2009-11-10 11:44:33

“CHA GHẺ” TRỞ THÀNH ”CHA THẬT”


... Thân phụ tôi đột ngột từ trần năm 35 tuổi, để lại vợ trẻ và ba đứa con. Năm ấy tôi 14 tuổi và hai đứa em gái, đứa lên 8 đứa lên 10. Một thời gian ngắn sau đó, Mẹ tôi bắt đầu liên lạc với nhiều người đàn ông. Nhưng họ ít khi trở lại nhà lần thứ hai. Lý do: họ bị bọn 3 đứa con nít chúng tôi quấy phá, không chịu được!

Bỗng một ngày, một người đàn ông đến thăm Mẹ. Và chúng tôi biết ông sẽ trở lại dùng bữa tối với bốn Mẹ con tôi vào hôm sau. Chỉ mình tôi đủ lớn để hiểu rằng:
- Đây là người đàn ông được lòng Mẹ tôi!

Chiều hôm sau ông đến thật và Mẹ giới thiệu với chúng tôi:
- Đây là Bác Al Sbarra.

Ông tươi cười cải chính:
- Đúng ra tên của Bác là Attilio. Nhưng nhiều người gọi tắt là Al. Còn bạn bè thì tặng biệt hiệu ”Al Banana”, tức ”Al bán chuối”!

Bác Al làm nghề thợ hàn.

Từ đó Bác Al ghé thăm Mẹ con chúng tôi vào những dịp lễ. Một năm sau, Bác đến dùng bữa tối với chúng tôi mỗi ngày. Và tôi hiểu Mẹ sẽ tái hôn với Bác. Tôi không thể nào tưởng tượng Bác Al sẽ thế chỗ Ba tôi. Khi còn sống, Ba thường nóng nảy và ít gần gũi chúng tôi. Nhưng khi người qua đời rồi, tôi lại rất thương nhớ người và cảm thấy người rất gần chúng tôi .. Do đó, tôi dõng dạc tuyên bố với hai đứa em:
- Anh sẽ không bao giờ gọi ông Al bằng ”Ba”!

Vào thời gian này tôi chỉ coi Bác Al như người ”bạn trai” của Mẹ, thường đến nhà dùng bữa tối, thế thôi! Cho đến năm 1973 thì Mẹ chính thức tái hôn với Bác Attilio Sbarra. Từ đó, tôi coi Bác là ”người chồng thứ hai” của Mẹ. Thế thôi!

Tôi hờ hững, bất cần ”Cha Ghẻ” tức chồng thứ hai của Mẹ tôi!

Nhưng ”Cha Ghẻ” lại quan tâm săn sóc tôi! Ngưi đ ý đến tôi, đến mọi chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống của tôi. Người thương tôi bằng chính tình phụ tử của cha người dành cho người. Thế nhưng, tôi nhất quyết cố tình không nhận ra tình thương bao la của người. Cho đến một ngày, ”Cha Ghẻ” đề nghị tôi cùng ”Cha Ghẻ” ra nghĩa trang thăm mộ song thân của người. Ba tôi cũng được chôn nơi nghĩa trang đó. Khi đến nơi, ”Cha Ghẻ” tiến thẳng đến mộ song thân. Tôi đứng im do dự một phút. Sau đó, tôi bắt đầu đi tìm mộ của Ba mà từ ngày người qua đời, tôi không bao giờ trở lại nghĩa trang.

Tôi đứng bất động nhìn tên Ba - cũng là tên của tôi - khắc trên bia mộ với những năm sống ngắn ngủi, quá ngắn để tôi biết rõ và yêu thương người. Còn đang thờ-thẫn trước ngôi mộ của người cha quá cố, tôi bỗng cảm thấy bàn tay của ”Cha Ghẻ” đặt trên vai. Người nhẹ nhàng nói với tôi:
- Ba con là một người tốt! Người có thể làm bất cứ sự gì cho con!

Lời tán dương của ”Cha Ghẻ” dành cho ”Cha Ruột” quá cố của tôi, như giọt nước cuối cùng làm trào miệng ly. Tôi bật lên khóc nức nở .. những giọt nước mắt thương nhớ, tủi hờn và đắng cay!

Với buổi viếng thăm nghĩa trang hôm đó ”Cha Ghẻ” ngầm dạy cho tôi hiểu rằng:
- Trong con tim xuân trẻ ”dễ giận dễ hờn” của tôi, có đủ chỗ cho cả hai người: ”Cha Ruột” và ”Cha Ghẻ”!

Phần tôi, kể từ ngày đó, ”Cha Ghẻ” trở thành “Cha Thật” của tôi!

Một ngày mùa hè năm 1994, Cha tôi thức dậy với cái đau nhức nơi lưng. Người đi khám và chụp hình thì biết mình bị ung thư nơi phổi. Và chứng ung thư đã lan vào xương, đi vào giai đoạn chót. Hung tin làm cho toàn gia đình chúng tôi bàng hoàng choáng váng .. Nhưng Cha tôi tỏ ra rất bình tĩnh, sẵn sàng chấp nhận cái chết gần kề.

Lần cuối cùng tôi đến thăm người nơi bệnh viện, người mỉm cười trấn an tôi:
- Không sao con à! Đừng lo lắng quá. Rồi mọi chuyện sẽ êm xuôi!

Tôi lặng lẽ siết chặt tay người. Trước khi từ biệt người, tôi nói:
- Con thương Ba, Ba à!

Người im lặng gật đầu và siết mạnh tay tôi. Người hiểu rõ tình thương tôi dành cho người .. Tôi từ biệt người, lòng bồi hồi thổn thức và không cầm được nước mắt.

Cha tôi êm ái trút hơi thở cuối cùng tối hôm đó. Tôi như người mất hồn. Tôi không thể nào tưởng tượng rằng, từ đây, tôi sẽ không bao giờ còn nghe tiếng người nói nữa! Tôi thương nhớ người vô cùng. Tôi trìu mến mân mê những kỷ vật của người, nhưng nhất là, tôi cẩn trọng giữ gìn bài học người dạy tôi:
- Chính khi biết thật sự tha thứ mà con tim con người mới có thể mở rộng đ yêu thương ..

Chứng từ của ông Albert DiBartolomeo sống tại Philadelphia bang Pennsylvania Hoa Kỳ.

... ”Đng hành đng mà không suy nghĩ, để không hối hận về việc mình làm. Đường gồ ghề, con chớ đặt chân, kẻo vấp phải đá. Đường bằng phẳng, con đừng ỷ y. Cả con cái, cũng phải dè chừng. Trong mọi việc làm, hãy biết tự tin, đó cũng là tuân giữ mệnh lệnh .. Phải nói gì, hãy chuẩn bị sẵn, như thế, con sẽ được lắng nghe. Hãy tổng hợp kiến thức của con trước khi ứng đáp” (Sách Huấn Ca 32,19-24/33,4).

(”Reader's Digest SÉLECTION”, Janvier/1997, trang 147-152)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.