2009-11-10 16:38:18

TINH THẦN THA THỨ CÔNG GIÁO


Cha Emmanuel Tubane là Linh Mục Rwanda thuộc chủng tộc Tutsi. Cha thụ phong Linh Mục năm 1985. Vài năm sau, Cha được chỉ định làm Cha Sở nhà thờ chính tòa Butaré, thành phố đông dân thứ hai sau thủ đô Kigali. 50% dân số Rwanda là tín hữu Công Giáo.

Từ 6-4-1994 đến khoảng 15-7-1994, ròng rã khoảng 100 ngày, Rwanda bị rơi vào cảnh xung đột đẫm máu giữa hai chủng tộc Tutsi và Hutu khiến cho hàng mấy trăm ngàn người vô tội bị giết. Cha Emmanuel Tubane may mắn thoát chết trong cuộc diệt chủng này. Có người hỏi:
- Thưa Cha, Cha thoát chết, vậy Cha có sẵn lòng tha thứ cho những kẻ định tâm sát hại Cha không?

Xin nhường lời cho Cha Emmanuel Tubane.

Sự tha thứ đích thực là cử chỉ hòa bình giữa người tha thứ và kẻ được thứ tha. Tha thứ không hệ tại việc quên đi hoặc khi nói: ”Tôi tha thứ cho bạn”. Không bao giờ được thù ghét anh chị em mình, nhưng chỉ ghét bỏ điều dữ nằm trong người anh chị em cũng như nằm trong chính chúng ta. Sự tha thứ đích thực là chân lý. Nó có sức giải thoát tôi và giải thoát người anh chị em tôi. Nếu tôi thật lòng tha thứ, tôi không còn bị ám ảnh bởi ý tưởng trả thù, luôn chiếm ngự trong con tim và trong tinh thần tôi. Sự tha thứ cũng giải thoát người anh chị em tôi, bởi lẽ họ không còn cảm thấy mình là thủ phạm, là kẻ bị theo đuổi.

Công lý không phải là con đường một chiều. Nếu chỉ luôn luôn tìm cách trừng phạt các tội nhân thì người ta sẽ dễ dàng quên đi việc giúp các nạn nhân tìm lại thế quân bình .. Kính trọng sự sống tức là biết khẳng định điều gì đúng và tố giác điều gì sai. Ý nghĩa sự sống đi kèm với lòng kính trọng sự sống sẽ đưa đến việc thiết lập công lý .. Với tư cách vừa là tín hữu Kitô vừa là Linh Mục Công Giáo, tôi có bổn phận làm gương và giúp người khác biết sẵn lòng tha thứ.

Tại Rwanda chúng tôi có rất nhiều đoàn thể giúp các tín hữu Kitô suy tư và sống đạo. Đứng đầu là hội đoàn Công Giáo Tiến Hành. Tiếp đến là Hội Đạo Binh Đức Mẹ và sau cùng là Hội Thánh Tâm.

Đặc biệt Hội đoàn Thánh Tâm giúp ích cho đời sống thiêng liêng của chúng tôi rất nhiều. Chính nhờ lòng sùng kính Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU KITÔ mà chúng tôi nhận biết và chấp nhận Tình Yêu THIÊN CHÚA. Rồi chúng tôi biết trao Tình Yêu THIÊN CHÚA cho người khác.

Hội đoàn Thánh Tâm rất được phổ biến tại Rwanda. Tôi xin đan cử một thí dụ. Cụ già Augustino 75 tuổi. Cụ luôn trung thành với những gì đã đoan hứa lúc còn trẻ với tư cách là thành viên của phong trào Thánh Tâm. Cứ mỗi Thứ Sáu Đầu Tháng, cụ khó nhọc đi bộ 5 cây số đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ. Vào một ngày Thứ Sáu Đầu Tháng, thấy cụ mệt hơn thường lệ, mọi người trong gia đình đều cản không cho cụ đi lễ. Nhưng cụ Augustino giải thích:
- Tôi nhất đnh đi lễ. Bởi vì, tôi phải đi đến nguồn suối cuộc đi tôi để kín múc sức mạnh.

Nhiều tín hữu Kitô thường đọc kinh LẠY CHA nhưng không chú ý đủ đến ý nghĩa lời ”Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con”. Lời kinh này mang trọn ý nghĩa tại Rwanda. Tôi còn nhớ như in, trong những tháng ngày đau thương, khi cuộc diệt chủng diễn ra, nhiều tín hữu Công Giáo đã cầu nguyện cho những kẻ giết hại mình. Có tín hữu trước khi chết đã nói:
- Các anh không biết việc các anh làm. Do đó, chúng tôi tha thứ cho các anh. Các anh chỉ bị cơn lốc cuồng điên lôi cun đi, thế thôi!

Mãi đến ngày hôm nay, vẫn có người hỏi tôi:
- Con có quyền lên án kẻ đã làm cho con bao điều dữ không?

Tôi dứt khoát trả lời:
- Không! Anh không có quyền kết án người khác. Với tư cách là tín hữu Công Giáo, anh phải xóa bỏ khỏi tâm lòng anh mọi ước muốn trả thù. Nói khác đi, anh phải tha thứ!

Thật ra khi một người hỏi tôi như vậy, thì cũng có nghĩa là người đó đã nghĩ đến việc tha thứ và có lẽ, sẽ sẵn lòng tha thứ .. Vâng, chúng tôi phải tha thứ thì mới có thể cùng nhau đọc kinh LẠY CHA:
 
Lạy CHA chúng con ở trên trời: chúng con nguyện danh CHA cả sáng; Nước CHA trị đến; ý CHA thể hiện dưi đt cũng như trên trời. Xin CHA cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con; xin chớ đchúng con sa chước cám dỗ: nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.

(”Annales d'Issoudun”, Mars/1997)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.