2012-07-24 16:46:28

Nỗ lực xây dựng Giáo Hội và đất nước Nam Phi


Phỏng vấn Đức Cha Xolelo Thaddaeus Kumalo, Giám Mục Eshowe Nam Phi

Trong các ngày vừa qua Đức Cha Xolelo Thaddaeus Kumalo, Giám Mục giáo phận Eschowe bên Nam Phi, đã viếng thăm trụ sở của tổ chức Trợ Giúp các Giáo Hội đau khổ, và đã được phóng viên Mark Riedermann phỏng vấn về hiện tình Nam Phi và sứ mệnh của Giáo Hội tại đây. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị nội dung cuộc phỏng vấn này.

Nam Phi rộng hơn 1 triệu 219 ngàn cây số vuông, có 50 triệu dân, 35% theo Tin lành cải cách, 30% theo Tin Lành Methodist và Luther, 10% theo Công giáo, 10% theo Anh giáo, 12% theo đạo thờ vật linh, 1,5% theo Ấn giáo và 0,5% theo Do thái giáo. 75% dân Nam Phi là người da đen Bantu, bao gồm 9 chủng tộc khác nhau (Zulu 23%, Xhosa 18%, Sotho 16%, Tswana 7%, Tsonga 4%, Swasi 2,5%, Venda 2% Ndebele 1,5% Pedi 1%). Người da trắng chiếm 13% và chia làm ba nhóm: Boeri (Afrikaner) 6,5%, Anglosaxon 5,5% và con cháu của người Bồ Đào Nha, Đức và Italia 1%.

Hỏi: Thưa Đc Cha Kumalo, Eshowe là vùng đnh cư c xưa nhất của người âu châu tại Zululand. Đức Cha có thể cho biết một chút về vùng đất này và người dân sống tại đây không?

Đáp: Zulu Land là vùng đất do vua Shaka tìm ra. Đây là vị vua nổi tiếng trên thế giới như là một chiến sĩ đã đánh bại tiểu đoàn binh sĩ Anh quốc. Người Zulu đã có các vua và các người lãnh đạo của họ và họ tin vào cuộc sống truyền thống của họ. Hiện nay họ vẫn tiếp tục tin vào cuộc sống truyền thống ấy.

Hỏi: Người Zulu có các sinh hoạt kinh tế như thế nào thưa Đức Cha?

Đáp: Cũng như nhiều người dân Nam Phi họ làm việc trong các hãng xưởng tại các thành phố xa xôi như Johannesburg và Devon, nhưng những người còn ở lại trong vùng đất Zulu thì sống bằng nghề nông và trồng tỉa trong các nông trại.

Hỏi: Đc Cha đã tới Zululand khi nào? Trưc đó Đức Cha có biết vùng đt này không, và đâu là phản ứng của Đức Cha khi tiếp xúc với người dân tại đây? Họ có khác nhiều với người dân sống trong vùng Đông Cape hay không?

Đáp: Mặc dù tôi sinh trưởng trong vùng Đông Cape, tôi sống với người Sesotho trong giáo phận Bethlehem ở miền trung Nam Phi. Giáo phận đa số gồm người Sesotho. Họ rất khác biệt với người Nguni và nhất là người Zulu. Họ hòa bình hơn chứ không hiếu chiến. Thật ra thì tôi chỉ đến đất của người Zulu, khi có dịp như dự lễ phong chức của một linh mục chẳng hạn.

Hỏi: Xin Đức Cha tha lỗi cho sự thiếu hiểu biết của con. Có sự khác biệt lớn đến thế giữa các bộ lạc hay sao? Khi Đức Cha từ Đông Cape qua họ có chấp nhận Đức Cha vì Đc Cha không là người Zulu không?

Đáp: Nam Phi là quốc gia có ít tính cách bộ lạc nhất trong các nước Phi châu, bời vì mọi người đã cùng nhau chiến đấu chống lại chính sách kỳ thị chủng tộc. Tôi nghĩ việc kỹ nghệ hóa khiến cho người dân thuộc các bộ lạc khác nhau tụ tập lại để làm việc trong các hầm mỏ hay trong các hãng xưởng khác đã khiến giảm bớt tinh thần duy bộ tộc, và vì thế bạn cũng dễ được chấp nhận hơn, dù là người Sotho hay Xthosa hay Zulu hoặc Swazi.

Hỏi: Zululand đã là vùng đất của truyền thống các tín ngưỡng phi châu và nhiều ngưi Zulu tin nơi tôn giáo truyền thống phi châu. Nó được biểu lộ ra như thế nào, và chúng ta hiểu gì, khi nói về các tôn giáo truyền thống Phi châu?

Đáp: Đó là kiểu người dân hành xử, nói năng và sống cuộc sống của họ. Người dân Zulu cũng giống như đa số, nếu không nói là hết mọi dân tộc phi châu khác, đã luôn luôn tin vào một Thiên Chúa, nhưng cách thức biểu lộ lòng tin của họ đã luôn luôn khác nhau. Chẳng hạn như người Zulu, họ tin vào một Thiên Chúa và vì Thiên Chúa này vĩ đại cao cả đến độ họ gọi Ngài là ”Unkulunkulu” nghĩa là Đấng to lớn hay ”Umvelinqangi” Đấng đến trước. Vì thế phải có ai đó nói chuyện với vì Thiên Chúa này thay cho chúng ta, đó là các bậc tổ tiên. Và các bậc tổ tiên này luôn luôn đòi phải thi hành vài lễ nghi như giết con bò hay con dê để làm vừa lòng Thiên Chúa hay đòi vài vật từ họ để các vị có thể đem các vật ấy đến cho Thiên Chúa. Trong truyền thống Zulu, mỗi giai đoạn trong cuộc sống của người Zulu đều được cử hành với các lễ nghi. Khi một trẻ em chào đời và khi nó được đặt tên thì người ta giết một thú vật nào đó, và các bô lão cử hành lễ nghi giới thiệu đứa trẻ với các bậc tổ tiên.

Hỏi: Thưa Đức Cha, nếu con hiểu đúng, thì cũng có nhiều điu tương tự trong truyền thống kitô như dâng trẻ em cho Chúa, tin vào một Thiên Chúa duy nhất. Như vậy tất cả các sự kiện này khiến cho việc hội nhập văn hóa ca Kitô giáo được dễ dàng hơn. Có l người dân Zulu sẵn sàng chấp nhận, vì họ có thể nhận ra nhiều diều tương t như trong truyền thống của họ, có đúng thế không?

Đáp: Đúng vậy, nhưng rất không may là khi các thừa sai đến đây, họ đã không thực sự nhìn nhận bất cứ niềm tin truyền thống nào, và đó là lý do vì sao người dân lại sống hai cuộc sống, bởi vì đối với các thừa sai thì mọi sự đều là ngoại giáo, bất cứ cái gì phi châu, kể cả tên gọi đều là ngoại giáo. Chính vì thế tại Phi châu và đặc biệt tại Nam Phi chúng tôi có hai tên gọi. Tên tôi là Xelelo có nghĩa là ”sự tha thứ” là tên gọi rất có tính cách kitô. Nhưng vì bị coi là phi châu và ngoại giáo nên phải có một tên gọi khác. Ở đây không phải là chuyện đặt tên theo một vị thánh, mà là thái độ sống. Vì thế người Zulu có thể nhận biết các điều tương tự và hiện nay họ coi các điều ấy trong Giáo Hội công giáo giống như trong việc thờ kính tổ tiên. Các bậc tổ tiên là những người nói với Đấng vĩ đại thay cho chúng ta cũng giống như các thánh trong Giáo Hội công giáo bầu cử cho chúng ta trước mặt Thiên Chúa. Đây chỉ là một thí dụ điển hình. Với phép rửa tội và việc người Zulu giới thiệu đứa bé với tổ tiên thì Kitô giáo đã không bao giờ thực sự ghép hai điều này với nhau. Chỉ giờ đây, sau này khi chúng tôi nói về ngôn ngữ của việc hội nhập văn hóa, làm thế nào để sử dụng nền văn hóa của chúng tôi để trở thành kitô hữu tốt lành hơn, hay các tín hữu công giáo tốt hơn bằng cách dùng những gì chúng tôi có, thì hai thực thể mới được gắn liền nhau.

Hỏi: Nhưng mà du sao đi nữa thì các nhóm bộ lạc này cũng đã đến với Kitô giáo. Họ chấp nhận Kitô giáo. Như thế là ơn của Chúa Thánh Thần đã hoạt động?

Đáp: Vâng Chúa Thánh Thần đã hoạt động. Tôi nghĩ tới các trường học. Giáo dục đóng một vai trò quan trọng sinh tử. Tại trường học người dân học đọc Thánh Kinh, và những gì sứ điệp kitô nói có thể được họ chuyển đổi một cách dễ dàng.

Hỏi: Trong giáo phận của Đức Cha có trung tâm thánh mẫu Ngome. Xin Đức Cha cho biết một chút về trung tâm này.

Đáp: Ngome là một địa điểm đặc biệt. Tại Nam Phi có rất nhiều nơi hành hương, nhưng Ngome là nơi Đức Mẹ đã hiện ra cho nữ tu Reinolda. Chúng tôi không biết chắc chắn là Đức Mẹ có hiện ra thật hay không, nhưng có sự kiện là dân chúng tin rằng Đức Mẹ đã hiện ra tại đây. Họ đến đây cầu nguyện và họ được ơn hoán cải và ơn chữa lành. Đối với chúng tôi đây là điều quan trọng nhất. Và đó cũng là lý do tại sao vài năm trước khi vị tiền nhiệm của tôi qua đời, sau khi suy nghĩ lung lắm, ngài đã tuyên bố đây phải là nơi cầu nguyện. Và thực sự nó là nơi cầu nguyện. Không phải chỉ có tín hữu Nam Phi đến đây cầu nguyện, mà cũng có tín hữu Basotho và Angola nữa. Không có ai mời họ tới cầu nguyện cả, nhưng ngày nào cũng có các tín hữu hành hương tới Ngome cầu nguyện.

Hỏi: Đc Cha đã nhắc tới các vụ lành bệnh. Tại sao việc lành bệnh lại quan trọng như vậy?

Đáp: Dân chúng cảm thấy họ bệnh tật trong tâm hồn và trên thân xác. Và họ tin là Chúa có thể giúp họ. Họ tin là qua lời bầu cử của Đức Mẹ Thiên Chúa giúp họ. Và vì thế họ đến Ngome đông đảo để cầu nguyện và lấy nước suối Đức Mẹ đem về chia cho người khác, và sau đó họ đến để làm chứng trước tất cả mọi người là họ đã được chữa lành thế nào. Và các vụ lành bệnh và hoán cải vẫn tiếp tục xảy ra.

Hỏi: Hàng chục năm đã trôi qua, kể từ khi chấm dứt chế độ kỳ thị chủng tộc. Có thể nói là với giới lãnh đạo mới, Nam Phi vẫn còn đang kiếm tìm căn tính của mình hay không?

Đáp: Vâng, tôi nghĩ là Nam Phi còn đang kiếm tìm căn tính của mình. Qúy vị biết là chúng tôi đã bị chia thành hai nhóm tách biệt nhau. Cần phải có nhiều năm cho tới khi người dân Nam Phi tìm ra căn tính của mình. Lấy thí dụ như việc thờ phượng. Ai cũng được mời tham dự các buổi thờ phượng, nhưng bao lâu và như thế nào, thì còn tùy từng nền văn hóa. Có người cho rằng một giờ là một hy sinh lớn vì dài qúa rồi, nhưng người khác thì cho rằng ít nhất phải kèo dài ba giờ. Và giàn xếp cho vừa lòng mọi người thật là điều khó, ngay cả giữa các kitô hữu có cùng căn tính tôn giáo. Giờ đây, ngay cả với các ngày lễ chính trị quốc gia, cũng khó mà tìm thấy người da trắng cử hành với người da đen. Sự kiện này chứng minh cho thấy chúng tôi có vấn đề với căn tính Nam Phi và tôi nghĩ còn cần nhiều thời gian lắm.

Hỏi: Đc Cha đã nói tới việc chuyển tiếp cả trong tính trạng kinh tế nữa. Nam Phi có tiềm lực rất lớn và rất giầu quặng mỏ, nhưng đồng thời cũng có tới 40% dân thất nghiệp, và 8 triệu ngưi Nam phi da đen không có nhà ở. Có thể nói rằng ngưi Nam phi da đen bị bỏ rơi đàng sau trong sự phát triển của Nam Phi hay không thưa Đức Cha?

Đáp: Tôi nghĩ rằng họ đã bị bỏ rơi đàng sau và cần phải được trợ giúp. Tân chính quyền đã cố gắng xây nhà ở cho họ, nhưng trong các vùng chung quanh các thành phố, chứ không phải tại các vùng nông thôn. Tuy chính quyền có thiện ý xây nhà cho dân, nhưng lại không có khả năng điều hành việc xây cất, và để cho những nhà thầu ký hợp đồng xây cất lấy tiền bỏ túi. Do đó có nhiều nhà phải xây lại, và như vậy là phí phạm tiền bạc. Nhưng những người ấy lại không bị bắt giữ, bởi vì gian tham hối lộ lan tràn tại Nam Phi. Thật thế, nó là một phần của vấn đề và là lý do tại sao Nam Phi không phát triển. Nhưng đó cũng là vì chính quyền không có khá năng quản trị thôi.

Hỏi: Đức Tổng Giám Mục Buti Tlhagale, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Phi, có nhắc tới nạn gian tham hối lộ và bạo lực như hai tệ nạn chính mà chính quyền phải đương đầu. Có một thách đố khác nữa là bệnh Hiv-Sida. Giáo Hội đang hot động trong lãnh vực này như thế nào, thưa Đức Cha?

Đáp: Trước hết Giáo Hội giảng dậy cho mọi người hiểu biết nhiều hơn về căn bệnh này. Chẳng hạn như qua các lời tuyên bố, như Đức Tổng Giám Mục Buti Tlhagale vẫn làm. Giáo Hội cũng tìm cách phổ biến giáo huấn của mình, bằng cách cho biết gian tham hối lộ là một tội và nó ngăn cản sự phát triển của xã hội, và các tín hữu công giáo có thể làm gì để thay đổi tình hình như là thành phần của cộng đoàn dân sự. Nhưng rất tiếc tệ nạn gian tham hối lộ lại bắt đầu từ hàng ngũ lãnh đạo.

Liên quan tới bệnh liệt kháng chúng tôi bắt chước chương trình bên Uganda gọi là ”Giáo dục đời sống”. Chương trình này đang được trải rộng ra trong các giáo phận. Chúng tôi giáo dục người trẻ sống thế nào để đừng bị lây bệnh qua các nhóm bạn hữu và thay đổi lối sống.

Hỏi: Vẫn còn có tới 22% dân Nam Phi bị bệnh liệt kháng, và cộng đoàn quốc tế tìm cách ngăn chặn nó bằng cách khuyên dùng túi cao su. Điu trước tiên gây ngạc nhiên là mọi áp lực đến từ bên ngoài, tiếp đến là nó trái nghịch với các giá trị truyền thống phi châu. Đức Cha có coi đó như là sự ngạo mạn và thành kiến từ phía cộng đoàn quốc tế hay khộng: họ tới Nam Phi và giới thiệu túi cao su như thể nó là giải pháp có thể giải quyết được bệnh Sida tại Nam Phi?

Đáp: Tôi nghĩ cộng đồng quốc tế luôn luôn ngạo mạn đối với người dân Phi châu chúng tôi. Họ đến với các giải pháp đã chế sẵn. Họ không hỏi ý kiến chúng tôi. Họ biết cái gì đúng cho người phi châu chúng tôi, và túi cao su là một phần của thái độ ngạo mạn đó. Tôi nghĩ người ta cho rằng túi cao su ngừa được bệnh tật. Nhưng trái lại nó khiến cho bệnh lan tràn mau hơn, vì người trẻ, kể cả những người trẻ không ý thức về sinh hoạt tính dục, được dậy cách dùng túi cao su trong giờ giáo dục tính dục. Và họ dùng thử, và đây là lý do giải thích tại sao con số người bị bệnh Sida vẫn cao.

Hỏi: Đức Cha thấy đâu là nhu cầu lớn nhất hiện nay, và Đức Cha muốn nói gì với khán thính giả theo dõi chương trình phỏng vấn này?

Đáp: Tôi muốn nói rằng mọi người, mọi quốc gia, phải tìn kiếm Chúa Giêsu. Nhu cầu lớn nhất của chúng tôi trong Giáo Hội hiện nay là rao giảng Tin Mừng. Sau cùng nếu người dân được nối liền với Chúa Giêsu, thì đa số các vần đề, đa số nạn gian tham hối lộ và bạo lực sẽ biến mất.

(ZENIT 13-7-2012)

Linh Tiến Khai








All the contents on this site are copyrighted ©.