2011-06-20 13:51:43

TÌNH NHÂN ĐẠO ĐẾN TỪ TIN MỪNG ĐỨC CHÚA GIÊSU KITÔ


Ông Dominique Lemay chào đời năm 1950 trong một gia đình Công Giáo đạo đức ở miền Bắc nước Pháp. Ngay từ nhỏ ông được chuẩn bị tiến lên thiên chức linh mục. Nhưng rồi định mệnh đưa ông đến những cuộc gặp gỡ khiến ông tìm thấy nơi công tác nhân đạo câu trả lời cho thao thức:
- Phải làm gì đ đối phó với cái nghèo đói cùng cực?

Hiện tại ông điều khiển ”Quỹ Virlanie” do chính ông thành lập với mục đích trợ giúp các trẻ em lang thang sống trên đường phố ở Manila, thủ đô nước Phi-luật-tân, tìm lại nhân phẩm bị chà đạp. Xin nhường lời cho ông Dominique Lemay gợi lại thời niên thiếu và giải thích lý do đưa ông dấn thân vào các công tác nhân đạo.

Giúp đỡ tha nhân gần như là một hệ-di-truyền. Thật thế. Mẫu gương quảng đại và kín đáo của thân phụ tôi đã ghi dấu ấn trên cuộc đời tôi. Thân phụ tôi là chuyên viên điện và thường đi đến nhà người dân để sửa chữa điện mà không bao giờ lấy tiền công. Nhưng chúng tôi chỉ biết được điều đó sau này. Thân mẫu tôi cũng luôn quan tâm chú ý đến người khác. Trong khi Bà Ngoại tôi chọn nghề giáo viên trường tư. Đây là chọn lựa vừa đạo đức vừa có ảnh hưởng tài chánh. Bởi lẽ vào thời đó, trường tư không được nhà nước tài trợ nên đồng lương giáo chức thật thấp. Nói tóm lại, ông bà cha mẹ tôi đã thông truyền cho tôi ước muốn giúp đỡ người khác. Nếu tôi không làm điều này thì có lẽ tôi sẽ khổ sở lắm lắm!

Ngoài ra, Ông Ngoại tôi - Georges Plomhause - mà tôi không được diễm phúc biết mặt, lại có ảnh hưởng sâu đậm trên cuộc đời tôi. Ngoại là mẫu người thấm nhuần học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo. Ngoại làm nghề mua bán tơ sợi cho một công ty dệt của miền Bắc nước Pháp và giữ trách nhiệm doanh thương quan trọng, nhưng lại cảm thấy liên hệ chặt chẽ với cuộc đấu tranh của giới nghiệp đoàn. Ngoại chỉ có ba đứa con gái và luôn mơ ước một đứa con trai và thề hứa rằng Nó sẽ là Linh Mục!

Ông Ngoại quyết định thật quá sớm! Nhưng Bà Ngoại không bao giờ quên ước nguyện của Ông Ngoại. Trên giường chết, trước mặt mẹ tôi, Bà Ngoại chúc lành cho tôi và bày tỏ ước nguyện thân thương nhất:
- Dominique, cháu sẽ làm Linh Mục!

Bởi vì tôi là cháu trai duy nhất của Ngoại nên đương nhiên thừa kế lời chúc mà không thể bàn thảo hay chấp nhận, xét vì lúc ấy tôi mới một tuổi! Nhưng tôi có ấn tượng rất mạnh về nỗi niềm mong chờ thánh thiện của đại gia đình!

Năm 11 tuổi tôi nhập Tiểu Chủng Viện Hazebrouck ở miền Bắc nước Pháp. Nhưng không thể nói là do áp lực gia đình. Đúng ra tôi là đứa trẻ ngoan hiền nên mọi diễn tiến nằm sâu trong tiềm thức. Tôi sống thời tiểu chủng viện như là cuộc chia lìa đau thương với cha mẹ hơn là cuộc đời phong phú thiêng liêng. Tuy nhiên tôi vẫn tiếp tục cho đến khi vào Đại Chủng Viện ở Lille. Đó là thời kỳ liền ngay sau Công Đồng Chung Vatican II (1962-1965).

Chúng tôi được phân chia trong các nhóm nhỏ để sống kinh nghiệm ơn gọi Linh Mục giữa đời. Vào chính lúc ấy nổi lên cơn bão 1968 - cuộc nổi loạn của giới trẻ - và cuộc sống thiêng liêng của tôi cũng bị chao-đảo. Sau hai năm đại chủng viện, tôi hiểu rằng mình không có ơn gọi làm Linh Mục. Tôi vẫn tiếp tục theo đuổi việc học - và vì không muốn cắt đứt với Giáo Hội - tôi dấn thân trong công tác nhân đạo.

Thực thi công tác nhân đạo chính là ơn gọi đời tôi. Nhưng tôi hành động nhân danh Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Chính vì Tin Mừng mà tôi ước ao hành động cạnh những người bé nhỏ khiêm tốn. Vào một mùa hè, khi hoạt động cho Hội Pháp-Mỹ Berck nơi thành phố Pas-de-Calais, tôi khám phá ra một hình thức nghèo nàn gây xúc động mạnh nơi tôi. Tôi phải lo các trẻ em bị bệnh ”trướng cơ - myopathie”. Tôi chăm sóc các em và đẩy xe lăn đưa các em ra chiêm ngắm biển cả mênh mông bát ngát. Đó là các thiếu niên nhưng bệnh tật đã đóng khung cuộc đời các em trong thân xác bất động.

Đối với các em tàn tật này, tất cả đều mang ý nghĩa: trao đổi vài lời nói, tỏ lộ vài cử chỉ, điểm một nụ cười. Lúc ấy tôi thâm hiểu rằng, đối diện với bất cứ hình thức nghèo nàn nào, tôi đều được mời gọi phải có mặt chứ không được trốn tránh. Chỉ cần hiện diện bên cạnh người không được may mắn như chúng ta và chỉ chờ đợi nơi chúng ta duy nhất một điều: chấp nhận sự hiện diện của họ bằng cách tạo nên mối liên hệ thân tình.

Sau đó tôi hoạt động cho Hội ”Secours Catholique” ở thủ đô Paris bằng cách chăm lo các thiếu niên lang thang ngoài đường. Chính hoạt động này chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với trẻ em Phi-luật-tân khi tôi đặt chân đến đây vào năm 1987. Năm ấy tôi đến Phi-luật-tân để làm một cuộc nghiên cứu về trẻ em đường phố cho Hiệp Hội ”Enfance et Partage - Nhi Đồng và Chia Sẻ”. Đáng lý tôi chỉ lại đây trong vài tuần lễ. Nhưng định mệnh an bài, mãi đến 23 năm sau, tôi vẫn còn có mặt tại Phi-luật-tân!

Kinh nghiệm sống với trẻ em lang thang đường phố ở thủ đô Manila đưa tôi đến quyết định thành lập ”Hội Masigla” vào năm 1988 và ”Quỹ Virlanie” vào năm 1992. Tại Quỹ Virlanie chúng tôi chiến đấu nhân danh Đức Chúa GIÊSU KITÔ để bài trừ nạn nghèo đói, tham nhũng, ma túy làm hư hỏng phần đông các trẻ em sống đầu đường cuối phố. Một số lớn trong các em bị lạm dụng tính dục. Cuộc đời các em bị nhầy-nhụa rách-nát và rất khó khi tìm đến cứu giúp các em. Cái bạo-lực các em gánh chịu, ghi dấu sâu thẳm trên các em và trên những người sống chung quanh các em.

Thông thường, chúng ta không có quyền bính để thay đổi xã hội, nhưng chúng ta có thể đồng hành với các trẻ em xấu số. Trong các công tác nhân đạo tôi nhận được sự trợ giúp đặc biệt từ Đức Tin Công Giáo. Nơi Quỹ Virlanie chúng tôi nhận được sức mạnh từ niềm hy vọng bao la:
- Mỗi khi một đứa trẻ tìm lại nụời, một gia đình thăng tiến mặc dầu gặp trăm chiều thử thách và thất bại.

Đối với tôi, Đức Tin là một cái gì sống động và tiến hóa. Những gì xảy ra trong thời niên thiếu góp phần vào việc hình thành nhân cách của tôi ngày hôm nay. Tiểu Chủng Viện giống như hạt giống được gieo xuống để rồi triển nở theo dòng thời gian. Ngoài ra Phúc Âm của Đức Chúa GIÊSU KITÔ giữ vai trò trọng yếu. Tôi không thể dấn thân vào các hoạt động nhân đạo nếu tôi không được sứ điệp của Phúc Âm thôi thúc. Khi hành động nhân danh Phúc Âm, tôi có thể mang lại cho các trẻ em nghèo nàn khốn khổ - ngoài sự trợ giúp vật chất - một nguồn nước sống động trao ban hy vọng.

... ”Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi na, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi đưc ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đc tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi. Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không t đc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được!” (1Côrintô 13,1-8).

(”Croire Aujourd'hui”, la Foi dans la Vie, n.268, Juin 2010, trang 6-9)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt








All the contents on this site are copyrighted ©.