2009-10-12 12:14:01

Một giải pháp cho chiến tranh vùng Trung Đông


Phỏng vấn Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, về một giải pháp cho chiến tranh vùng Trung Đông

Trong những ngày vừa qua ông John Ging, giám đốc văn phòng Liên Hiệp Quốc đặc trách người Palestine đã báo động rằng sau gần một năm số người Palestine phải sống cảnh bần cùng tại Gaza đã gia tăng gấp 3. Cuộc phong tỏa Gaza của Israel chống lại các hành động tấn công của lực lượng Hamas khiến cho cuộc sống của người Palestine trở thành không chịu nổi.

Hồi đầu năm nay số người sống trong cảnh bần cùng là 100.000 trên tổng số 1,4 triệu dân tại Gaza. Nhưng nay con số này đã lên tới 300.000. Đã có 80.000 gia đình xin được trợ giúp ngoại thường. Khổ đau, nghèo túng và bần cùng tiếp tục gia tăng vì cuộc khủng hoảng do con người gây ra, ở đây là sự thất bại chính trị trong việc tìm ra một giải pháp công bằng cho các xung khắc giữa hai bên. Văn phòng nói trên của Liên Hiệp Quốc hiện cung cấp thực phẩm cấp thiết cho 750 ngàn người Palestine sống trong dải Gaza.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, về một giải pháp cho chiến tranh vùng Trung Đông.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, chiến tranh giữa ngưi Do thái và ngưi Palestine đã kéo dài từ bao thập niên qua, mà hai bên vẫn chưa tìm ra giải pháp cho các tranh chấp. Theo Đức Hồng Y đâu là vn đề của thế giới hồi giáo ngày nay?

Đáp: Vấn đề của thế giới hồi giáo ngày nay là làm thế nào để khiến cho dân chúng chấp nhận các cởi mở của một số người được soi sáng trong hàng lãnh đạo. Bạo lực và các xung khắc có thể và phải được thắng vượt, và một trong các chìa khóa của việc chung sống hòa bình là nền giáo dục tại học đường.

Hỏi: Trong các đ tài đã đưc Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhắc tới trong chuyến viếng thăm Thánh Địa từ ngày mùng 8 đến 15 tháng 5 năm nay, đâu là các đề tài có thể để lại nhiều hiệu qủa nhất?

Đáp: Tôi tin chắc là chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đã quan trọng, không phải chỉ đối với cuộc đối thoại với tín hữu hồi, mà nhất là nó quan trong đối với cuộc đối thoại đại kết, đối với sự hòa giải giữa các tín hữu Kitô với nhau nữa. Các chia rẽ giữa các Kitô hữu rõ ràng đến như có thể sờ mó được khi bước vào thăm vương cung thánh đường Thánh Mộ. Và nó là một nhát dao đâm vào tim chúng ta. Các chia rẽ đó diễn tả một cái gì gây thương tích, nhưng chúng không phải là một định mệnh. Bạo lực và các xung khắc có thể và phải được vượt thắng: đó đã là sứ điệp quan trọng nhất mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã để lại trong chuyến viếng thăm Thánh Địa hồi tháng 5 năm nay..

Hỏi: Trong nhiều năm trời khi còn làm việc tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Đức Hồng Y đã lo về quy chế quốc tế cho các nơi thánh ca thành Giêrusalem và các vùng chung quanh, Đức Hồng Y có nghĩ rằng còn có thể có một giải pháp hay không?

Đáp: Nó không chỉ là điều có thể, mà còn hơn thế nữa nó là giải pháp duy nhất có thể bảo đảm cho nền hòa bình tại Thánh Địa. Vì sẽ không có hòa bình, nếu không giải quyết vấn đề các nơi thánh một cách thích hợp. Tòa Thánh đã luôn luôn ủng hộ việc bảo đảm có một quy chế quốc tế đặc biệt cho thành thánh Giêrusalem. Nghĩa là quy chế này không thể bị thay đổi một cách đơn phương liên quan tới các nơi thánh nằm bên trong tường thành Gierusalem, như đã được trình bầy trong các họa đồ được thảo luận lâu dài. Chúng tôi đã không bao giờ nói tới quyền tối thượng chính trị và đất đai mà hai chính quyền Israel và Palestine phải thiết định, nhưng chúng tôi đã cầu mong cộng đồng quốc tế bảo đảm cho tính cách thánh thiêng duy nhất của phần này của thành Giêrusalem, một cách độc lập với những gì sẽ xảy ra trên bình diện chính trị, là vấn đề mà chính quyền hai bên phải giải quyết.

Hỏi: Đức Hồng Y đã từng định nghĩa cuộc xung đột tại vùng Trung Đông như là ”mẹ của các cuộc chiến”, nếu nó ngưng thì một giai đoạn tiến bộ và phát triển sẽ được mở ra cho toàn vùng. Ngày nay Đức Hồng Y có còn thấy như thế nữa hay không?
 
Đáp: Chắc chắn rồi. Còn hơn thế nữa ngày nay xác tín ấy còn mạnh mẽ sống động hơn trước. Chúng ta hãy nghĩ tới một Trung Đông không có chiến tranh. Có biết bao nhiêu hạnh phúc và thịnh vượng được phổ biến cho tất cả các dân tộc trong vùng, nếu tất cả tiền bạc dùng cho chiến tranh được dành cho việc xây cất các cơ cấu hạ tầng, trường học, tạo công ăn việc làm cho dân vv... Người ta sẽ tin tưởng nhau, và chia sẻ các tài nguyên, kỹ thuật và văn hóa với nhau.

Hỏi: Vậy ngày nay Đức Hồng Y thấy có viễn tượng nào cho hòa bình hay không?

Đáp: Từ những gì chúng ta biết được qua các phương tiện truyền thông, ngày nay có thể ghi nhận hai khía cạnh tích cực: thứ nhất là tất cả mọi người đều nói tới hai quốc gia, và thứ hai tổng thống Abu Mazen đã tuyên bố rằng xã hội Palestine đã lựa chọn con đường đối thoại và thương thuyết. Nhưng sự hiện diện của bức tường phân cách thì ít khích lệ hơn. Nó gây cho chúng ta biết bao ấn tượng và có thể ghi nhận sự thiếu tin tưởng giữa người Do thái và người Palestine. Tuy nhiên đàng khác chúng ta cũng biết rằng không thể một sớm một chiều mà có thể từ chiến tranh bước sang hòa bình được. Điều khiến cho chúng ta đau đớn thực sự trong cuộc khủng hoàng này đó là: thứ nhất sự sợ hãi người khác, và thứ hai là nhận thấy rằng không thể giải quyết một vấn đề công bằng quốc tế, trong khi có thể giải quyết được. Hai dân tộc có quyền sống trong hai quốc gia với cùng phẩm giá và quyền tối thượng và tự do như nhau. Chúng tôi đã thường nhắc nhớ các nguyên tắc này với các vị hữu trách của cộng đồng quốc tế, các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc không bao giờ được tôn trọng, và chúng tôi đã nhấn mạnh rằng bạo lực đã thắng công quyền.

Hỏi: Diễn văn của tổng thống Barack Obama tại Cairo thủ đô Ai Cp đã khơi dậy các chờ đợi lớn, Đức Hồng Y có nhận thấy thế không?

Đáp: Mọi người đều tin nơi tổng thống Obama. Và chắc chắn với bài diễn văn này ông đã tạo ra một bầu khí thanh thản và cởi mở hơn. Ông đã nói với tất cả mọi người hồi và đã muốn xác định với tất cả mọi người rằng không cần phải sợ hãi Hồi giáo. Ông đã nhắc tới nỗi khổ đau của hai dân tộc, và ông đã tái yêu cầu phía Israel không thành lập các làng mới và ngưng việc xây cất các làng đã bắt đầu. Cần phải xem sẽ có các sáng kiến cụ thể nào được đưa ra, vì khi nói chuyện với người Israel cũng như người Palestine chúng tôi nhận thấy họ đã qúa mệt mỏi với các bài diễn văn, các lời hứa và các hội nghị quốc tế rồi: tất cả họ chỉ muốn trông thấy các sự kiện cụ thể thôi.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Tòa Thánh đã nhiều lần yêu cầu cộng đồng quốc tế dấn thân. Nhưng c dư luận công cộng Tây âu cũng mệt mỏi tự hỏi tại sao đã có các công bố, các bản thảo thỏa hiệp và các bản đ xác định, mà chiến tranh trong vùng vẫn chưa chấm dứt là thế nào...

Đáp: Tôi tin rằng nó tùy thuộc sự kiện từ bao năm nay bạo lực đã thắng công quyền, khiến cho lý trí bị lu mờ và không thể đối thoại. Ngoài ra cộng đồng quốc tế đã có thái độ thụ động, có lẽ nhất là trong giai đoạn đầu, sau thế chiến, đã không dấn thân thành lập một quốc gia Palestine. Thế rồi cũng không thể chối cãi rằng việc khủng bố phá hoại đã tạo ra một guồng máy bạo lực tồi bại và báo thù khiến cho hai bên đều điếc, không nghe được các lý lẽ của bên kia nữa. Và chiến tranh, như Đức Gioan Phaolô II đã nói, luôn luôn là một thất bại của nhân loại. Nhưng chưa bao giờ cộng đoàn quốc tế và đặc biệt là giới lãnh đạo các quốc gia lại có các dụng cụ pháp luật đầy đủ giúp giải quyết các tranh chấp như ngày nay mà không cần phải sử dụng chiến tranh. Một cách đơn sơ chỉ cần áp dụng các luật lệ ấy là đủ.

Hỏi: Như thế có nghĩa là thiếu ý chí chính trị để giải quyết vấn đề, có phải thế không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Vâng. Chắc chắn là như thế. Và chính tại đó mà cuộc đối thoại liên tôn có thể góp một phần lớn, mà không bị chính trị hóa.

Hỏi: Các nhà trí thức hồi giáo cải cách thừa nhận rằng cho tới nay lịch sử hồi giáo thiếu thuyết thiên khải, thiếu việc thừa nhận quyền tự do lương tâm, thiếu việc áp dụng phương pháp phê bình lịch sử vào kinh điển thánh. Việc thừa nhận này có kết qủa nào đối với cuộc đối thoại hay không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Trước hết phải thừa nhận rằng từ lâu, trước khi có thuyết thiên khải, Kitô giáo đã đưa ra ý niệm bản vị con người tự do và thừa nhận quyền tự do lương tâm. Đối với tín hữu Kitô cầu nguyện là đối thoại với Thiên Chúa, là chuyện vãn với Ngài, trong khi đối với tín hữu hồi, như từ Islam diễn tả, cầu nguyện tương đương với ”quy phục”. Trong Hồi giáo không có ý niệm về chức làm cha hay tình cha của Thiên Chúa, không có ý niệm Thiên Chúa là Cha.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, trong các cuộc gặp gỡ với hàng lãnh đạo hồi giáo việc trao đổi liên quan tới quyền tự do đi đo đã như thế nào?

Đáp: Một phần các vị lãnh đạo hồi giáo chấp nhận các nguyên tắc này. Điều khó khăn đó là khiến cho dân chúng chấp nhận sự cởi mở này của một số các vị lãnh đạo được soi sáng. Đây là vấn đề lớn vì thế chúng tôi nghĩ phải đầu tư vào trường học, vì chính sự dốt nát sinh ra sự sợ hãi. Một nữ tu làm việc tại Cairo có nói với tôi rằng: ”Đức Hồng Y xem đó trong khu phố này chúng con có một đền thờ hồi giáo, một nhà thờ và một trường học. Tương lai ở trong trường học”. Đây là thí dụ có thể trông thấy bên Libăng: đó là sự chung sống mà người ta có thể tạo ra qua trường học và đại học. Một trong các dấu chỉ hy vọng đó là trong các năm qua nhiều trường công giáo đã được mở trong các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư, chứ không phải chỉ tại Trung Đông, và có thể nhận ra các kết qủa tốt đẹp của chúng. Mới đây có một nhân viên ngoại giao thuộc Bán đảo A rập nói với tôi rằng: ”Tất cả những gì tôi biết là nhờ trường công giáo, nơi tôi đã theo học từ nhỏ, được tôn trọng và không bao giờ là đối tượng của việc chiêu dụ tín đồ”. Đây thật là một lời khen rất đẹp.

(Avvenire 2-10-2009)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.