2012-04-24 18:15:31

Cuộc khủng hoảng tài chánh kinh tế nhìn từ góc cạnh của người dân các khu xóm ổ chuột


Phỏng vấn nhà văn Dominique Lapierre, người Pháp

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh bùng nổ năm 2008 vẫn tiếp tục gây ra các hậu qủa tiêu cực cho nền kinh tế toàn thế giới và khiến cho cuộc sống của dân nghèo vốn đã khốn khổ lại càng khốn khổ hơn. Để cứu vãn tình thế, giới lãnh đạo chính trị tìm mọi cách để tăng thuế trên những gì có thể tăng được, thường là những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống thường ngày, hay giảm bớt các ngân khoản liên lụy đến các giai tầng thấp kém hơn trong xã hội, mà không muốn hay không dám đụng đến quyền lợi của chính mình. Điển hình như ủy ban do quốc hội Italia thành lập để cứu xét việc giảm bớt lương của các dân biểu. Sau mấy tháng họp, ngồi chơi xơi nước, bàn lui bàn tới, cuối cùng bản tường trình đưa ra kết luận là ”không biết phải cắt giảm làm sao” số lương hàng tháng 16.500 Euro của các dân biểu!

Và giới lãnh đạo sống trên mồ hôi nước mắt tiền thuế của dân với mọi đặc quyền đặc lợi, không biết phải cắt giảm thế nào cái hầu bao của họ, để tiết kiệm cho ngân qũy quốc gia, hầu đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh đang lôi kéo nước nhà đi xuống. Thế mới biết lợi nhuận và quyền hành là trên hết, còn tình yêu đất nước, danh dự và liêm sỉ là những điều không cần thiết. Thế rồi, cảnh hàng trăm ngàn gia đình phải khó khăn chật vật với đồng lương ít ỏi và cuộc sống bấp bênh, hay hàng triệu người già lãnh trợ cấp xã hội hay số tiền hưu dưỡng được vài trăm Euro mỗi tháng nhưng cũng bị cắt giảm, không là chuyện khiến cho hàng lãnh đạo chính trị băn khoăn.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của nhà văn Pháp Dominique Lapierre về cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh dưới cái nhìn của người dân sống trong các khu xóm ổ chuột. Dominique Lapierre là một nhà văn nổi tiếng đã viết nhiều sách bán chạy nhất thế giới. Nhưng ông cũng nổi tiếng vì các hoạt động thăng tiến nhân bản và trợ giúp dân nghèo bên Ấn Độ. Cuốn sách mới nhất ông vừa xuất bản mang tựa đề ”Những kẻ rốt hết sẽ là những người đầu tiên”, được giới thiệu trong cuộc họp báo chiều ngày 21 tháng 1 năm nay tại Milano bắc Italia. Năm ngoái ông đã gặt hái nhiều thành công với cuốn ”Ấn Độ tình yêu của tôi”.

Hỏi: Thưa ông Lapierre, ông nghĩ gì về cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh kéo dài đang gây ra nhiều hậu qủa tiêu cực trên thế giới hiện nay, đặc biệt là đối với dân nghèo?

Đáp: Nói thật ra thì cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh trước hết muốn nói lên sự kiện nó giảm thiểu mạnh mẽ việc trợ giúp cho mười bốn trung tâm trợ giúp nhân đạo của tôi. Và tính phần trăm thì chỉ còn một phần mười. Nghĩa là ai trước kia cho 1.000 Euro thì nay chỉ cho 100 Euro thôi. Và ngoài số tiền quyền tác giả của tôi, thì tôi cần 1 triệu Euro cho ngân sách năm 2012 này để trang trải chi phi cho 4 chiếc thuyền nhà thương lưu động, săn sóc cho 2 triệu người bị bệnh lao phổi, săn sóc 50.000 trẻ em để chúng không mắc bệnh phong cùi, tài trợ cho 150 trường học và đào 650 giếng nước. Có ngân khoản cho các hoạt động nhân bản này đối với tôi nó là nỗi ám ảnh thường xuyên. Có lẽ cuối cùng thì tôi cũng phải bán nhà chăng, tôi không biết được.

Hỏi: Từ góc cạnh của các nời dân nghèo sống trong các khu xóm ổ chuột mà ông đang trợ giúp, ông nhận thấy cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh này như thế nào?

Đáp: Tôi thấy có hai Ấn Độ. Một Ấn Độ của kinh thành niềm vui và giầu có, thế giới của kỹ nghệ vi tính và các triệu phú mới, và một Ấn Độ nghèo. Tôi xin đơn cử một thí dụ: tại Pháp người ta đang đóng cửa các lò luyện thép của trung tâm Arcelor-Mittal là xưởng luyện thép quốc tế nổi tiếng xuất phát từ tên của ông Lakshimi Mittal, một doanh thương Ấn Độ Calcutta, là người giầu đứng hàng thứ sáu trong số các tỷ phú giầu nhất thế giới. Năm ngoái tôi biết là ông Mittal đã mua một biệt thự giá 70 triệu Euro tại Saint Tropez cách chỗ tôi ở 5 cây số. Tôi đã viết cho ông ta một lá thư bầy tỏ tâm tình tiếp đón ông đến sống tại nơi đẹp nhất thế giới này và hy vọng ông sẽ hạnh phúc. Nhưng tôi xin ông điện thoại cho tôi và cho tôi gặp ông 5 phút thôi để tôi cho ông biết những gì tôi đang làm trên quê hương của ông là Ấn Độ. Tôi đã đem bức thư tới tận nhà cho ông, nhưng cho tới nay tôi cũng không nhận được câu trả lời nào.

Hỏi: Nhưng mà Ấn giáo dậy lòng thương xót đối với các thụ vật bé bỏng nhất mà thưa văn sĩ?

Đáp: Cả người Ấn giáo cũng có các tổ chức bác ái của họ, nhưng tôi nghĩ là họ thực thi sự mù quáng lựa chọn. Một người Ấn độ giầu không muốn biết rằng mỗi tối có 800 triệu người đồng hương của mình đi ngủ với chiếc dạ dầy không no.

Hỏi: Nhưng mà bên Tây Phương cũng li không như thế hay sao, thưa ông? Giúp mt người phong cùi bên Ấn Độ thì có lẽ dễ hơn là giúp mt người vô gia ở ngoại ô thành phố Paris?

Đáp: Có lẽ đúng vậy, bởi vì cả tình bác ái cũng cần có một chiều kích ngoạn mục. Câu hỏi của qúy vị rất là hay. Tôi xin nói rằng mới đây tôi đã tham dự một chương trình trên đài truyền hình Một của Pháp trong vòng 19 phút lúc 6 giờ chiều Chúa Nhật, có 6 triệu khán thính giả. Trong những ngày sau đó tôi nhận được các lời xin trơ giúp hơn là các trợ giúp! Người ta viết cho tôi hàng chục lá thư: ”Thưa ông Lapierre, ông là người thật quảng đại, ông có thể giúp tôi được không. Tôi đã mất việc làm và tôi không có tiền” ... Đây là một dấu chỉ: người Pháp xin trợ giúp cho họ.

Hỏi: Thế ông có trả lời thư họ không?

Đáp: Có chứ. Tôi trả lời cho hết mọi người, nhưng không thể làm gì hơn là nói lên sự đáng tiếc của tôi. Trong một quốc gia như nước Pháp có một hệ thống an sinh xã hội bảo đảm cho một trẻ em, cả khi là trẻ em di cư lén lút, không bị chết, vì không được săn sóc. Trái lại, bên Ấn Độ không hề có chuyện đó. Nếu chúng tôi không làm, thì không có ai làm cả.

Hỏi: Vậy văn sĩ có làm một trong các dự án cho Tây Phương không?

Đáp: Dự án của tôi cho Tây Phương là viết sách để giữ cho nó tỉnh thức và là chứng nhân cho quyền năng của chúng ta có thể thay đổi các sự việc.

Hỏi: Sự thất bại của Hy Lạp trong cuộc khủng hoảng tài chánh kinh tế này đang cho thấy Âu châu không có nhiều tình liên đi, có đúng thế không thưa ông?

Đáp: Cứ cho là đúng đi. Nhưng khi tôi biết rằng có 50.000 người Hy Lạp đã chết từ 4-5 năm nay mà vẫn tiếp tục lãnh lương hưu trí, hay có 100.000 người tàn tật giả, hoặc có các triệu phú người Hy lạp sang sống tại những vùng thiên đàng thuế má, hay có các dân biểu tranh đua nhau khoe của, thế thì cái hệ thống này đã cống hiến cho thế giới bài học gì? Chấp nhận nó là điều không thể được. Ngày nay, các vụ lạm dụng đều được phanh phui ra hết, đó là điều đáng buồn cho nhân dân Hy Lạp; và tôi tin rằmg phải trợ lực họ nhưng chính người Hy lạp cũng phải thay đổi các sự kiện. Cần phải tố cáo các điều này trước khi ngồi đó mà khóc.

Hỏi: Xem ra văn sĩ đang nói tới tình hình của Italia...

Đáp: Tôi sẽ không bao giờ nói đủ rằng tại Italia tôi tìm thấy phẩm chất của tình liên đới và sự quảng đại duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sự vắng bóng ý thức công dân sau cùng dẫn đưa tới thất bại. Chính vì thế trong các sinh hoạt trợ giúp nhân bản của mình, chúng tôi đã thiết định các luật lệ nghiêm ngặt: không ai có thể lấy đi cho dù một rupi tiền dành cho người nghèo. Và ngay trong việc trợ giúp người nghèo cũng có các ưu tiên. Tôi luôn luôn kiểm thực các đơn xin trợ giúp, và việc sử dụng ngân khoản trợ giúp. Tiền bạc làm cho con người hư hỏng. Cần phải thiết định một nền luân lý tuyệt đối không thể thương lượng.

Hỏi: Nền luân lý ấy dựa trên cái gì thưa ông?

Đáp: Dựa trên một tôn giáo hay trên một ý thức luân lý đơn sơ, không quan trọng: trong nghĩa này không có sự khác biệt giữa nền văn hóa kitô và nền văn hóa ấn độ. Cả bên Ấn Độ nữa gian tham hối lộ đã trở thành một thói quen trên tất cả mọi bình diện, từ các bộ trưởng cho tới các người đổi tiền. Tôi tìm đi ngang qua đó bằng cách cậy dựa trên sự hiện diện của tôi hay các luật lệ mà chúng tôi đã đưa ra. Mới đây một môn đệ của Gandhi là bà Anna Hazase đã tuyệt thực trước Quốc Hội Ấn để xin quốc hội đưa ra luật chống gian tham hối lộ,. Các đân biểu đã làm luật nhưng với điều kiện là không áp dụng cho chính họ.

Hỏi: Đây cũng là điều giống với Italia.. Nhưng các quốc gia trẻ như Trung Quốc và Ấn Đ đang nhảy vọt về kinh tế có giúp vượt thắng cuộc khủng hoảng quốc tế hay không thưa ông?

Đáp: Năm nay tại Ấn Độ người ta than phiền về sự thụt lùi, vì người ta đã dự kiến kinh tế chỉ gia tăng 7% trong khi năm ngoái đã gia tăng 9%. Bên Pháp thì thấp hơn mười lần. Vâng, các quốc gia trẻ này có thể thay đổi sự quân bình của thế giới, và đó là điều tốt thôi, kể cả trên bình diện thị trường. Chẳng hạn bên Pháp việc bán các loại rượu có mác đã gia tăng nhờ các giới giàu Trung Quốc thích mua. Họ có thể mua 2.000 Euro một chai.

Hỏi: Nhưng mà ngưi dân các nưc này có đưc hưởng sự sung túc ấy không thưa ông?

Đáp: Hy vọng vậy. Trong 50 năm quen biết Ấn Độ tôi ghi nhận có nhiều diều đã thay đổi, nhưng hiện vẫn còn có 100 triệu trẻ em sẽ không bao giờ được cắp sách đến trường, và 200 triệu người không có nước trong lành để uống. Đúng thật là có 900 triệu người Ấn có điện thoại, là dụng cụ đã thay đổi cuộc sống của cả những người nghèo nhất. Chỉ cần nghĩ tới việc một nông dân có thể gọi điện thoại lên thành phố để hỏi giá gạo, hầu thoát cảnh đầu tư của các thương gia khai thác gạo. Truyền hình cũng giúp thay đổi như vậy. Cho tới nay người ta dậy rằng nếu tôn trọng karma của những người nghèo tốt lành, thì họ có thể trở nên giầu có. Ngày nay thì người ta biết là không đúng như vậy. Và nếu mai này mà có một Gandhi bạo lực, thì tôi không muốn sống tại Ấn Độ nữa đâu.

Hỏi: Thưa văn sĩ, trong các tương quan với thế giới thứ ba, Tây Phương b điều kiện hóa bởi sự sợ hãi. Thí dụ có người xin trợ giúp nhưng vi điều kiện là không có di cư. Văn sĩ nghĩ sao?

Đáp: Khó mà trả lời câu hỏi này. Điều chúng tôi làm trong khung cảnh hạn hẹp của mình đó là trợ giúp các phương tiện cho người dân để họ sống còn trong nhà họ. Ấn Độ, Phi châu là các vùng đất rất phong phú, họ không cần di cư sang Âu châu. Nều chúng ta cho người dân khả thể sống một cách xứng đáng, thì hãy tạo dựng phát triển. Và điều này cũng có nghĩa là xét lại hệ thống tư bản một cách hoàn toàn.

(Avvenire 21-2-2012)

Linh Tiến Khải








All the contents on this site are copyrighted ©.