2010-03-26 11:11:02

NGƯỜI BẠN NGƯỜI CHA CỦA CÁC BỆNH NHÂN PHONG CÙI


Đức Cha Jean Cassaigne Sanh (1895-1973) cùng quê với thánh Vinh Sơn Phaolô (1581-1660) tại vùng Les Landes của nước Pháp.

Trong tuổi trẻ, chàng Jean thích thể thao, ưa náo động và nghịch ngợm phá phách. Trong khi đó thì thân phụ làm nghề bán rượu. Một hôm, không hiểu vì lý do gì, Jean làm đổ một thùng rượu, khiến rượu chảy ra lênh láng. Quá tức giận, thân phụ chàng không tiếc lời quát mắng. Sau cùng ông nói:
- Mày là một thằng vô tích sự, không làm nên trò trống gì. May ra thì chỉ làm Ông Cha Sở là cùng!

Lời nhiếc mắng của thân phụ không ngờ được chàng trai Jean thực hiện. Vài năm sau ”tai nạn” trên, Jean xin gia nhập chủng viện Hội Thừa Sai Paris. Năm đó chàng 25 tuổi. Sáu năm sau - 1926 - thầy Jean thụ phong Linh Mục và được chỉ định đi truyền giáo ở vùng cao nguyên miền Trung Việt Nam.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi đến Việt Nam, Cha Jean Cassaigne tình cờ khám phá ra sự hiện diện của một phụ nữ bị bệnh phong cùi. Bà bị đuổi vào rừng, sống những ngày cô đơn trong bệnh tật cùng khốn. Cha Jean săn sóc và giúp bà chết bằng an. Nhưng cũng từ đó nẩy sinh nơi Cha ước muốn thành lập một trung tâm thu nhận và chữa trị người phong cùi. Thân phụ của Cha khi nghe biết ý định của con liền bán bớt một số tài sản của gia đình và gởi tiền giúp Cha thực hiện dự án xây cất Trại Cùi Di Linh.

Cha Jean Cassaigne thường âu yếm gọi Trại Cùi Di Linh là ”Thành Phố Niềm Vui”.

Sự có mặt của Trại Cùi Di Linh đã lôi kéo sự chú ý giúp đỡ của mọi người: từ chính quyền Miền Nam Việt Nam đến chính quyền Pháp, Hoa Kỳ và Đức. Trại Cùi phát triển rất nhanh, từ con số khiêm tốn lúc khởi đầu vào thập niên 30, trại cùi Di Linh vào năm 1971 đã có thể thâu nhận 500 bệnh nhân.

Về phần Cha Jean Cassaigne Sanh, khi công việc tông đồ giữa người nghèo và đồng bào Thượng ở vùng Cao Nguyên đang tiến triển tốt đẹp thì Cha được Tòa Thánh chỉ định làm Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Sàigòn. Đức Cha thi hành chức vụ từ 1941 đến 1955, tức là năm Miền Nam Việt Nam tuyên bố thành lập chính thể Cộng Hòa. Lúc đó Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cũng đi vào giai đoạn phát triển và trưởng thành. Đức Cha Jean Cassaigne liền đệ đơn lên Tòa Thánh xin từ chức nhiệm vụ Chủ Chăn Giáo Phận Sàigòn.

Đơn xin được chấp thuận và Đức Cha Jean Cassaigne sung sướng trở lại với đoàn chiên người Thượng và những bệnh nhân Trại Cùi Di Linh. Đức Cha ở đây cho đến khi qua đời vào năm 1973, hưởng thọ 78 tuổi.

Một năm trước khi qua đời, Đức Cha được Chính Phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam ghi nhận công đức. Ngày 12 tháng 4 năm 1972, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương gửi hai nhân vật cao cấp của Chính Phủ đến trại Cùi Di Linh và trao tận tay Đức Cha Jean Cassaigne Huân Chương tán thưởng kèm theo bản văn ca tụng công đức:

- Là vị tông đồ nhiệt thành của đc bác ái, Đức Cha Jean Cassaigne ngay từ khi đặt chân lên Việt Nam đã xả thân giúp đ ngưi nghèo, đặc biệt là đng bào Thượng, về phương diện tinh thần cũng như vật chất. Ngoài ra Đc Cha cũng chú ý đến sộ phận đau thương của các bệnh nhân phong cùi, nên đã thành lập Trại Cùi Di Linh, thuộc tỉnh Lâm Đng. Nơi trại cùi này từ hơn 40 năm qua, hàng ngàn bnh nhân cùi đã tìm được niềm an ủi đỡ nâng tinh thần kèm theo những săn sóc thuốc men cho thể xác bệnh tật. Trong thời gian làm Chủ Chăn giáo phận Saigòn, Đc Cha đã không ngừng tiếp tục công tác bác ái bên cạnh người nghèo, nạn nhân thiên tai cũng như người tị nạn, không phân biệt giai cấp, màu da và tôn giáo. Sau khi từ chức Giám Quản Tông Tòa Sàigòn, Đức Cha lại về đây, sống cạnh bệnh nhân phong cùi mà Đức Cha vẫn hằng thương yêu giúp đ, trong tư cách là ”người Samaritano nhân hậu”. Dân tộc Việt Nam xin kính cẩn ghi ơn và nghiêng mình trưc các công đc, gương mẫu và tâm tình cao thượng của Đức Cha Jean Cassaigne.

Một năm sau ngày được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tuyên dương công trạng, Đức Cha Jean Cassaigne êm ái trút hơi thở cuối cùng ngày 31 tháng 10 năm 1973.

Lễ an táng Đức Cha được long trọng cử hành gần như lễ an táng một quốc trưởng. Ngoài sự hiện diện của các giới chức đạo đời, còn có đông đảo anh chị em đồng bào Thượng. Mặc dầu trời mưa tầm tã suốt ngày nhưng đã có hơn 3000 người trong đó có số đông chít khăn tang tham dự lễ an táng của Đức Cha.

Chính anh chị em đồng bào Thượng được hân hạnh khiêng linh cữu của Đức Cha đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Tất cả mọi người, đặc biệt là anh chị em phong cùi và anh chị em Thượng, thương khóc Đức Cha Jean Cassaigne Sanh như thương khóc một Người Cha, một Vị Đại Ân Nhân và nhất là như một Người Bạn.

... ”THIÊN CHÚA ẩn mình trong cơn thịnh nộ, đuổi bắt và tiêu diệt chúng con chẳng chút khoan hồng. Ngài ẩn mình thật kín giữa ngàn mây thẳm, khiến lời kinh không sao vọng tới. Ngài biến chúng con thành rác rưi, thành đồ phế thải giữa chư dân. Hết mọi kẻ thù của chúng con đều há miệng hằm hè khiêu khích. Số phận của chúng con là vực thẳm và kinh hoàng, là đổ nát và tan hoang. Mắt con trào suối lệ, thương con gái dân con tàn phế. Mắt con thành suối không ngừng chảy, cứ chảy mãi không ngừng, cho đến khi, từ Trời cao thẳm, THIÊN CHÚA nhìn xem và trông thấy tỏờng. Mắt con làm cho con nhức nhối, vì cảm thương mọi thiếu nữ Thành Đô” (Sách Ai Ca, 3,43-51).

(”MISSI”, n.6 + n.10/1973)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.