2009-10-23 11:19:22

THAO LUYỆN CƠ-CHẾ NỘI-TÂM ĐỂ TIẾN BƯỚC TRONG CUỘC ĐỜI


Ông Alexandre Jollien - tín hữu Công Giáo người Thụy Sỹ - năm nay 34 tuổi, có vợ và 2 con. Điều đáng nói là ông Alexandre Jollien bị tàn tật thể xác ngay từ lúc lọt lòng mẹ. Khi chào đời, bé Alexandre bị ”cái nhau” thắt cổ khiến cho thần kinh não bộ bị tê liệt. Thần kinh tê liệt nên toàn thân bị tê liệt theo. Năm lên 3 tuổi, cha mẹ gởi bé vào Học Viện chuyên chăm sóc và chữa trị các thiếu niên tàn tật. Nhờ chữa trị và tập luyện, bé có thể tự bước đi vào năm lên 9 tuổi. Kể từ đây, cậu bé Alexandre từ từ vươn lên từ nỗi bất hạnh và thoát ra khỏi cái vòng vây của số phận mà người đời cho là khá ”nghiệt-ngã”. Xin nhường lời cho ông Alexandre Jollien phác họa lại lộ trình đi từ đau thương đến hân hoan hy vọng, được biến đổi nhờ Đức Tin Công Giáo vững mạnh và trưởng thành.

Thời niên thiếu, khi sống trong Học Viện dành cho các trẻ em tàn tật, tôi may mắn gặp Cha Morand, vị Linh Mục Tuyên Úy của Học Viện. Chính Cha mạc khải cho tôi biết:
- Chẳng những tôi có thể phát triển về mặt thể lý mà cả về lãnh vực tinh thần và tâm linh.

Chính tư tưởng này giúp tôi hiểu rằng:
- Cần phải tự thao luyện một cơ-chế nội-tâm để có thể tiến bước trong cuộc đời.

Tiếp theo sau đó, một câu nói của nhà hiền-triết hy-lạp, ông Socrate (470-399) sống trước kỷ nguyên Kitô Giáo, đã gợi-hứng cho tôi một triết lý sống. Đó là câu:
- Cần phải làm việc để trở thành người tốt, hơn là đ được sống sung túc và thoải mái.

Từ đây tôi hiểu rằng:
- Thật là điều hữu lý và hợp pháp khi tôi miệt mài tìm kiếm phương thế hữu hiệu để giảm bớt các điều kiện khó khăn do tình trạng tàn tật gây nên, nhưng trước hết, tôi cần phải cố gắng để trở thành một người tốt, một người hiền-đức.

Dĩ nhiên triết lý sống này kéo theo một hệ lụy tới quan điểm của tôi về sự tàn tật cũng như liên quan tới phán đoán phê bình của tha nhân đối với sự tàn tật của tôi.

Vào năm 14 tuổi, tôi bắt đầu say mê đọc các tác phẩm triết học. Đọc và tìm cách áp dụng triết-thuyết vào cuộc sống thường ngày. Các nhà hiền-triết Hy Lạp - như Platon (427-348) chẳng hạn - dạy tôi phải biết kiềm chế đam mê dục vọng bằng một kỷ luật sống. Từ đó, các luận lý triết học giúp tôi tự mình vươn lên từ một số phận nghiệt-ngã của người tàn tật.

Chính nhờ ý chí cương quyết mà vào năm 17 tuổi tôi có thể rời Học Viện Khuyết Tật để hoàn tất chương trình trung học rồi ghi danh vào ban triết của đại học Fribourg ở Thụy-Sỹ và môn hy-lạp cổ ở Học Viện Dublin bên nước Ái-nhĩ-lan. Lộ trình kỷ-luật học-vấn này mở ra trước mắt tôi một con đường chính yếu:
- Con đường xây dựng niềm vui.

Tôi xin xác nhận thêm rằng, dọc theo cuộc hành trình trưởng thành của tôi luôn có sự hiện của Cha Morand. Chính Cha khuyến khích tôi trong việc can đảm tự vạch ra một con đường sống, một triết lý sống. Cha không nói với tôi nhiều về THIÊN CHÚA, nhưng chính lối sống và cách xử sự nhân ái của Cha gây một ấn tượng sâu xa nơi tôi. Sự lắng nghe, lòng khoan hậu, tính quảng đại và sự tế nhị của Cha Morand như mời gọi tôi tiến bước trên con đường luôn canh tân để trở thành một người tốt, một người hiền đức.

Cách đây 2 năm, tôi hân hạnh gặp một Linh Mục dòng Tên và sau đó tôi làm 2 cuộc linh-thao theo phương pháp thánh Inhaxio. Thật là 2 tuần đại phúc. Bởi lẽ, tôi khám ra cùng lúc 3 ơn gọi của riêng tôi: làm chồng và làm cha gia đình / làm triết gia / và sau cùng làm người tàn tật.

Chính từ bên trong của ba bộ mặt cuộc đời tôi mà xuất phát ra tâm tình cầu nguyện. Thật là một khám phá mới mẻ và tuyệt vời. Từ đó tôi liên kết chặt chẽ cuộc đời tôi với đời sống cầu nguyện. Nhờ việc lắng nghe Lời Chúa, tôi móc nối Phúc Âm với đời sống thường nhật dưới cái cái nhìn của THIÊN CHÚA: sáng, trưa và tối.

Linh đạo thánh Inhaxiô giúp tôi thanh luyện Đức Tin và mở rộng tâm hồn đón nhận ơn thánh Chúa. Thật là một kinh nghiệm thiêng liêng vượt xa các ngôn từ. Tôi yêu thích hành động hơn là lời nói. Đây cũng là thái độ tôi cư xử với con cái. Với các con, tôi không nói với chúng về Đức Tin Công Giáo, nhưng chúng tôi cầu nguyện chung với nhau vào mỗi buổi tối.

Với số phận của một người tàn tật, tôi cố gắng sống cảnh tàn tật trong tươi vui, giờ qua giờ, ngày qua ngày, nghĩa là chỉ sống viên mãn giây phút hiện tại. Mỗi ngày qua, tôi luôn dâng lời cảm tạ THIÊN CHÚA không bỏ rơi tôi một mình với đau khổ và thử thách, bởi vì, bên cạnh và chung quanh tôi luôn có gia đình và bạn hữu. Ngoài ra, chính cái thân phận tàn tật dạy cho tôi cách sống chỉ chú trọng đến những gì là chính yếu, còn những cái khác chỉ là phụ thuộc, là bèo bọt chóng qua.

... ”Ước chi ân tình và tín nghĩa chẳng hề lìa xa con, nhưng nên như vòng con đeo vào c, và được con ghi khắc tận đáy lòng. Như vậy, con sẽ được cả THIÊN CHÚA lẫn phàm nhân yêu thương và quý chuộng. Hãy hết lòng tin tưởng vào THIÊN CHÚA, chớ hề cậy dựa vào hiểu biết của con. Hãy nhận biết THIÊN CHÚA trong mọi đưng đi nưc bước. Ngài sẽ san bằng đường nẻo con đi. Đừng tự coi mình là khôn ngoan, hãy kính sợ THIÊN CHÚA và tránh xa sự dữ ...
”Này con, đừng xao lãng, nhưng hãy cố gắng sống khôn ngoan và thận trọng: đó sẽ là sức sống cho tâm hồn, là đồ trang sức đeo nơi cổ. Rồi bưc đưng con đi sẽ an toàn, và chân con sẽ chẳng bao giờ vấp. Khi ngả lưng, con không khiếp sợ. Nằm xuống rồi là an giấc thảnh thơi. Đừng sợ chi khi kinh hãi bất thần ập xuống, hay kẻ ác xông vào tấn công. Vì THIÊN CHÚA sẽ ở bên con, giữ chân con khỏi sa vào cạm bẫy. Khi có thể, con đừng từ chối làm điều lành. Khi có thể cho ngay, thì con đng có nói: ”Đi đi, mai trở lại, rồi tôi sẽ cho bạn”. Đng mưu hại tha nhân, hại ngưi đang cùng con sống yên ổn. Đừng cãi cọ với ai vô cớ, khi họ chẳng làm gì để hại con. Chớ phân bì với ai tàn bạo, đừng chọn bất cứ con đưng nào nó đã đi. Vì đối với THIÊN CHÚA, kẻ gian tà là đồ ghê tởm; còn những ai chính trực, thì Ngài nhận làm bạn tâm giao. THIÊN CHÚA giáng lời chúc dữ xuống nhà kẻ gian ác, nhưng tuôn đ phúc lành trên nơi ở của những người chính trực công minh” (Sách Châm Ngôn 3, 3-7+21-33).

(”PRIER”, l'aventure spirituelle, n.310, Avril/2009, trang 4-7)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.