2011-09-05 12:35:24

Từ một lần gặp gỡ (46): Ý nghĩa của sự hy sinh


Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình, còn nếu chết đi, nó mi sinh được nhiều hạt khác. (Ga 12,24) 

Các bạn trẻ thân mến,
Chúa Giê-su đã sử dụng một hình ảnh cụ thể để nói về sự hy sinh cho một điều gì đó lớn hơn. Hình ảnh hạt nẩy mầm hẳn rất quen thuộc với chúng ta, ít là về mặt lý thuyết khi chúng ta tiếp xúc với môn sinh học ở ghế nhà trường. Nhân của một hạt thì nhỏ xíu, rất nhỏ so với kích thước của hạt, nhưng nó lại mang đầy đủ các yếu tố di truyền để có thể trở thành một cây mới. Tuy nhiên, nếu chỉ có nhân, nhân ấy không thể trở thành cây được. Nhân cần có những chất dinh dưỡng bao quanh để nuôi dưỡng nó trong suốt quá trình nẩy mầm và tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Vì thế, chất dinh dưỡng ấy cần phải phân hủy đi để tạo năng lượng cho nhân trở thành một mầm sống mới. Hay một cách bình dân, người ta có thể nói hạt phải thối đi để mọc một cây mới, như thể hạt phải hy sinh để cây được thành hình.

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta cũng thường thấy bao nhiêu sự hy sinh như thế của nhiều người để những người khác được lớn lên. Sự hy sinh của cha mẹ để con cái được nên người, sự hy sinh của những người bạn để giúp đỡ người bạn của họ, hay ngay cả sự hy sinh âm thầm của một người nào đó ẩn mặt để chúng ta được lớn lên. Sự hy sinh luôn có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống. Hơn thế nữa, nó còn có giá trị thiêng liêng sâu xa khi người ta dùng sự hy sinh như một phương thức để tiếp xúc với Siêu Việt. Thánh Phao-lô ví sự hy sinh trong đời sống thiêng liêng như thể sự kiêng kỵ của một tay đua để đạt đến đích – “Phàm là tay đua thì phải kiêng kỵ đ điều, song họ làm như vy là đ đoạt phần thưng chóng hư; trái lại chúng ta nhắm phần thưởng không bao giờ hư nát (1Cr 9,25). Như thế, sự hy sinh không phải là một sự phí phạm không mục đích, nhưng là một hành vi được chọn lựa cách ý thức để hướng đến một mục đích xa hơn.

Cuộc sống luôn gợi ra cho con người những chặng đường phía trước, nơi đó mỗi người đều đặt ra cho mình những điểm mà mình phải đạt tới, đó chính là mục tiêu, hay đôi lúc là mục đích của mỗi người. Với một điểm đích phía trước, người ta không thể chỉ trông chờ sự may mắn để đạt đến. Nếu không có sự cố gắng, vốn luôn gắng liền với hy sinh, thì hầu chắc rằng đích mà người ta nhắm tới vẫn luôn xa vời vợi theo thời gian, như trong một câu nói của Lỗ Tấn: “trên bưc đường thành công, không có dấu chân của kẻời biếng.”

Ai cũng biết rằng, không có sự hy sinh thì không có kết quả về sau. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận đi vào con đường độc đạo này. Chúa Giê-su cũng đã dạy cho các môn đệ: “Hãy qua cửa hẹp mà vào Nước Trời” (Lc 13,24). Nước Trời thì rộng lớn và nhiều chỗ ở (x. Ga 14,2), nhưng cửa vào thì lại hẹp. Đó là sự nghịch lý của chân lý cuộc sống. Giá trị của một cuộc sống tươi đẹp là con người biết chấp nhận đi vào cái mong manh của phận người, để từ cái mong manh ấy người ta thấy mình có giá trị chứ không chỉ ngồi hưởng thụ trên công lao của người khác. Với sự chấp nhận một sự mong manh như thế, họ thấy những hy sinh lớn nhỏ của mình là đáng giá và nên làm. 
Nhưng dù sao, trong cái cân đo của phận người, nếu chúng ta không thấy một tương lai rõ ràng, chúng ta khó có thể chấp nhận hy sinh những cái hiện tại, dù nó chỉ là nho nhỏ. Dù sao thì nắm chắc một điều gì đó nhỏ nhoi, vẫn còn hơn là đánh đổi một điều lớn lao vẫn còn ở phía trước. Nhưng cuộc sống là thế, nếu không dám bỏ đi những cái đang nắm, thì làm sao ta có thể nắm được những cái lớn hơn. Đôi khi người ta chấp nhận với cái tầm thường hay an phận của hiện tại mà không dám cho mình một ước mơ xa hơn. Cuộc sống như thế không có gì mới và cũng chẳng có gì đáng nói. Nếu tuổi trẻ không có những ước mơ, và hy sinh vì ước mơ đó thì lấy gì để tự hào khi tuổi trẻ đã qua!

Chuẩn bị bước vào năm học mới, những bạn trẻ vẫn còn may mắn ngồi dưới mái trường hay giảng đường đại học lại đặt ra cho mình những mục tiêu mới, nơi đó một tương lai tươi sáng đang chờ họ, nhưng đồng thời cũng đòi họ cố gắng và hy sinh trong đời học tập để đạt được những kết quả như mong ước. Ghế nhà trường không chỉ là nơi dạy cho những người trẻ biết cách làm việc, nhưng đó còn là nơi họ có cơ hội tập luyện cách làm người, với những ưu tư để có một cuộc sống xứng với con người đầy đủ tự do và ý chí.

Xin Chúa dạy chúng ta biết giá trị của những hy sinh lớn nhỏ hằng ngày! Để nhờ những hy sinh dù âm thầm hay tỏ lộ, chúng ta góp phần xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hà Thanh Bình







All the contents on this site are copyrighted ©.