2012-02-13 13:46:33

Hy vọng mạnh hơn khủng hoảng


Phỏng vấn Linh Mục Julian Carrón, Chủ tịch phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng

Ngày 25-1-2012 Linh Mục Julian Carrón, Chủ tịch phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng đã hướng dẫn một lớp học dẫn nhập vào Trường của cộng đoàn trong năm 2012. Mục đích khóa học là giới thiệu phương pháp kiểm thực ảnh hưởng của đức tin trên cuộc sống thường ngày của tín hữu, là phương pháp do Đức Ông Giussani, sáng lập viên phong trào, khởi xướng. Từ Milano chương trình chiếu trực tiếp trên Video được theo dõi bởi 50.000 người sống trong nhiều thành phố khác nhau tại Italia. Hồi hạ tuần tháng giêng vừa qua cha Carrón vừa mới đi thăm các cộng đoàn của phong trào bên Hoa Kỳ về.

Linh mục Julian Carrón sinh năm 1950 tại Navaconcejo thuộc tỉnh Caceres bên Tây Ban Nha. Năm lên 10 tuổi chú bé Carrón gia nhập Tiểu chủng viện Madrid, và thụ phong Linh Mục năm 1975. Năm sau đó cha Carrón lấy bằng tiến sĩ Thần và học chuyên về Thánh Kinh tại đại học giáo hoàng Comillas.

Từ bẩy năm qua cha dậy Thần học nhập môn tại đại học công giáo Milano bắc Italia. Năm 2005 trước khi qua đời Đức Ông Giussani đã chỉ định cha làm Chủ tịch phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng thay thế ngài. Năm 2008 cha được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chỉ định làm cố vấn Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân, và năm 2011 Đức Thánh Cha cũng chỉ định cha làm cố vấn Hội Đồng Tòa Thánh Tái Truyền Giảng Tin Mừng.

Sau đây chúng tôi xim gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Julian Carrón, Chủ tịch phong trào Hiệp thông và Giải phóng, về sức mạnh của lòng tin giúp chiến thắng khuynh hướng nghi ngờ và thái độ chịu trận trước cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh và luân lý đạo đức trong xã hội ngày nay.

Hỏi: Thưa cha Carrón, làm thế nào để có thể có một cái nhìn thanh thản đối với thực tại mà chúng ta đang phải sống, mà không lạc quan một cách quá đơn sơ, hay không có nền tảng?

Đáp: Cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang sống hiện nay không chỉ có tính cách kinh tế mà thôi, mà có nguồn gốc nơi con người nữa. Nó là một thách đố triệt để đối với quan điểm của từng người chúng ta về cuộc sống. Chính ở đây mà chúng ta thấy một người có hay không có được cái gì đó giúp họ không lạc lõng, nghi ngờ hay chịu trận trước cuộc khủng hoảng. Tôi còn nhớ một câu rất thời sự của Đức Ông Giussani như thế này: ”Tôi xác tín sâu xa rằng một lòng tin mà không thể quy chiếu và tìm thấy trong kinh nghiệm hiện tại và được xác nhận bởi kinh nghiệm ấy là ích lợi giúp trả lời cho các đòi hỏi của cuộc sống, thì nó không phải là một lòng tin có khả năng kháng cự trong một thế giới, trong đó tất cả mọi sự đều diễn tả điều trái nghịch”.

Trong chuyến công du mục vụ tại Đức Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đi sâu vào vấn đề này khi nói: ”Con người cần Thiên Chúa, mặc dù các sự việc khá xuôi chảy cả khi không có Thiên Chúa. Trong một giai đoạn đầu của sự vắng bóng Thiên Chúa, ánh sáng của Người tiếp tục gửi các tia phản ánh và duy trì trật tự hiện hữu của con người, người ta có cảm tưởng là mọi chuyện hoạt động khá tốt đẹp cả khi không có Thiên Chúa. Nhưng khi thế giới càng xa rời Thiên Chúa, thì lại càng rõ ràng là con người mất đi sự sống”. Tôi thường lấy cái lò sưởi làm thí dụ. Khi mới tắt lò sưởi chúng ta không nhận thấy gì cả, nhưng sau một lúc cái lạnh bắt đầu thắng thế. Trước cuộc khủng hoảng chúng ta cảm thấy cô đơn một mình với sự lạnh lẽo, vậy thì hoặc là chúng ta cảm thấy mình tự đủ, hoặc là phải có vài nguồn lực hơi nóng nào đó giúp đối phó với cái lạnh và không cảm thấy bị lạc lõng.

Hỏi: Cha thường trích câu nói của thi sĩ Charles Péguy ngưi Pháp: ”Để hy vọng cần phải nhận được một ơn đã”. Như vậy ai không có niềm tin nơi Thiên Chúa thì không thể hy vọng hay sao thưa cha?

Đáp: Hy vọng thuộc chính bản chất của con người, và nó là một động lực nguồn cội và không thể xóa bỏ được. Tất cả chúng ta đều chào đời với sự rộng mở hoàn toàn cho thực tại, nó cũng hiển nhiên như sự tò mò của trẻ em vậy. Nhưng khi chúng ta bước đi trên đường đời, thái độ đó bị hư hỏng đi, và không có người lớn nào mà lại không bị tiêm nhiễm ít nhiều bởi sự nghi hoặc. Vậy để cho động lực ban đầu đó có thể đứng vững trước các mệt nhọc của cuộc sống, thì cần phải nhận được một ơn thánh lớn, ơn thánh mà các kitô hữu đã cử hành trong lễ Giáng Sinh năm vừa qua.

Hỏi: Có ai làm chứng một cách mạnh mẽ hơn về lập trường nhân bản này hay không thưa cha?

Đáp: Nhân vật gương mẫu nhất mà chúng ta có trước mắt là chính Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Khó mà tìm ra một nhân vật khác có phán đoán sáng suốt về tình hình ngày nay, đồng thời cũng không rút lui vào chủ trương duy linh xa lạ với thưc tế. Ngài tiếp tục thách đố toàn thế giới, và cho thấy đức tin có thể góp phần định đoạt giúp đương đầu với các thách đố mà chúng ta đang có trước mắt. Chúng ta may mắn có trước mắt một nhân vật khổng lồ như vậy.

Hỏi: Nhưng mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là một người khổng lồ bị cô lập, có phải thế không thưa cha?

Đáp: Cũng như tất cả những người khổng lồ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cần có các con cái. Vấn đề đó là chúng ta có để cho người mời gọi và soi sáng bởi chứng tá của người hay không, và như thế chúng ta có thể chia sẻ vào thiên tài của người khổng lồ. Trong mức độ mà dân kitô di chuyển theo dấu vết chứng từ của ngài, thế giới sẽ trông thấy nở hoa các người có khả năng tham dự vào việc xây dựng thiện ích chung, từ xác tín Chúa Kitô cứu độ con người.

Hỏi: Thưa cha, làm thế nào để chia sẻ một quan đim tràn đầy niềm hy vọng với tất cả mọi người, kể cả những ngưi không tuyên xưng niềm tin tôn giáo nào?

Đáp: Chúng ta không có các bài học để dậy cho ai hết, mà chỉ có một kho tàng đã nhận lãnh cần phải làm chứng cho tất cả mọi người. Chúng ta đã được lựa chọn trong cái bé nhỏ của chúng ta để đem cái nhìn của Chúa Giêsu đến cho tất cả mọi người khác. Trong mức độ chúng ta để cho mình biến đổi bởi cái nhìn đó của Chúa, chúng ta có thể khiến cho nó hiện diện đối với bất cứ ai, cùng đồng hành với họ trên một quãng đường, và khiến cho sự chung sống trở thành nhân bản hơn. Chẳng hạn điều này được chứng minh bởi sự phong phú nhân bản của hàng chục cuộc gặp gỡ do phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng đã từng tổ chức, khởi hành bằng tài liệu tựa đề: ”Cuộc khủng hoảng, thách đố cho một thay đổi”, với sự tham dự của nhiều nhân vật thuộc nhiều khuynh hướng văn hóa khác nhau.

Hỏi: Theo cha cần phải yêu cầu chính trị và giới lãnh đo điều gì để với hoạt động của họ, họ ỡng nuôi một viễn tượng tích cực?

Đáp: Chúng ta không thể đòi hỏi nơi chính trị điều mà nó không thể cho được. Từ chính trị chúng ta không chờ đợi sự cứu rỗi, nhưng chúng ta chờ mong nó tạo ra các điều kiện khích lệ và thuận lợi cho các sáng kiến xây dựng công ích, tạo công văn việc làm cho người dân, cung cấp tài nguyên và sự giàu có trong các môi trường, trong đó xã hội có thể lớn lên.

Hỏi: Thưa cha, cha đã từng gặp biết bao nhiêu người trẻ tại Italia cũng như đó đây trên thế giới, cha thấy họ ra sao?

Đáp: Vấn đề đó là có các người lớn sẵn sàng nghiêm chỉnh chú ý tới nhu cầu của giới trẻ bằng một đề nghị cật vấn và thách thức họ hay không. Khi người trẻ gặp các chứng nhân đáng tin cậy, khi cái máy ước mong của họ được thắp lên, thì sẽ nổi lên các nhân vật khiến cho chúng ta phải há miệng kinh ngạc. Nói cho cùng, thì đây là vấn đề giáo dục. Khi tìm ra được một mội trường thích hợp, thì năng lực của người trẻ bùng nổ.

Hỏi: Đức Thánh Cha Biển Đc XVI đã công bố Năm Đc tin như chỉ cho chúng ta thấy sự cần thiết trở về với các gốc rễ của Kitô giáo. Đây có phải là một cuộc phản công chống lại sự tục hóa ngày càng lan tràn, đồng thời ghi nhận sự kiện các tín hữu kitô đã lạc mất gốc rễ của mình hay không thưa cha?

Đáp: Kitô giáo tiếp tục thông truyền chính mình cho mỗi thế hệ và thắp lên cho nó một khởi đầu mới. Cũng giống như trong một gia đình, sự kiện cha mẹ có đức tin vững mạnh không tự động bảo đảm cho con cái cũng được như thế. Ở đây cần phải bật lên nước bước của sự tự do, một sự gắn bó có lý trí đối với lòng tin. Đức Thánh Cha nhận ra sự cấp thiết tái đề nghị nội dung nòng cốt của đức tin, bởi vì có các quan niệm đang giản lược đức tin thành diễn văn, giáo thuyết, luân lý đạo đức và tình cảm. Nhưng các giản lược ấy không đứng vững trước các thách đố của thời đại tân tiến ngày nay, vì chúng bắt buộc chúng ta tái khám phá ra bản chất của Kitô giáo. Như thế cả ngày nay nữa, cũng cần một khởi đầu mới, để làm chứng cho thấy lý trí và tự do tìm thấy trong đức tin sự thành toàn của chúng như thế nào, để minh nhiên rằng Kitô giáo, nói một cách nhân loại, là một cái gì đó rất thích hợp. Trong nghĩa này Năm Đức Tin trước hết hướng tới tất cả mọi kitô hữu, nhưng trong mức độ chúng ta sẽ sống một cuộc khởi hành mới, thì nó có ích lợi cho tất cả mọi người, theo phương pháp chính Chúa Giêsu đã chọn: đó là ban ơn cho một vài người để qua họ ơn thánh có thể đến với tất cả những ai sẵn sàng tiếp nhận nó.

Hỏi: Trường học cộng đoàn bt đầu ngày 25 tháng giêng, là dụng cụ giáo dục đức tin mà phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng đề nghị với tất cả mọi ngưi. Đề tài của năm 2012 này là gì?

Đáp: Trong cuốn sách tựa đề ”Ở nguồn gốc của yêu sách kitô” là văn bản được chọn cho năm 2012 này, có sự đồng thanh ngoại thường với các lý do của Năm Đức Tin. Trong sách Đức Ông Giussani chỉ cho thấy cái hữu lý của đức tin qua cái nhìn của những người đã chia sẻ nỗ lực kiểm thực lần đầu tiên đối chiếu với sự chung sống của Chúa Giêsu với các môn đệ. Trong cuộc gặp gỡ đã hấp dẫn họ ngay từ lúc đầu tiên vì tính cách đặc biệt của nó, nảy sinh ra ước muốn chia sẻ toàn cuộc sống với Chúa. Ngày nay, Chúa Kitô cũng tiếp tục đề nghị qua Giáo Hội, bằng cách cách gặp gỡ tất cả cái nhân tính của chúng ta. Trong một thời đại của sự lạc đường và lẫn lộn như thời đại chúng ta đang sống, lý do của lòng biết ơn việc nhận được đức tin là lý do duy nhất để hy vọng. Nó là lý do duy nhất vững chắc đủ để làm cho con người có thể hít thở trong bất cứ hoàn cảnh nào.

(Avvenire 22-1-2012)

Linh Tiến Khải








All the contents on this site are copyrighted ©.