2012-07-24 16:52:51

Tình hình hôn nhân và ơn gọi tại Anh Quốc


Phỏng vấn Đức Cha John Arnold, Giám Mục phụ tá tổng giáo phận Westminster.

Trong các ngày này con mắt của toàn thế giới đổ dồn về Luân Đôn, nơi Thế Vận Hội sẽ khai diễn ngày 27-7-2012 và sẽ kéo dài cho tới ngày 12-8-2012.

Với sự hiện diện của hàng chục ngàn lực sĩ điền kinh, và gần 5 triệu giới hâm mộ đến từ khắp nơi trên thế giới vừa để theo dõi các trận tranh tài vừa để du lịch, Anh Quốc sẽ thu vào khoảng 16 tỷ bảng Anh. Đây là một số tiền lớn, bù đắp cho ngân sách quốc gia, đặc biệt trong tình trang khủng hoảng kinh tế tài chánh trầm trọng hiện nay.

Các Giáo Hội Kitô, đặc biệt là công giáo và anh giáo, cũng dấn thân đảm trách việc phục vụ các nhu cầu tinh thần của các lực sĩ điền kinh và du khách. Đây cũng là dịp để Giáo Hội công giáo duyệt xét lại một số thách đố mà Giáo Hội đang phải đương đầu.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha John Arnold, Giám Mục phụ tá tổng giáo phận Westminster trong thủ đô Luân Đôn. Hồi trung tuần tháng 7 này Đức Cha đã sang Roma để chủ sự thánh lễ truyền chức Phó Tế cho một số tiến chức thuộc trường Đấng Đáng Kính Beda, và đã dành cho phóng viên Ann Schneider bài phỏng vấn về tình hình Giáo Hội công giáo Anh Quốc và vùng Galles.

Hỏi: Thưa Đức Cha, hiện nay bên Anh quốc ngưi ta đang bàn tán sôi nổi về hôn nhân. Đặc biệt là chính quyền Anh đang đòi định nghĩa lại hôn nhân, và muốn thừa nhận hôn nhân của những ngưi đồng phái tính. Giáo Hội có vai trò nào trong cuộc thảo luận này? Và Đức Cha trình bầy vấn đề này trên bình diện mục vụ như thế nào?

Đáp: Giáo Hội công giáo có một vai trò rất quan trọng trong việc cứng rắn duy trì giáo huấn liên quan tới bí tích hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, là nền tảng của xã hội. Điều mà chúng tôi phải chấp nhận trong lúc này là chúng tôi là thiểu số nhỏ trong nước, nhưng chúng tôi thực sự có điều gì đó để hãnh diện về sự hiểu biết về hôn nhân, và chúng tôi đã thăng tiến điều đó. Tôi không nghĩ là có điều gì hiếu chiến về chuyện này, vì nó chỉ đơn sơ tạo ra các lý luận.

Chúng tôi đang tìm kiếm một sự hiểu biết chung và khiến cho nó lớn lên. Vì thế chúng tôi phải thăng tiến ý nghĩa về hôn nhân, trước hết với các cộng đoàn của chúng tôi, giúp tín hữu xác tín về quan niệm công giáo về hôn nhân và thần học hôn nhân, và thực thi xác tín đó trong các giáo xứ bằng cách gia tăng việc chuẩn bị hôn nhân, gia tăng việc cử hành cho các cặp vợ chồng cưới nhau, thăng tiến đời sống hôn nhân của họ theo chiều hướng này. Tôi nghĩ đây là phương thế tốt nhất giúp thăng tiến hôn nhân.

Rất tiếc là chính quyền Anh quốc đã bắt đầu cuộc thăm dò ý kiến liên quan tới cách thức tốt nhất để giới thiệu hôn nhân đồng phái, thay vì thảo luận trước xem có nên giới thiệu nó hay không. Nhưng tôi hy vọng chính quyền không hấp tấp trong vấn đề này, vì nó có các hậu qủa không lường trước được.

Có nhiều người hiểu ý niệm công giáo về hôn nhân. Nhưng cũng có nhiều người công giáo đã chỉ chấp nhận ý niệm đó mà không bao giờ suy tư nghiêm chỉnh về ý nghĩa của nó. Vì thế chúng tôi phải cố gắng rất nhiều để giúp họ hiểu giáo lý Giáo Hội đã giảng dậy từ trước tới nay.

Hỏi: Thưa Đức Cha, tình hình ơn gọi linh mục tu sĩ tại Anh quốc hiện nay ra sao. Giáo Hội có các sáng kiến nào nhằm thăng tiến ơn gọi hay không?

Đáp: Trong các năm gần đây chúng tôi đã chứng kiến cảnh giảm sút ơn gọi linh mục tu sĩ, nhưng từ năm năm qua ơn gọi bắt đầu có trở lại, tuy không nhiều lắm, nhưng gia tăng đều đặn. Trong giáo phận của tôi mỗi năm có 9-10 sinh viên gia nhập chủng viện. Và đây là dấu chỉ rất tốt. Tôi nghĩ cũng có các sinh viên gia nhập chủng viện sau một thời gian chuẩn bị trước. Dĩ nhiên, nó không như cách đây 30 năm, khi người trẻ muốn vào chủng viện và được chấp nhận ngay mà không có ai đặt vấn đề. Ngày nay có nhiều phân định và chuẩn bị hơn, trước khi các sinh viên được gia nhập chủng viện. Và tôi nghĩ mọi chuyện xem ra tốt đẹp hơn. Thực tế mà nói, mỗi giáo phận đều có một linh mục đặc trách việc thăng tiến ơn gọi. Đây là điều rất lành mạnh và đem lại kết qủa tốt.

Dĩ nhiên là chúng tôi đã có di vật từ chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, đó là lại có người chú ý tới ơn gọi. Và trông thấy sự kiện này thật là điều tuyệt diệu. Nhưng chúng tôi không được tự mãn. Chắc chắn đây không phải là tình hình của thập niên 1960, là thời gian chúng tội có nhiều ơn gọi nhất. Nhưng tôi nghĩ rằng có việc tái khám phá ra ơn gọi, tái đinh nghĩa ơn gọi linh mục là gì, để người trẻ biết mình được mời gọi và được chuẩn bị sống cuộc sống nào.

Hỏi: Đức Cha vừa nói về sự chú ý tới ơn gọi theo sau chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại Anh quốc hồi năm 2010. Chuyến viếng thăm ấy có sinh thêm hoa trái nào khác nữa hay không, thưa Đức Cha?

Đáp: Một cách đặc biệt trong diễn văn Đức Thánh Cha nói với các giới chức chính trị, kỹ nghệ thương mại tại thính đường Westminster, ngài đã kêu gọi nói chuyện trong môi trường xã hội, trong đó Giáo Hội cần phải có tiếng nói và tìm ra các con đường phát triển tốt đẹp nhất trước mắt, vì đó là lợi ích của chúng ta. Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội có thể góp phần mình, và tôi nghĩ ngài đã nói lên điều này một cách hòa hoãn và dễ thương đến độ có nhiều người vẫn coi chúng tôi như là tiếng nói có suy tư, thì giờ đây hiểu rằng nó thật đáng được lắng nghe. Như thế tôi rất là lạc quan: chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha để lại trong xã hội chúng tôi hiệu qủa lâu dài.

Hỏi: Chăng còn bao lậu nữa Năm Đức Tin sẽ bắt đầu. Giáo Hội tại Anh quốc đã đưa ra các sáng kiến nào để cử hành năm này thưa Đức Cha?

Đáp: Chúng tôi coi lời mời gọi của Đức Thánh Cha là điều rất nghiêm chỉnh trên bình diện Hội Đồng Giám Mục Anh quốc. Các Giám Mục đã đề ra nhiều sáng kiến khác nhau. Riêng trong giáo phận của tôi thì chúng tôi đã chia Năm Đức Tin thành bốn chặng, mỗi chặng nhấn mạnh trên một khía cạnh của việc sống đức tin. Chặng thư nhất là để khám phá đức tin: khi mời gọi tín hữu sống đức tin và đến với đức tin chúng tôi mời gọi họ điều gì? Chặng thứ hai chú ý tới các bí tích. Chúng ta cử hành đức tin như thế nào đây? Chặng thứ ba sẽ là sống đức tin như thế nào trong xã hội và để lại ảnh hưởng nào trong xã hội vì đức tin mà chúng ta có. Chặng thứ bốn sẽ dành riêng cho việc vun trồng tinh thần tu đức cá nhân, hiểu biết và cầu nguyện.

Các giáo phận đã có các cách thức khác nhau trong việc cử hành Năm Đức Tin, nhưng mọi giáo phận đều khích lệ tín hữu lợi dụng cơ may này để đào sâu đức tin của mình bằng bất cứ cách nào. Chúng tôi cũng chú ý để không chất thêm gánh nặng cho cuộc sống vốn đã rất bận rộn của tín hữu. Chúng tôi chỉ mời gọi họ làm những gì có thể, mỗi người theo hoàn cảnh và cuộc sống riêng của mình.

Hỏi: Thưa Đức Cha, Anh quốc đang chuẩn bị cho Thế Vận Hội 2012 sắp bắt đu. Dĩ nhiên đây là một biến cố đi. Nhưng các cuc thi đấu có thể đưc dùng để truyến bá đc tin như thế nào?

Đáp: Trước hết Giáo Hội đã huy động và bố trí các linh mục tuyên úy chung quanh các làng Thế Vận Hội để đáp ứng các nhu cầu tinh thần của các lực sĩ điền kinh, và Giáo Hội hy vọng rằng sự hiện diện của các vị có thể trợ giúp họ. Chúng tôi cũng khích lệ các lực sĩ nói về ảnh hưởng của đức tin đối với các cuộc thi đấu các môn sở trường của họ. Nhiều người đã rất là quảng đại, nhận lời tới nói chuyện với giới trẻ về sự định đoạt và tận tụy trong các sinh hoạt thể thao thể dục, đặc biệt dưới ánh sáng đức tin. Vì giáo phận của chúng tôi tiếp đón nhiều lực sĩ điền kinh như vậy nên đây là một cơ may rất lớn cho các giáo xứ địa phương tiếp đón hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới quy tụ về thủ đô Luân Đôn để theo dõi các trận tranh tài điền kinh. Trong số đó chắc chắn là có nhiều tín hữu công giáo tìm tham dự các buổi cử hành các bí tích trong thời gian họ lưu lại Luân Đôn. Và đây là cơ may rất lớn. Vâng, Thế Vận Hội là biến cố đời, nhưng chúng tôi cũng đã dùng thời gian 50 ngày trước khi Thế Vận Hội khai diễn như thời gian cổ võ hàa bình, và đó cũng là mục đích của 50 ngày sau khi Thế Vận Hội kết thúc, theo một truyền thống đã có từ lâu. Sự hòa bình ấy không chỉ kết thúc với các sinh hoạt, nhưng tìm cách thăng tiến đối thoại và thảo luân với các nhóm khác nhau, đang theo đuổi cùng mục đích nhưng trong các cách thức khác nhau.

Tôi nghĩ Thế Vận Hội sẽ có kết qủa tốt. Nó đang đem lại rất nhiều việc nặng nhọc, nhưng xem ra hứa hẹn rất nhiều.

Hỏi: Thế Giáo phận của Đc Cha đang đưa ra các chuẩn bị nào đ đ đầu cho Thế Vận Hội?

Đáp: Một cách đặc biệt các giáo xứ gần với các nơi tranh giải có giờ chầu Thánh Thể, và việc giải thích cho các du khách ý nghĩa của sinh hoạt này trong giáo xứ. Các giáo xứ cũng sắp đặt giáo dân thay phiên nhau chào đón du khách. Thật khó mà biết được sẽ có những ai tới và họ cần những gì. Nhưng tôi nghĩ thái độ rộng mở tổng quát cho khả thể có du khách tham dự Thế Vận Hội tới thăm; và việc có thể nói chuyện với họ về đức tin của chúng tôi cũng là một điều tốt rồi.

(ZENIT 16-7-2012)

Linh Tiến Khải








All the contents on this site are copyrighted ©.