2009-12-05 12:23:10

Công tác trợ giúp bác ái trên thế giới của Hội Đồng Giám Mục Italia


Vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 2009 trận bão Ketsana đã gây ra thiệt hại nặng nề cho người dân Phi Luật Tân khiến cho gần 300 người chết, hơn 600 người bị thương và hàng ngàn người mất hết nhà cửa ruộng vườn. Nó tiếp tục thổi vào Việt Nam Lào và Campuchia và cũng đã gây ra chết chóc thương đau cho dân chúng. Tại Việt nam đã có hơn 160 người chết, trong khi tại Lào có 24 người chết và một trăm người bị mất tích và tại Campuchia có 17 thiệt mạng.
Đây đã là trận bão lớn nhất tại Phi Luật Tân trong 40 năm qua.
Trong khi đó động đất đã xảy ra tại Padang trên đảo Sumatra bên Indonesia khiến cho hơn 1.000 người chết và hàng chục ngàn người lâm cảnh khốn khó. Nhiều vùng khác tại Indonesia bị lụt lội.

Hội Đồng Giám Mục Italia đã trích từ ngân qũy 8 phần ngàn 1 triệu Euros để trợ giúp các nạn nhân của cả hai nơi. Ủy ban trợ giúp phát triển các nước đang trên đường phát triển của Hội Đồng Giám Mục Italia đã tiến hành các thủ tục và bảo đảm để các số tiền trợ giúp được dùng để mua các phẩm vật và phân phát cho các nạn nhân.

Đây không phải chỉ là công việc của ủy ban trong các trường hợp khẩn cấp, mà cũng là sinh hoạt bình thường quanh năm, nhưng ít được biết đến.

Trong phiên họp hai ngày 25-26 tháng 9 năm 2009 Ủy ban đã duyệt xét 94 dự án đến từ 39 nước đang trên đường phát triển, và đã chấp thuận 72 dự án với ngân khoản 7 triệu Euros, trong đó có 3 triệu 400 ngàn được dành cho Phi châu, 900 ngàn cho châu Mỹ Latinh và 1 triệu 700 ngàn cho Á châu.

Tại Ấn Độ dự án của Giáo Hội lễ nghi latinh Kerala được chấp thuận vì nhằm đào tạo các chuyên viên dậy cách sử dụng sợi tự nhiên. Trong vùng Amazzonia giữa Peru và Ecuador có chương trình thăng tiến các thổ dân ý thức về việc khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không hủy hoại rừng già và môi sinh. Tại Cộng Hòa dân chủ Congo có dự án xây và trang bị trung tâm chống mù chữ và đào tạo chuyên viên thủ công nghệ cho nữ giới trong khu ngoại ô N'djili, là một trong các khu xóm nghèo chung quanh thủ đô Kinshasa. Bên Colombia dự án xây một xưởng nông nghiệp đa dụng được chấp thuận trong vùng nông dân trồng cây coca. Bên Thái Lan dự án được chấp thuận là việc xây một trung tâm cho trẻ em tàn tật và một trạm xá lưu động để chẩn bệnh và phát thuốc cho dân chúng sống tại các làng xa xôi hẻo lánh. Sau cùng là dự án nhằm củng cố hệ thống y tế bên Etiopia.

Trong 14 năm qua, tức từ khi Ủy ban được thành lập, Hội Đồng Giám Mục Italia đã tài trợ cho hơn 9.000 dự án phát triển khác nhau tai nhiều nơi trên thế giới.

Trong năm 2004 Ủy ban đã tài trợ một dự án cho việc tái trồng rừng Amazzonia trong giáo phận Paranatinga thuộc bang Mato Grosso bên Brasil. Ngân khoản 50.000 Euros đã được sử dụng để thực hiện một trung tâm đào tạo và gây ý thức cho các cộng đoàn địa phương nhằm bảo vệ rừng cây Amazzonia. Chương trình tái trồng rừng hữu hiệu vì áp dụng các phương thức của thổ đân vùng này.

Trong năm 2009 qũy trợ giúp phát triển của Hội Đồng Giám Mục Italia có 85 triệu Euros. Và số tiền đã được trích ra để tài trợ cho 432 dự án là hơn 61 triệu 770 ngàn Euros. Châu Mỹ Latinh có 103 dự án với ngân khoản hơn 9 triệu 912 ngàn Euros; trong đó Uruguay có 6 dự án với ngân khoản hơn 1 triệu 143 ngàn Euros, Argentina có 13 dự án với hơn 2 triệu 656 ngàn Euros. Tại Âu châu có 4 dự án với ngân khoản hơn 386 ngàn Euros. Riêng Albania có 3 dự án với ngân khoản 362 ngàn Euros. Phi châu có 187 dự án với ngân khoản 19 triệu 636 ngàn Euros. Trong đó có 9 dự án của Burkina Faso với ngân khoản hơn 1 triệu 378 ngàn Euros; 44 dự án của Cộng hòa dân chủ Congo với ngân khoản hơn 2 triệu 19 ngàn Euros. Riêng tại Camerun trong năm 2006 Ủy ban đã tài trợ việc xây một hồ chứa hơn 100 ngàn lít nước trong lành trong giáo phận Doumé. Ngoài ra ủy ban còn tài trợ 80 ngàn Euros để thực hiện hệ thống cung cấp nước cho 2.000 dân trong cứ điểm truyền giáo Abong Mbang.

Ngoài ra Ủy ban cũng tài trợ cho 10 dự án vùng Trung Đông với ngân khoản hơn 2 triệu 85 ngàn Euros, trong đó có 2 dự án tại Siria với ngân khoản hơn 482 ngàn Euros và 2 dự án tại Israel với ngân khoản 1 triệu 64 ngàn Euros.

Tại Á châu có 125 dự án với ngân khoản hơn 9 triệu 410 ngàn Euros, trong đó có 74 dự án tại Ấn độ chiếm ngân khoản hơn 5 triệu 286 ngàn Euros; 6 dự án tại Sri Lanka với ngân khoản hơn 1 triệu 572 ngàn Euros. Đại dương châu có 1 dự án với ngân khoản 80 ngàn Euros. Số còn lại là 20 triệu 340 ngàn Euros để tài trợ cho nhiều dự án thuộc nhiều châu lục khác nhau.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Ông Giovanni Battista Gandolfo, đặc trách Ủy ban trợ giúp bác ái các nước thuộc thế giới thứ ba, về công tác trợ giúp các quốc gia đang trên đường phát triển.

Hỏi: Thưa Đức Ông, tại sao một phần của ngân qũy 8 phần ngàn của Giáo Hội Italia lại được dành cho công tác trợ giúp các nưc nghèo đang trên đường phát triển?

Đáp: Đây là điều đã được xác định trước trong luật liên quan tới ngân qũy 8 phần ngàn. Trong luật này Quốc Hội Italia đã thừa nhận tầm quan trọng và sự cần thiết đối với sự lớn mạnh và phát triển của quốc gia, đến vai trò và hoạt động của Giáo Hội, và trong khoản 48 yêu cầu một cách rõ ràng là phải huy động năng lực của mình cũng như dấn thân sử dụng uy tín của mình trong việc phân định để yểm trợ các công tác bác ái không chỉ trong nước Italia, mà cả tại các quốc gia dang trên đường phát triển nữa.

Hỏi: Các ngân qũy này được sử dụng cho các mục tiêu nào thưa Đức Ông?

Đáp: Theo luật, chúng chỉ được sử dụng cho các hoạt động xã hội thăng tiến nhân bản, giáo dục, y tế chẳng hạn, nhưng không được dùng cho các hoạt động mục vụ. Thí dụ như chúng tôi có thể dùng các ngân qũy này để xây nhà thương, nhưng không được xây nhà thờ. Hay chúng tôi có thể tài trợ các khóa đào tạo y tá, mà không được tài trợ việc đào tạo các chủng sinh.

Hỏi: Thế thì đâu là các tiêu chun để có thể trích ngân qũy tài trợ này?

Đáp: Trước hết là phải xem xét các đơn xin liên quan tới việc đào tạo và giáo dục trên tất cả mọi bình diện, kể cả việc chống mù chữ. Ngoài ra cần phải duyệt xét các dự án bảo vệ và thăng tiến các quyền con người, đặc biệt là các người bị thiệt thòi nhất. Chẳng hạn như các dự án thăng tiến nữ giới, thắng tiến quyền có sức khỏe và bảo vệ môi sinh, và sau cùng là yểm trợ các sinh hoạt lao động, trong lãnh vực nông nghiệp cũng như trong lãnh vực tiểu công nghệ.
 
Hỏi: Ủy ban có sử dụng các tiêu chuẩn tôn giáo không thưa Đức Ông?
 
Đáp: Chắc chắn là không rồi. Chúng tôi có thể trợ giúp các dự án tại những nơi có đa số dân theo công giáo cũng như tại những nơi có đa số dân không công giáo mà có đa số dân theo Hồi giáo hay Phật giáo chẳng hạn. Trong khóa họp vừa qua chúng tội đã chấp thuận một dự án tại Thái Lan trong một vùng mà tín hữu công giáo chỉ là một thiểu số rất bé nhỏ.
 
Hỏi: Như vậy Ủy ban có xin các Giáo Hội đa phương bo đảm các dự án này hay không?

Đáp: Vâng, điều này có đúng thật, nhưng đây không phải là việc bảo đảm có tính cách tôn giáo. Các người đứng ra trình dự án để xin trợ giúp phải được các Giáo Hội địa phương biết tới và được tín nhiệm. Nhưng chúng tôi chỉ hỏi các Giáo Hội địa phương cho biết ý kiến liên quan tới tính cách thích hợp và đáng tin cậy của những người xin tài trợ dự án, cũng như liên quan tới giá trị của dự án, xem chúng có phải là gốc rễ và kết qủa của sự hiệp thông và xã hội tính hay không.

Hỏi: Xem ra có rất nhiều người xin tài trợ, nhưng không phải tất cả mọi ngưi đu được chấp nhận và thỏa mãn, có đúng thế không thưa Đức Ông?

Đáp: Rất tiếc là chúng tôi bị bó buộc phải từ chối khá nhiều dự án gửi tới. Làm thế chúng tôi cũng đau lòng, nhưng chúng tôi bị bắt buộc làm như vậy. Lý do là vì ngân qũy có hạn, hay vì họ xin chúng tôi can thiệp vào các lãnh vực không được phép như các sinh hoạt mục vụ. Luật không cho phép chúng tôi chấp nhận các dự án như vậy.

Hỏi: Tổng kết lại thì đâu là giả thiết của Ủy ban trong việc lựa chọn các dự án để tài trợ, thưa Đức Ông?

Đáp: Một cách chính yếu là hạnh phúc và thiện ích của con người, nhưng cũng không quên rằng Giáo Hội không thể không hoạt động trong xã hội và trong lãnh vực bác ái theo giáo huấn của Tin Mừng, bằng cách dấn thân tôn trọng ý muốn của các công dân và của tín hữu đã ký giấy dóng góp 8 phần ngàn cho ngân qũy của Giáo Hội Công Giáo Italia.

(Avvenire 1-11-2009)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.