến cho hơn 10.000 người thiệt mạng và 1 triệu người phải di cư tỵ nạn trên tổng số 8 triệu dân.

Nam Sudan là một vùng có nhiều mỏ dầu hỏa và có tiềm năng kinh tế rất lớn, nhưng hiện đang phải chứng kiến cảnh đói khát nguy hiểm cho tính mạng của 900 ngàn trẻ em. Chính dầu hỏa và các tài nguyên của mình đã khiến cho Nam Sudan liên miên lâm cảnh nội chiến, ban đầu là giữa chính quyền Bắc Sudan là vùng có đa số dân theo Hồi giáo và các bộ lạc miền nam Sudan có đa số dân theo Kitô giáo và đạo thờ vật linh.

Cuộc nội chiến đã rất là khốc liệt trong vùng Darfur giữa các năm 2003-2006 khiến cho gần 200 ngàn người chết và 300 ngàn người phải di cư lánh nạn. Các cuộc giao tranh xảy ra giữa quân đội chímh phủ và hàng chục lực lượng và đảng phái chính trị khác nhau, trong đó có ”Phong trào công lý và bình đẳng” gồm hai nhóm với hãi lãnh tụ, ”Phong trào quốc gia cải cách và phát triển”, ”Mặt trận các lực lượng cách mạng dân chủ”, ”Mặt trận lực lượng cách mạng thống nhất”, ”Phong trào giải phóng Sudan” gồm hai nhóm với hai lãnh tụ, ”Liên minh liên bang dân chủ Sudan”, ”Phong trào hiệp nhất giải phóng Sudan”.

Để đánh chiềm Darfur chính quyền Khartum phát động các cuộc hành quân đánh phá các làng mạc của các bộ lạc trong vùng, khiến cho hai bộ lạc Zaghawa và Fur nổi lên phản kháng để bảo vệ các quyền lợi của họ. Hầu hết người dân sống tại Darfur theo Hồi giáo, bao gồm cả bộ tộc Janjaweed và nhiều thân nhân nhân viên của chính quyền Khartum. Các phiến quân tấn công các đồn bót cảnh sát và đe dọa việc xây hệ thống dẫn dầu mới. Các lực lượng phiến quân được chính quyền Eritrea trợ giúp khí giới áp dảo các binh sĩ của chính quyền Khartum không thiện chiến trong sa mạc. Nhưng không lực của chính quyến Khartum gây ra nhiều tổn thất cho các phiến quân. Năm 2003 ba nhóm ”Quân đội giải phóng Sudan”, ”Phong trào Công lý và Bình đẳng”, và ”Quân đội giải phong nhân dân Sudan” nhập cuộc. Cuộc nội chiến Băc Nam Sudan đã kéo dài trong 20 năm lại bùng lên. Tiếp đến bộ lạc Janjaweed nhập cuộc và thi hành chính sách hãm hiếp đàn bà con gái, cướp bóc và đốt phá các làng mạc, khiến cho làn sóng di cư tỵ nạn tăng mạnh. Trong khi đó thì không lực của chính quyền Khartum liên tục bỏ bom và oanh kích khiến cho người dân phải sống giữa hai lằn đạn. Chiến tranh kéo dài cho tới tháng 9 năm 2007 mới chấm dứt với các cuộc thương thuết hòa bình tổ chức tại Sirte bên Lybia. Nhưng đã có 4 nhóm phiến quân không tham dự.

Trong chiến tranh Sudan đã có sự tham gia của nhiều nước A rập và Tây Âu cung cấp khí giới cho chính quyền Khartum, trong khi Nga và Trung Quốc yểm trợ khí giới cho các lực lượng Nam Sudan để nhận nhận được dầu hỏa, cần thiết cho nền kinh tế đang lên của Trung Quốc. Chiến cuộc kéo dài cho tới năm 2011 khi Nam Sudan tuyên bố độc lập. Nhưng sau đó lại xảy ra nội chiến giữa hai lực lượng phò tổng thống và phò phó tổng thống.

Trong các ngày vừa qua Đức Cha Eduardo Hiiboro Kussala, Giám Mục giáo phận Tombura-Yambio bên Uganda giáp giới với Nam Sudan, đã viếng thăm trụ sở trung ương của Hồi Đồng Tòa Thánh ”Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ”. Đề cập tới tình hình tại Sudan ngài nhận định rằng mặc dù Hiến pháp Sudan bảo đảm sự bình quyền cho mọi công dân, không phân biệt tín ngưỡng, nhưng các tín hữu kitô bị xem như các công dân hạng nhì. Các giáo sĩ không được cấp thông hành và khi rời khỏi đất nước, họ không biết có được phép trở lại quê hương hay không. Đã có nhiều linh mục tu sĩ bị trục xuất và các Giám Mục không được lên tiếng hay tự do phát biểu tư tưởng. Các tín hữu kytô được tham dự các lễ nghi phụng tự, nhưng nhà cầm quyền Sudan không bảo vệ tự do tôn giáo. Điển hình nhất là trường hợp của bà Meriam Yahia Ibrahim Ishaq mới đây. Đức tin của bà đã được mọi người biết rõ. Bà bị cha là tín hữu hồi giáo bỏ rơi từ năm lên 5 tuổi, và đã lớn lên trong đức tin chính thống của mẹ, rồi xin gia nhập Giáo Hội công giáo hồi năm 2011 chỉ ít lâu trước khi gặp và lập gia đình với chồng là Daniel Wani. Thế nhưng bà bất ngờ bị bắt giam và kết án tử hình vì tội bỏ đạo. Bà đã phải sanh đứa con gái trong tù và được thả ra sau đó chỉ vì áp lực của dư luận thế giới.

Sự kiện tín hữu ky tô bị kỳ thị không phải là điều mới mẻ tại Sudan, nhưng tình hình trở nên tồi tệ hơn kể từ tháng 7 năm 2011, khi miền Nam Sudan tách ra thành một quốc gia độc lập. Giáo Hội công giáo Sudan công khai ủng hộ quyết định này và đã nhiều lần yêu cầu chính quyền Sudan tôn trọng ý chí của dân chúng. Chính vì thế, giáo hội bị xem là có trách nhiệm trong việc này, mặc dù giáo hội chỉ giới hạn trong lời kêu gọi chính quyền bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và tự do lương tâm.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và ác bạn bài phỏng vấn bà Enrica Valentini, giám đốc đài phát thanh công giáo Nam Sudan, do Hội Đồng Giám Nước này thành lập.

Hỏi: Thưa bà Enrica, ba năm sau ngày độc lập tình hình Nam Sudan hiện nay ra sao?

Đáp: Tình hình không có mầu hồng khiến cho nhiều người dân ngã lòng chán nản. Mọi niềm hy vọng họ đã có sau khi được độc lập với ước mong đất nước phát triển tốt đẹp hơn, đều đã tan biến hết. Điều mà dân chúng hiện chờ đợi đó là không có một giải pháp cho cuộc xung đột và các khác biệt giữa các phe phái liên hệ trong thời gian ngắn hạn. Nhưng đàng khác, cũng có người còn hy vọng: nhiều người nói rằng còn có ý chí cho một thay đổi, và dịp kỷ niệm độc lập này là một thời điểm giúp tất cả mọi người suy tư. Đề tài đã được chọn cho ngày kỷ niệm độc lập năm nay là ”Một dân tộc, một quốc gia”. Nó như là một lời mời gọi tất cả mọi người nhớ lại rằng ý tưởng độc lập là hiệp nhất con người trong một nước với nhau.

Hỏi: Theo bà, thì trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hiện nay tình hình chính trị nam Sudan như thế nào?

Đáp: Cảm tưởng đó là người ta không thực sự muốn ngồi lại với nhau để thảo luận. Liên quan tới các kết qủa của các cuộc thương thảo tại Addis Abeba thì chúng chỉ có trên giấy tờ hơn là trong thực tế, bởi vì mỗi bên đều bám chặt vào các tư tưởng, lập trường và các quyết định của mình... Có một yếu tố khác nữa: đó là trong các tuần qua người ta thảo luận về chủ thuyết liên bang, được coi như là một trong những giải pháp khả thể cho tình hình chính trị Nam Sudan. Nhưng dân chúng không hiểu rõ liên bang là g và ngay cả các giới chức chính trị cũng lờ mờ; người ta không hiểu rõ liên bang có nghĩa là gì. Và sự kiện này lại càng gia tăng căng thẳng hơn nữa.

Hỏi: Thưa bà Valentini, trong tình hình như thế thì Giáo Hội có thể làm gì?

Đáp: Giáo Hội tiếp tục nhấn mạnh trên ỳ nghĩa của từ ”hiệp nhất” và điều này Giáo Hội có thể làm bằng lời nói, nhưng cũng qua gương sáng. Tôi tin rằng sự cộng tác giữa các Giáo Hội khác nhau đã được thực thi trong bao nhiều năm nay, cũng như các cuộc đối thoại hòa bình, là một thí dụ cụ thể mà người dân có thể giữ lại trong tâm trí, và bắt chước lập lại trong cuộc sống thường ngày.

Hỏi: Mới đây từ Nam Sudan đã có các báo động trên bình diện cứu trợ nhân đạo. Theo một loạt các tổ chức phi chính quyền Anh quốc, người dân có nguy cơ gặp nạn đói kém, có đúng thế không thưa bà?


Đáp: Đúng vậy. Có một loạt các yếu tố đưa đến chỗ khiến cho tình hình trở nên trầm trọng hơn. Mùa mưa là lúc dân chúng bắt đầu trồng tỉa, nhưng mùa mưa này đã không được tận dụng tối đa, bởi vì dân chúng đã không thể nhận hạt giống và các dụng cụ canh tác thường được phân phát cho họ. Có một yếu tố khác liên quan tới các người tỵ nạn: họ đã phải rời bỏ ruộng vườn đất đai của họ nên không có ai có thể trồng tiả tại các thửa ruộng ấy. Rất nhiều nông dân hiện đang phải sống trong các trại tỵ nạn nhưng họ lo sợ, không dám đi ra ngoài để trồng tỉa: họ sợ bi trả thù. Trong các vùng khác mưa đã không rơi nhiều như thường lệ, vì thế cả các việc trồng cấy có thể đã phải bắt đầu, không được tốt vì thiếu nước mưa.

Hỏi: Ngoài các khó khăn trên đây vẫn cón có nút thắt khó khăn trong tương quan với Băc Sudan, với chính quyền Khartum. Các khó khăn này ảnh hưởng trên hiện tình của Nam Sudan như thế nào thưa bà Valentini?

Đáp: Khó mà có thể hiểu nổi... Một cách chính thức Băc Sudan đã lựa chọn giải pháp hòa bình, lam sao để vùng này được ổn định, bời vì sự ổn định cũng tạo thuân tiện cho các lợi lộc kinh tế. Nhưng đàng khác, cũng có tin đồn rằng chính quyền Băc Sudan yểm trợ cho các nhóm dân quân khác nhau. Và ở đây nữa cũng không đơn sơ, vì khó mà hiểu được các lực lượng dân quân này có gắn liền với chính quyền Khartum, hay đó chỉ la các phong trào khác nhau chống Khartum hiện diện bên Sudan.

(RG 9-7-2014; ZENIT 11-7-2014)

Linh Tiến Khải








All the contents on this site are copyrighted ©.