2010-08-02 17:36:54

Cởi bỏ con người cũ để mặc lấy con người mới (Cl 3,1-5,9-11; CN XVIII-C)



Trích thư thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Côlôxê:
  Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đc Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trì về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đc Kitô nơi Thiên Chúa. Khi Đức Kitô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Ngưi, và cùng Ngưi hưởng phúc vinh quang. Vậy anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em: ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam; mà tham lam cũng là thờ ngẫu tưng. Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó rồi, và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng đưc đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hóa, đ đưc ơn thông hiểu. Vậy không còn phải phân biệt Hy lạp hay Do thái, cắt bì hay không cắt bì, man di, mọi rợ, nô lệ, tự do, nhưng ch có Đức Kitô là tất cả và ở trong mọi người”.

 
SUY NIỆM

Côlôxê là thành phố nằm trong vùng Frigia bên Tiểu Á, tức Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Nó cách xa Ephêxô 200 cây số về mạn đông, nhưng chỉ cách xa hai hai thành phố Giêrapoli và Laodixêa khoảng 20 cây số, và là quê sinh của Êpafra, được tín hữu gửi sang Roma đỡ đần thánh Phaolô trong khi người bị tù lần đầu tiên ở đây giữa các năm 61-62. Từ trong tù thánh Phaolô đã viết thư cho tín hữu Êphêxô, Côlôxê và Philêmôn. Tuy thánh Phaolô không biết tín hữu Côlôxê và họ cũng chưa bao giờ được thấy mặt thánh nhân, nhưng thánh nhân nói người đang chiến đấu cam go cho họ trong lời cầu nguyện. Đó là cuộc chiến chống lại Satan đang tìm cách đánh phá và giảm thiểu các kết qủa, mà Tin Mừng đã làm nảy sinh trong cuộc sống của tín hữu. Tín hữu Côlôxê đã để cho các thừa sai do thái lưu động thuyết phục đề cao các lễ nghi, truyền thống và luật lệ do thái, tin rằng phải chạy tới với các lễ nghi đặc biệt để chống lại các quyền lực bên ngoài trái đất, và muốn hành khổ thân xác với các thực hành khổ chế.

Bài đọc thuộc phần hai của thư là phần thực hành, trong đó thánh Phaolô khẳng định rằng đức tin kitô đã khiến cho tín hữu chết đi cho tội lỗi, được sống lại với Chúa Kitô và có cuộc sống mới. Vì thế họ phải thay đổi cung cách suy tư hành xử: kiếm tìm và chú ý tới những gì thuộc thượng giới, kiếm tìm các giá trị siêu việt và cuộc sống đích thật vĩnh cửu mai sau, chứ không để cho tâm trí bận bịu và bị ràng buộc vào các giá trị mau qua trên trần gian này như của cải vật chất và danh vọng giàu sang, như các thói quen của cuộc sống cũ, trong đó có nhiều thói xấu và tội lỗi.

Danh sách các thói xấu thánh Phaolô đưa ra ở đây chỉ có tính cách tượng trưng, nhưng các tính hư tật xấu này cũng qúa đủ để cản ngăn con người tiến lên với Thiên Chúa. Chúng là các dây xích cầm buộc con người trong vòng tục lụy và gây ra biết bao nhiêu hậu qủa khổ đau cho cuộc sống thường ngày. Vì ham mê sắc đẹp và chỉ nghĩ tới việc thỏa mãn các dục vọng của mình nên con người sống gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam. Nếu không giết nhau vì tình, hay cướp vợ giật chồng của nhau, người ta cũng đi tới chỗ ngoại tình, lang chạ tứ tung và phá vỡ hạnh phúc của chính mình và của tha nhân. Có biết bao nhiêu gia đình tan nát vì là nạn nhân của cung cách sống gian dâm ô uế. Có biết bao nhiêu người bị các chứng bệnh nặng nề gắn liền với cuộc sống tính dục buông thả... Lòng tham vô đáy khiến cho con người luôn cảm thấy mình thiếu thốn và tìm mọi cách để vơ vét về cho mình, cho gia đình, cho phe nhóm hay đảng phái của mình, mọi thứ của cải vật chất và lợi lộc, cũng như quyền uy danh giá. Thái độ vơ vét ấy làm nảy sinh ra cảnh cãi cọ, tranh gianh, xung khắc và chiến tranh. Và thế là con người giành giật tài nguyên, cạnh tranh thương mại, ăn cướp đất đai tài sản của tư nhân cũng như của các tôn giáo và cộng đoàn, chà đạp công lý, bất chấp mọi luật lệ xã hội. Không cần phải đi đâu xa, cứ xem các vụ cướp đất đai tài sản của dân nghèo, của các tôn giáo và các cộng đoàn tại Việt Nam hiện nay thì đủ hiểu. Người chết cũng không được yên, vì có nguy cơ bị cướp xác để đem đi nơi khác như trường hợp xảy ra tại Cồn Dầu, Đà Nẵng. Lý do vì đất nghĩa trang cũng nằm trong diện bị cướp và bán cho các hãng thầu xây cất rồi. Những ai dám phản đối thì bị bắt gĩư tra tấn và đánh đập đến chết. Tham lam khiến cho người ta trở thành gian dối, ác độc và trở thành kẻ sát nhân, ở đây là giết chết chính đồng bào của mình.

Và chúng ta hiểu tại sao thánh Phaolô định nghĩa tham lam là tội tôn thờ ngẫu tượng, tôn thờ thần tiền bạc, thần lợi lộc.

Chính vì thế thánh nhân khẩn thiết mời gọi tín hữu phải giết chết, phải lột bỏ con người cũ với các tội lỗi và đam mê xấu xa nguy hại ấy, để mặc lấy con người mới, để mặc lấy tình yêu thương như áo choàng diễn tả cuộc sống toàn thiện với các tâm tình mới là lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau. Vấn đề đó là chúng ta có can đảm lột xác, đập bỏ các ngẫu tượng ấy để sống cuộc đời tự do đích thật là con cái Chúa hay không?

Linh Tiến Khải
 







All the contents on this site are copyrighted ©.