2011-01-05 13:44:22

ĐỒNG HÀNH VỚI CON CÁI TÀN TẬT


... Khi vị bác sĩ chuyên về trẻ em đến báo tin cho chúng tôi: ”Marie-Noelle, bé gái đầu lòng của chúng tôi, là một đứa trẻ tàn tật”, quả giống như cú-sét đánh ngang đầu! Chúng tôi bàng hoàng đau đớn đặt câu hỏi:
- Tại sao? Tại sao lại tàn tật?

Nhưng nhất là chúng tôi lo âu cho số phận của bé:
- Tương lai của Marie-Noelle rồi sẽ ra sao?

Vị bác sĩ như không thấu rõ nỗi lòng cay đắng của chúng tôi, ông tỉ mỉ giải thích tường tận chứng bệnh của bé, về đủ mọi khía cạnh tiêu cực của nó, đặc biệt về phương diện y khoa! Bác sĩ đâu có hiểu cho rằng cha mẹ nào cũng muốn hãnh diện về con cái mình, nhất là, khi nó là đứa con đầu lòng! May mắn thay bù lại, chúng tôi được Nhóm Cầu Nguyện trong thành phố thông cảm và nâng đỡ vợ chồng chúng tôi rất nhiều.

Lúc còn nhỏ, bé Marie-Noelle hay khóc vô cùng. Con bé khóc liên miên làm chúng tôi mệt-đừ vì bé. Thêm vào đó, những cái nhìn tò mò thương hại của người thân làm chúng tôi chua xót không kém! Phải chờ đợi mãi đến 3 năm sau, bé Marie-Noelle mới nở cho chúng tôi nụ cười đầu tiên. Nụ cười đầu đời này đem lại cho chúng tôi niềm an ủi vô bờ và là tia sáng mặt trời sưởi ấm lòng chúng tôi ..

Dần dần với thời gian, bé Marie-Noelle bắt đầu học đi, học đứng, học mặc quần áo và thông truyền tư tưởng bằng cử điệu. Những tiến bộ của bé khiến chúng tôi hy vọng tràn trề. Điều làm chúng tôi cảm động nhất, đó là khả năng biểu lộ sự trìu mến bằng những cử điệu bất ngờ nhất. Rồi bé biết hồn nhiên đi tới với những người vốn sợ đến gần những trẻ bị tàn tật.

Với tính tình dịu hiền, nhẹ nhàng và dễ thương, bé Marie-Noelle dạy chúng tôi cách thức trao đổi và biểu lộ tâm tình bằng cử chỉ nhiều hơn bằng lời nói. Bé cũng dạy chúng tôi biết quan sát và nhẫn nhục trong cuộc đời. Giờ đây, Marie-Noelle bước vào tuổi khôn lớn, 19 tuổi đời, khiến chúng tôi nghĩ đến việc chuẩn bị đưa con vào một trường nội trú dành riêng cho người tàn tật. Như thế, Marie-Noelle có thể sống một cuộc đời độc lập, tự tổ chức nếp sống riêng tư, với sự giúp đỡ của những nhà giáo dục chuyên nghiệp.

Cộng Đoàn ”Arche - Con Tàu” do ông Jean Vanier người Canada thành lập, và phong trào Đức Tin và Ánh Sáng, chuyên việc săn sóc người tàn tật, giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Cả hai giúp chúng tôi đồng hành với đứa con tàn tật. Một trong những tấm gương đánh động lòng chúng tôi nhất là cử chỉ của giáo sư bác sĩ René Lejeune. Giáo sư thường quỳ gối dưới chân mỗi trẻ tàn tật mà giáo sư có dịp gặp. Cử chỉ này diễn tả sự kính trọng đối với nét cao cả của một trẻ tàn tật và đối với sự hiện diện của THIÊN CHÚA nơi đứa trẻ.

Chứng từ của Ông bà Marie-Lou và José, tín hữu Công Giáo Pháp.

... ”Mây ứớc thì mưa rơi xung đất. Cây ngảớng bắc hay hướng nam, ngả bên nào rồi thì nằm luôn bên đó. Người mải ngắm gió chẳng bao giờ gieo, người cứ nhìn mây chẳng bao giờ gặt. Gió thổi theo hướng nào, thai nhi hình thành trong dạ mẹ làm sao, bạn đâu có biết! Cũng vậy, bạn không sao biết được công trình của THIÊN CHÚA, Đấng tạo dựng muôn loài. Sáng ra cứ đi gieo hạt giống, chiều đến cũng đừng nghỉ tay, vì bạn đâu biết được trong hai lần đó sẽ thành công lần nào, biết đâu hai ln đều tốt như nhau cả! Êm dịu thay ánh sáng, hạnh phúc thay cặp mắt được thấy ánh mặt trời! Ngưi nào được sống lâu năm, tn hưng đi cho sưng. Nhưng phải nhớ rằng những chuỗi ngày đen tối sẽ dài lâu, và những gì sẽ đến đều là phù vân cả .. Hãy đẩy lui sầu não khỏi tâm hồn, khử trừ đn đau khỏi thân xác, vì tuổi trẻ đu xanh đều là phù vân cả” (Sách Giảng Viên 11,3-8+10).

(”Annales d'Issoudun”, Revue de Notre-Dame du Sacré-Coeur, Décembre/1998, trang 10-12)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.