2012-07-19 17:28:37

Quyền bính không thể diễn tả được của quyền lực kinh tế


Phỏng vấn triết gia Antoine Garapon
Vào cuối tháng 6 vừa qua triết gia Antoine Garapon, một luật sư làm nghề thẩm phán, nhưng say mê triết học luật, đã cho xuất bản cuốn sách tựa đề “Nhà Nước tối thiểu” nhằm duyệt xét các tương quan giữa chủ thuyết tân tự do và công lý. Các tương quan này cho thấy vai trò thống trị của kinh tế trong xã hội ngày nay. Triết gia Garapon dùng sự hiểu biết luật và triết lý để phân tích các nguyên tắc làm nền cho các hệ thống chính trị khác nhau.
Triết gia Garapon sinh năm 1952 và là một luật gia người Pháp. Ông đã từng là thẩm phán của các trẻ vị thành niên tại Valenciennes, Créteil và là thuyết trình viên tại Trường đào tạo thẩm phán quốc gia. Ông là tác gỉa của hơn 30 cuốn sách, trong đó có các cuốn: “Xử án tốt: khảo luận về nghi thức xử án” (1997); “Sổ tay dinh tư pháp Paris” (1995); “Các tội phạm không thể trừng phạt cũng không thể tha thứ: cho một công ly quốc tế” (2002); “Và sẽ là công lý: trừng phạt trong nền dân chủ” (2001); “Tưởng tượng ra luật lệ” (2007); “Công lý và các phương tiện truyền thông: một thuật giả kim nghi ngờ” (1994); “Con lừa mang xương thánh: khảo luận về nghi thức xử án” (1985); “Công lý của trẻ vị thành niên: sự biến chuyển của một mô thức” (1995); “Công lý và sự dữ” (1997); “Công ích” (1999); “Người canh giữ các lời hứa: công lý và dân chủ” (1982); “Nền dân chủ đối diện với khủng bố phá hoại” (2005); “Các thẩm phán, một quyền bính vô trách nhiệm?” (2003); “Các chính sách của thù hận” (1999); “Có sửa chữa được lịch sử không?” (2008); “Các nhân đức của vị thẩm phán” (2008).
Sau đây chúng tôi xịn gửi tới quý vị và các bạn bài phỏng vấn ông về quyền bính của kinh tế và thị trường trong thế giới ngày nay.
Hỏi : Thưa triết gia Garapon, có phải thị trường toàn cầu đã biến trở thành một hệ thống chính trị không?
Đáp : Các thị trường không phải là một hệ thống chính trị mới, nhưng trái lại, chúng là một yếu tố mạnh mẽ chi phối toàn thể chính trị. Tuy không phải là một quyền lực phổ biến và không thể diễn tả được, nó đã tách rời quyền lực khỏi tính cách tối thượng. Ngày nay, quyền lực không còn là chính trị nữa, mà là kinh tế. Vì kinh tế đã trở thành “diễn văn mới của sự thật”, mà các sự hiểu biết khác phải liên lạc tham chiếu. Nếu xưa kia thần học chiếm địa vị thượng phong, rồi đến quyền tối thượng, và các khoa học chính xác, thì ngày nay thị trường là thẩm phán tối cao, đánh giá mọi sự, bắt đầu từ nhà nước.
Hỏi : Quyền bính này của thị trường và kinh tế dựa trên các nguyên tắc nào thưa giáo sư?
Đáp : Đây là một kiểu tổ chức mới sự chung sống giữa con người với nhau theo nguyên tắc thi đua, được tổng quát hóa và tùy tiên bởi một cơ quan trung lập và không thiên vị. Mô thức kinh tế đã lan ra khắp mọi lãnh vực cuộc sống con người, và Nhà nước phải được quản trị như là một doanh nghiệp tư, và điều này đối với nước Pháp qủa là một cuộc cách mạng.
Hỏi : Thưa giáo sư, trong xã hội của thị trường tự do, an ninh và kiểm soát là hai yếu tố rất quan trọng. Làm thế nào để hòa hợp việc bảo vệ nguyên tắc của sự tự do với việc đánh mt đi các quyền lợi thực sự?
Đáp : Một khi Nhà nước đã đánh mất đi sự thống trị kinh tế, an ninh là phương thế cuối cùng để khẳng định quyền lực của nó. Sự tự do đã thay đổi ý nghĩa: nó không còn là tự do tham gia vào việc soạn thảo ra một định mệnh chung nữa, mà là quyền theo đuổi hạnh phúc riêng tư, bằng cách giản lược tha nhân thành một sự đe dọa, nếu cuối cùng họ phải trở thành một chướng ngại.
Hỏi : Đối với xã hội tự do thì tư tưởng trừng phạt và án phạt có nghĩa là gì?
Đáp: Hình phạt ban đầu được quan niệm như là một việc đền tội, bằng cách đồng hóa tội phạm với một tội, rồi coi kẻ tội phạm là một người nổi loạn, và trong thế kỷ thứ XIX như là một kẻ bệnh hoạn, trong khi ngày nay thì là một người đã làm một cuộc đầu tư xấu. Việc nhốt tù không lo lắng đến sự hội nhập nữa, nhà tù chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là trung lập hóa và khiến cho các người bị tù trở thành vô hại. Thế thôi. Và từ đó người ta phổ biến các kỹ thuật mới như là vòng tay vòng chân điện tử, có nhiệm vụ kiểm soát mà không giam giữ các tội nhân: chúng ta đang từ xã hội kỷ luật bước sang xã hội kiểm soát.
Hỏi : Liên quan tới việc kiểm soát, các kỹ thuật mới cung cấp cho chúng ta các phương tiện canh chừng, nhưng chúng cũng rất dễ bị tổn thương vì các tay tin tặc tấn kích các hệ thống tối tân này. Họ có phải là các tay tin tặc mới không, thưa ông?
Đáp : Chắc chắn rồi, cả khi họ không phải là các tay tin tặc duy nhất. Chúng ta có thể nói như thế với các nhân viên tài chánh, sống bằng nghề ăn cướp mà không sản xuất gì cả… Việc toàn cầu hóa tài chánh đã biến thế giới trở thành một biển mênh mông, nơi mỗi người có thể hải hành để săn mồi. Từ nay thế giới thuộc các quyền bính linh động, có thể rời chỗ được, như các phương tiện truyền thông hay như quyền lợi. Không còn có yêu sách chiếm hữu một vùng đất nữa. Chỉ cần có thể di chuyển là đủ rồi, người ta có thể liên lạc với các vòng hoạt động của các nhân viên tài chánh khác để có thể kết thúc vài chuyến làm ăn với họ và thành công trong việc đạt đích. Điều này khiến cho ngưởi ta phải mơ mộng và áp đặt nếu cần, thứ ngôn ngữ và quan niêm riêng về thế giới, kể cả việc huy động các đầu óc chung quanh vài mệnh lệnh nào đó. Đây là một hình thức cai trị dịu dàng, phiến diện, từ xa.
Hỏi : Giáo sư không lc quan đối với tương lai và không cho rằng môt khi thắng vưt được cuộc khủng hoảng, thì mọi chuyện sẽ sáng sủa và tốt đp hơn…
Đáp : Không, tôi không lạc quan, bởi vì một lần nữa, vấn đề chính của chúng ta không phải là cuộc khủng hoảng, nhưng là sự kiện chúng ta đã coi như giá trị tham chiếu cuối cùng là lợi nhuận, tiền bạc, việc quản trị, sự cạnh tranh của tất cả chống lại tất cả.
Hỏi : Thế thì chủ thuyết tân tự do có đc tài không thưa giáo sư?
Đáp : Không, còn hơn thế nữa, nó trái nghịch với chủ thuyết độc tài. Chủ thuyết độc tài được định tính vì sự tùy tiện ư? Chủ thuyết tự do tập trung vào việc làm cho nó xảy ra trước, vào sự cần thiết phải khiến cho mọi hành động có thể thấy trước được. Chủ thuyết độc tài thực thi bạo lực trên thân xác con người ư? Chủ thuyết tự do, trái lại, ca tụng sự dễ chịu. Chủ thuyết độc tài nghiền nát cá nhân ư? Chủ huyết tân tự do ca ngợi sự tự do và tinh thần trách nhiệm của cá nhân tới chỗ thái quá. Chủ thuyết độc tài dựa trên nạn bàn giấy rườm rà của nhà nước vô trách nhiệm và không sản xuất ư? Chủ thuyết tân tự do không ngừng hạn chế nạn bàn giấy rườm rà và giảm thiểu nó tới mức tối thiểu. Chủ thuyết độc tài nuối tiếc sụ hiêp nhất ư? Chủ thuyết tân tự do ca tụng cho tới chỗ trái nghịch sự chia rẽ giữa các cá nhân, được so sánh với các hạt nhân riêng rẽ.
Hỏi : Như thế thì phải phản ứng ra sao đây thưa giáo sư?
Đáp : Phải phản ứng bằng cách đặt để kinh tế vào đúng vị trí của nó, nó là một khoa học nhân văn, và phải trao ban trở lại cho chúng ta các mục đích chính trị chẳng hạn như công bằng xã hội.
(Avvenire 27-6-2012)
Linh Tiến Khải








All the contents on this site are copyrighted ©.