2012-07-09 13:19:08

KHÔNG NGOẢNH MẶT LÀM NGƠ TRƯỚC NGƯỜI ANH EM CỐT NHỤC!


... (Cha François Laborde, 85 tuổi người Pháp, từ 47 năm nay là thừa sai phục vụ dân nghèo tại n Đ).

Tôi tin rằng chính Đức Chúa Thánh Thần đã đưa tôi đến Ấn Độ. Với tư cách Linh Mục Hội Prado - mà ơn gọi là chia sẻ Phúc Âm với dân nghèo và khám phá Phúc Âm với dân nghèo - tôi nghĩ rằng Calcutta, một thành phố với 18 triệu dân, mời gọi tôi. Ấn Độ có 1 tỷ 200 triệu dân trong đó gần 40% - tức khoảng hơn 500 triệu người - sống dưới mức nghèo đói cùng cực.

Vào năm 1965, trong chiếc áo chùng trắng, khi đặt chân lên Ấn Độ, tôi nghĩ là mình muốn làm một chút gì đó hơi hơi giống như Đức Chúa GIÊSU: sống với dân và khám phá ra việc nhập thể. Trong vòng 30 năm, Đức Chúa GIÊSU học cách sống - với tư cách Con Người - giữa những người dân thành Nagiarét.

Người nghèo có điều gì đó mặc khải cho chúng ta. Thật vậy, hồi ấy tôi đến Ấn Độ với ý hướng tìm hiểu về những người sống ngoài lề xã hội. Người ta khuyên tôi nên xuống miền Nam. Tại đây tôi nghiên cứu về các nhóm người bị loại trừ khỏi xã hội và sống nơi các khu ổ chuột tồi tàn, trong các chòm xóm khốn khổ, tại các làng mạc cùng đinh hay nơi làng các người đánh cá. Các học hỏi này giúp tôi hiểu về cách cấu tạo xã hội của Ấn Độ. Sau đó tôi cảm thấy được chuẩn bị đủ để có thể lên sống tại Calcutta trong một cái lều nhỏ nơi khu ổ chuột. Tôi ở đó trong vòng 8 năm rưỡi.

Đây là chặng khởi đầu cho nếp sống chung đụng với dân nghèo. Tôi thường nói là tôi ra đi để truyền giáo cho người nghèo, nhưng chính người nghèo đã truyền giáo cho tôi. Vì thế tôi có thể kết luận:
- Chúng ta chỉ có thể khám phá ra chiều sâu thăm thẳm của Phúc Âm qua trung gian của người nghèo.

Thật vậy, khi tôi chia sẻ nếp sống với người nghèo thì chính người nghèo mang lại cho tôi rất nhiều điều. Một ngày, một Linh Mục dòng Tên đến thăm tôi và nói:
- Nếu Cha muốn, chúng con có thể cung cấp các phần ăn miễn phí cho trẻ em nghèo.

Tôi liền xin giáo dân trong khu ổ chuột đứng ra nhận trách nhiệm phân phát thức ăn. Trong khu ổ chuột này chỉ có một nơi duy nhất có thể lấy nước. Rồi chỉ có hai hay ba nhà vệ sinh cho từng 20 gia đình. Như vậy, các nhu cầu sơ đẳng tối thiểu, còn thiếu rất nhiều, nhiều lắm! Tôi liền hỏi ý kiến: - Anh chị em muốn chúng ta khởi hành từ đâu?

Họ đồng thanh trả lời ngay:
- Chúng con ao ước có các buổi học ban tối dành cho trẻ em. Bởi lẽ gởi chúng đến trường trong những hoàn cảnh như thế này thì thật là chuyện không thể thực hiện được!

Câu trả lời tỏ lộ nỗi niềm thao thức sâu xa của người nghèo, những kẻ bị xã hội khinh bỉ xem như hạng cùng đinh. Họ mong muốn cho con cái có một nền giáo dục cần thiết hầu có thể vươn lên, thoát ra khỏi cái cảnh bần cùng khốn khổ họ đang ngụp lặn trong đó! Họ nghèo nhưng vẫn giữ nguyên tư cách và nguyện ước đúng đắn nhất của con người bình thường.

Tại các khu ổ chuột cũng như tại vài nơi khác, chúng tôi đã thành lập những Tổ Ấm cho các trẻ em tàn tật và một Xe Cứu Thương lưu động đi vào những khu vực nghèo khổ nhất. Xe Cứu Thương này được sự trợ giúp hợp tác của các bác sĩ người Đức. Nhưng tôi muốn trở lại với các khu ổ chuột để nhấn mạnh rằng đây là nơi chốn trộn lẫn khác thường giữa các tín đồ hồi giáo, ấn giáo và một ít Kitô hữu. Tôi khám phá ra dân nghèo ở đây vẫn còn giữ ý niệm về THIÊN CHÚA mà ở Tây Phương đã bị đánh mất. Chẳng hạn, một người thợ khi may mắn có được việc làm đều đặn thì điều đầu tiên ông làm là đem tiền lương lãnh được đặt trên bàn thờ và nói:
- Đúng thế, đây là hoa quả của lao công và tranh đấu của con, nhưng nó là ơn lành của THIÊN CHÚA.

Sau đó thì ông giao trọn số tiền cho vợ. Đó là những tác động hoàn toàn nhưng-không nhưng làm cho cuộc sống mang một phẩm chất và một nét đẹp khác. Rồi còn có tổng hợp các lời cầu nguyện, bởi vì, trong một khu ổ chuột đông đúc như thế, có rất nhiều khốn cùng, hoạn nạn và chết chóc.

Tổng hợp khốn khổ là một ân huệ, một bổ túc để Vị Linh Mục dâng hiến THIÊN CHÚA khi cử hành Thánh Lễ và xin Ngài đoái thương đoàn dân khốn khổ cùng cực đến như thế nào.

Trong xã hội hiện nay, khó nghèo không phải là một nhân đức khắc khổ nhưng là một nhân đức hiệp thông. Để trở thành đích thật là người anh em - không phải bằng tên nhưng là môn đệ - của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, tôi nghĩ là chúng ta nên bằng lòng với những gì chúng ta cần có. Được như vậy quả là rất tốt. Rồi chúng ta nên biết lắng nghe người khác, dành thời giờ và những cử chỉ đơn sơ nhỏ nhặt để dâng tặng những ai đang cần đến. Chúng ta nên cho một chút tình yêu và một chút sự đơn sơ giản dị. Tôi nghĩ vấn đề hệ tại nơi việc chúng ta biết mở rộng trái tim rồi Đức Chúa Thánh Thần sẽ dẫn lối chỉ đường cho chúng ta đi. Hãy hết sức thuần thục vâng lời Đức Chúa Thánh Thần: biết tiếp nhận tha nhân để dâng hiến. Chúng ta chỉ có thể dâng những gì chúng ta nhận và chúng ta nhận được rất nhiều qua các anh chị em nghèo.

... ”Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho ngưi đói, rước vào nhà những ngưi nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trưc người anh em cốt nhục? Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rng đông, vết thương ngươi s mau lành. Đc công chính ngươi sẽ mở đường phía trước, vinh quang THIÊN CHÚA bao bọc phía sau ngươi. Bấy giờ ngươi kêu lên, THIÊN CHÚA sẽ nhận lời, ngươi cầu cứu, Người liền đáp li: ”Có Ta đây!” Nếu ngươi loại khỏi nơi ngươi ở gông cùm, cử chỉ đe dọa và lời nói hại người, nếu ngươi nhường miếng ăn cho k đói, làm thỏa lòng người bị hạ nhục, thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu tỏa trong bóng tối, và tối tăm ca ngươi chẳng khác nào chính ngọ. THIÊN CHÚA sẽ không ngừng dẫn dắt ngươi, gia đồng khô cỏ cháy, Người sẽ cho ngươi được no lòng; xương ct ngươi, Người sẽ làm cho cứng cáp. Ngươi s như tha vưn đưc tưi đm như mạch suối không cạn nước bao giờ” (Isaia 58,6-11).

(”Église Fréjus-Toulon”, Le Mensuel de l'Église Catholique du Var, No 156, Novembre 2011, trang 297-299)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt








All the contents on this site are copyrighted ©.