2010-06-08 17:17:17

Nguy cơ kỹ thuật giết chết văn hóa


Phỏng vấn triết gia Evandro Agazzi về hiện tượng kỹ thuật nuốt sống văn hóa trong cuộc sống xã hội ngày nay

Từ nhiều thập niên qua, càng ngày người ta càng chứng kiến cảnh kỹ thuật lấn át và dần dần có nguy cơ nuốt trửng nền văn hóa. ”Các khoa học thiên nhiên” và ”các khoa học tinh thần” là hai lãnh vực, trong đó sự hiểu biết của con người được tổ chức, ít nhất là bắt đầu từ thế kỷ XVIII. Nhưng sự chung sống của chúng xem ra không hòa bình chút nào, vì trong nhiều năm qua giới chuyên viên đã báo động tình trạng chủ thuyết duy khoa học qúa khích nuốt sống mọi lãnh vực của thực tại, kể cả các lãnh vực luân lý hay tinh thần. Đàng khác trong việc đào tạo các khoa hoc gia thiên nhiên, yếu tố nhân bản xưa kia là yếu tố nền tảng, nay ngày càng bị thu hẹp.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn triết gia Evandro Agazzi về hiện tượng kỹ thuật nuốt sống văn hóa trong cuộc sống xã hội ngày nay. Giáo sư Evandro Agazzi sinh năm 1934 tại Bergamo, bắc Italia. Sau khi tốt nghiệp triết lý tại Đại học công giáo Milano và vật lý tại đại học quốc gia Milano, ông đã theo học tại Oxford bên Anh quốc, Marburg và Muenster bên Đức. Từ năm 1963 ông dậy môn Triết lý khoa học, và từ năm 1966 dậy thêm môn Luận lý toán học, Hình học cao học, Toán học bổ túc tại phân khoa Khoa học của đại học Genova, cũng như môn Luận lý biểu tượng tại Cao học Pisa, và môn Triết học khoa học và Luận lý toán học tại Đại học Công Giáo Milano. Từ năm 1970 ông giữ ghế giáo sư Triết lý khoa học tại đại học Genova và từ 1979 giữ thêm ghế giáo sư của ba môn Nhân chủng triết học, Triết lý khoa học và Triết lý thiên nhiên tại đại học Fribourg bên Thụy Sĩ. Ông cũng đã là Chủ tịch của nhiều hiệp hội và liên hiệp Italia và quốc tế các bộ môn nói trên.

Giáo sư Evandro Agazzi đã là tác giả của hơn 70 cuốn sách, và là người phối hợp xuất bản nhiều sách về Triết lý khoa học. Ông cũng đã viết 500 bài khảo luận cho các đại hội, các từ điển, và nguyệt san chuyên môn về các lãnh vực như Triết lý khoa học đại cương, Triết lý về các môn toán học, vật lý, khoa học xã hội và tâm lý, cũng như luận lý, luân lý khoa học, luân lý sinh học, lịch sử khoa học, triết lý ngôn ngữ, siêu hình nhân chủng triết lý và sư phạm. Hiện nay giáo sư tìm hiểu tính cách khách quan của khoa học và bảo vệ khuynh hướng thực tiễn khoa học, dựa trên các ý niệm về quy chiếu và sự thật, cũng như các áp dụng loại bản thể học. Ông đặc biệt đào sâu ý niệm về bản vị và các hậu qủa của nó, đặc biệt trong lãnh vực luân lý sinh học. Là một trong những triết gia nổi tiếng nhất tại Italia và trên thế giới, tuy không còn dậy tại đại học Genova nữa, nhưng giáo sư dậy tại đại học thành phố Mehicô, và ông vẫn thường được mời diễn thuyết khắp năm châu, đặc biệt về tương quan giữa khoa học và đức tin.

Hỏi: Thưa giáo sư Agazzi, tại sao và từ khi nào đã xảy sự chia rẽ giữa khoa học và các môn học nhân văn khác như vậy?

Đáp: Sự ly dị giữa khoa học và các môn học nhân văn đã xảy ra cách đây chưa đầy hai thế kỷ. Nó đã bắt đầu tại Âu châu với triết lý thực nghiệm của thế kỷ XIX. Nhưng trong 25 thế kỷ, nghĩa là từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, khi nền văn hóa âu châu nảy sinh ra tại Hy Lạp cổ điển, thì khoa học và chủ thuyết nhân bản đã hiệp nhất, chung bước với nhau và sống trong tình trạng hài hòa.

Trong tác phẩm ”Phê bình lý trí thuần khiết” triết gia Immanuel Kant cho rằng các khoa học phải lo lắng cho thế giới của thiên nhiên, trong khi thế giới của con người thì dành cho triết lý và các môn nhân văn khác. Thuyết thực nghiệm lấy lại thuyết của triết gia Kant, phóng đại nó và khẳng định rằng cả triết lý và các hình thái khác của sự hiểu biết nhân bản đều phải nằm dưới quyền tài phán của khoa học. Nghĩa là khoa học có quyền giải thích với phương pháp thử nghiệm của nó cả các vấn đề như ý nghĩa cuộc sống, số phận cuối cùng của con người, phẩm giá con người, sự tự do và ý nghĩa luân lý nữa. Nền văn hóa nhân bản có thể bị vứt bỏ trên gác chứa đồ đạc cũ sát dưới mái nhà. Trước nguy cơ này các triết gia đã phản ứng. Các triết gia có khuynh hướng lý tưởng như Benedetto Croce và Giovanni Gentili tuyên bố tính cách cao vượt của các nghiên cứu nhân bản trên các nghiên cứu khoa học. Sự chia rẽ giữa khoa học và nhân bản trở thành việc đối kháng gia tăng trong hai thế kỷ XX và XXI.

Hỏi: Thưa giáo sư, tại sao triết gia Kant lại phân chia sự hiểu biết thành hai lãnh vực triết học và nhân bản, đã từng được hiệp nhất trong bao nhiệu thế kỷ trưc đó?

Đáp: Các tiến bộ do khoa học thiên nhiên đạt được dựa trên các khám phá của hai khoa học gia Galileo và Newton, đã khiến cho triết gia Kant coi khoa học như là mẫu mực của sự hiểu biết nói chung. Nhưng triết gia Kant đã không mảy may khấu trừ khỏi triết lý các vấn đề nền tảng của con người như: luân lý, sự tự do, ý nghĩa cuộc sống và số phận cuối cùng của đời người. Ông coi chúng như có thể biện minh được một cách có lý sự, cả khi chúng không phải là sự hiểu biết khoa học trong nghĩa riêng.

Hỏi: Nghĩa là triết Immanuel Kant thừa nhận rằng các khoa học nhân văn có quyền có một khoảng không gian không thể hủy bỏ đưc, có đúng thế không thưa giáo sư?

Đáp: Vâng, chắc chắn rồi. Và nhất là nếu nhìn vào lịch sử, thì chúng ta nhận thấy rằng các khoa học nhân văn đã nảy sinh trước các khoa học thiên nhiên, ít nhất là một thế kỷ. Biến cố cất cánh của khoa học nhân văn xảy ra với hiện tượng lịch sử mà các sách giáo khoa định nghĩa là ”thuyết nhân bản”: qua đó người ta tái khám phá ra các tác giả cổ điển xưa kia, và không phải chỉ trong lãnh vực các tác phẩm văn chương, lịch sử và pháp luật, mà cả các văn bản khoa học cũng đã được đề cập tới trên bình diện ngữ học nữa.

Hỏi: Nhưng mà đâu là các lý do khách quan của cuộc đng độ hiện nay giữa lãnh vực khoa học và lãnh vực nhân bản văn hóa, thưa giáo sư? Có phi người ta muốn khẳng định rằng tất cả những gì không thể chứng minh được một cách khoa học, thì đều không có quyền hiện hữu hay không?

Đáp: Vâng. Cuộc tranh đấu giữa nền văn hóa khoa học và nền văn hóa nhân bản đã xảy ra vì đã nảy sinh ra ba điều kiện chính: thứ nhất là sự chuyên biệt, thứ hai là khuynh hướng duy kỹ thuật của các ngôn ngữ và thứ ba nhất là khuynh hướng giản lược. Một bộ môn yêu sách chiếm hữu được các nguyên tắc và các phương pháp để giải thích các sự kiện được các bộ môn khác nghiên cứu. Các khoa học thiên nhiên, kể cả kinh tế hay phân tâm, yêu sách ”giải thích được tất cả mọi sự”. Và như thế, người ta mở rộng ước muốn của mỗi bộ môn dùng các phương tiện riêng của mình để giải thích các vấn đề khác càng nhiều chừng nào càng hay chừng ấy. Và rốt cuộc là khoa học không nhận biết các giới hạn khách quan của mình nữa.

Hỏi: Chính vì vậy đối với thuyết duy khoa học, các môn học nhân văn khác đều lỗi thời. Nhưng trái lại, chính chủ thuyết duy vật của các khoa học gia trên thực tế đã quy chiếu các nhà tư tưng trước thời triết gia Socrate coi con ngưi như là mt đồ vật trong các đồ vật khác, và họ đã bị các triết gia Socrate và Platone phủ nhận, có phải vậy không thưa giáo sư?

Đáp: Đúng thế. Chúng ta đang chứng kiến một loại suy thoái. Các triết gia hy lạp đầu tiên, sau này được gọi là ”vật lý”, cho rằng tất cả đều chỉ là vật chất và là sự biểu lộ các tính cách vật chất của nó. Hai triết gia Socrate và Platone đã đánh bại ý thức hệ duy vật này và đưa ra ánh sáng sự khác biệt nòng cốt đặc thù giữa con người và thiên nhiên vật lý: sự khác biệt đó là tinh thần, nghĩa là trí thông minh, ý thức luân lý, khả năng tạo dựng ra thế giới văn minh và lịch sử, tóm lại là các hình thức và các giá trị của nền văn hóa nhân bản.

Hỏi: Thưa giáo sư Agazzi, đàng sau chủ thuyết khoa học và việc đề cao ý muốn hạn chế khoảng không gian của sự hiểu biết nhân bản, có điu mà giáo sư gọi là ”sự siêu hình duy vật” hay không?

Đáp: Với kiểu nói ”sự siêu hình duy vật” tôi không có ý đánh giá thấp các chiều kích tự nhiên của con người như: vật lý, hóa học, sinh lý, truyền sinh, não bộ sinh lý vv... Không thể phủ nhận các đóng góp phong phú của các khoa học thiên nhiên vì chúng đã giúp hiểu biết thế giới con người một cách tốt đẹp hơn. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng không biết tới các chiều kích khác của con người là điều không đúng đắn. Và chính các khoa học nhân văn tìm hiểu và vun trồng các chiều kích này.

Hỏi: Như thế, việc tấn kích chống lại sự hiểu biết nhân văn là do não trạng duy vật lan tràn trong các xã hội của chúng ta ngày nay hay sao thưa giáo sư?

Đáp: Vâng, có một phần là như thế thật. Nhưng còn có một lý do khác nữa: đó là ngày nay, mọi sự đều được đánh giá dựa trên một tiêu chuẩn thuần túy duy ích lợi và thực tiễn. Người ta đã đánh mất đi ý thức rằng các sự vật thật sự có giá trị lại là các sự vật ”không có ích lợi gì hết”, trong nghĩa chúng có gía trị tự tại và đáng cho chúng ta phục vụ chúng. Chủ thuyết duy ích lợi khiến cho người ta đánh mất đi chính ”chiều kích nhân bản” của khoa học, là một hình thức tuyệt vời của ”việc nghiên cứu sự thật”. Và như thế hiển nhiên là các sự hiểu biết kiểu nhân bản bị coi như là những cản trở trong việc dậy dỗ tại trường học, vì chúng lấy mất đi thời giờ và sự chú ý của sinh viên học sinh. Các sinh viên học sinh chỉ phải chú ý tới các môn học có lợi cho họ mà thôi. Như thế họ không gặp gỡ các môn học giúp nhân vị của họ trường thành và có óc phê bình bén nhậy, có tinh thần trách nhiệm và khả năng lượng định giá trị và phán đoán, trước các hoàn cảnh cuộc sống, cũng như có thái độ lựa chọn tự do và trách nhiệm.

Hỏi: Các ”môn học có lợi” là các môn học do thị trưng lao đng đòi hỏi có phải thế không thưa giáo sư?

Đáp: Vâng. Nhưng khi giản lược việc giáo dục học đường như thế có nghĩa là đã quên đi rằng không có con người nào là nhân công thuần túy cả. Đàng sau đường lối chính trị ấy có áp lực của hàng đống lợi lộc kinh tế, và nó bị bách hại bởi các cơ quan như Ngân hàng thế giới và Tổ chức cộng tác phát triển kinh tế, trái nghịch với các mục tiêu của Unesco là tỏ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc. Dĩ nhiên, tâm thức này thắng thế cũng bởi vì các lý tưởng và các giá trị đã bị lu mờ, kể cả tại Âu châu là lục địa có một nền văn hóa ”đáng ghi nhớ” được tạo thành trong thời cổ điển xa xưa và trong thời Trung Cổ.

(Avvenire 27-4-2010)
 
Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.