2011-03-26 13:32:35

NẺO ĐƯỜNG NGƯỜI CHÍNH TRỰC TRÁNH XA ĐIỀU ÁC


Cha Michel Pascal từng là Viện Phụ đan viện Biển Đức ở Hautecombe, miền Savoie (Nam Pháp). Cha phác họa nét chính yếu của đời sống một đan sĩ. Đó là công cuộc tìm kiếm THIÊN CHÚA, là chuyện vãn thân tình và kết hiệp mật thiết với Chúa trong mỗi giây phút cuộc sống. Và để nuôi dưỡng đời cầu nguyện, các đan sĩ lắng nghe Lời Chúa đồng thời theo dõi các biến cố xảy ra trên thế giới.

- Phải chăng đan sĩ là ”chuyên viên cầu nguyện”?
Viện phụ Michel Pascal tươi cười trả lời:
- Chúng tôi không thích danh từ này. Nhưng để làm vui lòng bạn, tôi có thể nói mỗi Kitô-hữu là chuyên viên cầu nguyện. Đan sĩ trước tiên là Kitô-hữu, có nguyện ước sống sát tinh thần Phúc Âm và thực thi ơn gọi làm con THIÊN CHÚA ở mức độ tối đa. Khi một thanh niên đến gõ cửa đan viện và bày tỏ ước muốn trở thành đan sĩ Biển Đức, câu hỏi đầu tiên được nêu lên: ”Bạn có phải là người tìm kiếm THIÊN CHÚA không?” Có thể nói được rằng, một trong những nét đặc thù của đời đan tu là tìm kiếm THIÊN CHÚA. Dĩ nhiên người ta cũng có thể nói, một Linh Mục thợ, một thành viên nghiệp đoàn, một bà mẹ gia đình đều có ơn gọi tìm kiếm THIÊN CHÚA. Nhưng mỗi Kitô-hữu sống theo một khía cạnh đặc biệt của cuộc đời Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Trong khi đó, ơn gọi đan tu là sống năm tháng ẩn dật trầm lặng, sống thời gian chay tịnh nơi sa mạc trước khi rao giảng Tin Mừng và sống những đêm dài Đức Chúa GIÊSU dành để chuyện vãn thân tình với THIÊN CHÚA Cha. Mỗi đan sĩ có cảm tưởng mình là con tim của Chúa, nghĩa là sống ơn gọi yêu thương, giống như các tín hữu dấn thân trong việc tông đồ, là tiếng nói của Chúa, hay là đôi tay và đôi chân mang Tin Mừng của Chúa. Mỗi người có ơn gọi làm một phần tử của nhiệm thể Đức Chúa GIÊSU KITÔ.

- Lề luật và tinh thần thánh Biển Đức, giúp gì cho đời sống cầu nguyện của các đan sĩ?
Viện phụ Michel Pascal giải thích:
- Theo luật Biển Đức, đời sống đan sĩ trước tiên là theo sát Phúc Âm, nghĩa là làm cho đời sống và lời cầu nguyện thấm nhuần hoàn toàn tinh thần Phúc Âm. Có như thế, đan sĩ mới có thể bước theo vết chân của Đức Chúa GIÊSU KITÔ Đấng là THIÊN CHÚA và là vị Thầy Tối Cao duy nhất. Nói vậy có nghĩa là đời sống đan tu là trận chiến quyết liệt không ngừng. Đó là thái độ của thánh Antôn Ai Cập tu rừng, người mở đường cho một đời sống chiêm niệm và chay tịnh khắc khổ, trên rừng vắng. Không ai vào đan viện để sống an nhàn, trái lại, để sống trận chiến mỗi ngày. Trận chiến trước tiên với chính mình: gặp gỡ chính mình trong sự thật để đạt tới mức độ tự chủ hoàn toàn và thu đạt được những hoa trái của Thánh Thần là: Tình Yêu, An Bình, Niềm Vui v.v. Đây chính là trận chiến thiêng liêng, chống lại với thế giới của sự dữ, sự xấu xa mà thánh Gioan Tông Đồ đề cập đến. Trận chiến này không cắt lìa các đan sĩ với thế giới, trái lại, liên kết chúng tôi hơn với thế giới loài người. Vì nó giúp chúng tôi thông cảm sâu xa với đau khổ, khó khăn mà con người gặp phải trong đời sống thường ngày.

- Đan viện có tiếp nhận những người từng có kinh nghiệm đau thương trong cuc đời không?
Viện phụ Michel Pascal trả lời:
- Chúng tôi tiếp nhận tất cả mọi người. Có những vết thương lòng chỉ được chữa lành nhờ kinh nguyện, và đan viện là môi trường thuận tiện cho việc chữa trị này. Một viện phụ người Anh, khi đến giảng tuần cấm phòng cho chúng tôi nói: ”Đan viện là một nhà thương. Và Đức Chúa GIÊSU KITÔ chính là Vị Thầy Thuốc Tối Cao của đan viện”. Ngoài ra cũng cần lưu ý với giới trẻ khi muốn chọn lựa cuộc sống đan tu rằng người ta không vào đan viện để sống an nhàn ích kỷ. Trái lại, để sống hy sinh và quảng đại. Thật ra, cuộc sống chung trong đan viện tức khắc làm cho một thỉnh sinh hiểu ngay thế nào là hy sinh, là quảng đại, là bác ái! Một điểm đáng lưu ý khác là sự kiên trì trong đời sống đan tu. Bởi vì nơi đan viện không có nghỉ hè, không có nghỉ xả hơi cuối tuần. Trái lại, suốt cuộc đời đan sĩ là những ngày nghỉ, nghĩa là thời gian dành riêng cho duy nhất THIÊN CHÚA.

- Cầu nguyện là hơi thở của đời sống Đức Tin. Đối với một tín hữu thường, tôi xin phép khuyên rằng, thỉnh thoảng trong ngày, nên lập lại một lời nguyện nào đó mà mỗi người cảm thấy ưa thích, chẳng hạn như: ”Lạy Đức Chúa GIÊSU, con yêu mến Chúa!” Tốt hơn nữa là trong tuần, nên dành ra một khoảng thời gian lâu hơn để cầu nguyện thật sự, để nói chuyện thân tình với Chúa.

... ”Được khôn ngoan tốt hơn đưc vàng, được hiểu biết quý hơn được bạc. Nẻo đưng người chính trực tránh xa điu ác; ai để mắt nhìn lối mình đi thì sinh mạng an toàn. Kiêu căng đưa đến sụp đổ, ngạo mạn dẫn đến té nhào. Thà sống tự hạ với kẻ khiêm nhu hơn chia chiến lợi phẩm với phường kiêu hãnh. Kẻ chú tâm vào Lời Chúa dạy sẽ gặp chuyện tốt lành, ngưi đặt niềm tin vào THIÊN CHÚA thật hạnh phúc dưng bao. Ngưi có trí khôn ngoan được coi là sáng suốt, lời ngọt ngào làm cho sức thuyết phục gia tăng. K có lương tri là có nguồn sự sống, sự dại khờ là hình phạt kẻ ngu si. Trí khôn ngoan làm miệng nên khéo léo và thêm sức thuyết phục cho đôi môi. Lời tử tế là tảng mật ong làm cổ họng ngọt ngào, khiến xương cốt lành mạnh” (Sách Châm Ngôn 16,16-24).

(”PRIER”, Juillet-Aout/1991, trang 5-8)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt








All the contents on this site are copyrighted ©.