2009-08-21 11:26:40

Các nước Tây Âu phải có lập trường cứng rắn bảo vệ quyền tự do của các Kitô hữu


Một số nhận định của ông Franco Frattini, ngoại trưởng Italia và Linh Mục James Channan, Bề trên phó tỉnh dòng Đa Minh Pakistan về các vụ bách hại Kitô hữu tại Pakistan

Từ hai tháng 7 và tháng 8 năm 2009 đã xảy ra các vụ bách hại và tấn kích các Kitô hữu bên Pakistan, do các nhóm hồi cuồng tín chủ mưu. Ngày 30-6-2009 giới chức lãnh đạo đền thờ hồi giáo đã khích động một nhóm 600 tín hữu hồi tấn công nhà của 100 tín hữu Kitô tại Bahmani thuộc quận Kasur trong bang Punjab. Họ tố cáo các tín hữu Kitô tội phạm thượng chống lại Hồi giáo. Ngày 1-8-2009 một nhóm khoảng 1000 người hồi cuồng tín, trong đó có nhiều người đeo mặt nạ, đã cướp bóc và đốt phá thêm 75 tư gia và 2 nhà thờ của Kitô hữu trong làng Korian, thuộc quận Toba Tek Singh trong bang Punjab, khiến cho 7 người bị chết cháy trong đó có 2 trẻ em.

Luật phạm thượng đã do tướng Zia Ul Haq đưa ra năm 1986 nhằm củng cố quyền lực chính trị của mình. Nó tương đương với khoản 295 B và 295 C của hình luật Pakistan. Khoản B liên quan tới các xúc phạm tới kinh Coran có thể bị tù chung thân, khoản C xử tử hình hay tù chung thân những ai nói xấu hay nói phạm đến Mahomed. Năm 2004 chính quyền Pakistan đã tu chính luật này để tránh các lạm dụng và khẳng định rằng cảnh sát phải điều tra chắc chắn nội vụ, trước khi bắt giữ nạn nhận thay vì bắt giữ ngay như trước kia. Nhưng các vụ lạm dụng luật phạm thượng để trả thù cá nhân hay để thủ lợi vẫn tiếp tục. Các lời buộc tội thường vu vơ và vô lý, nhưng đủ để cho các nhóm hồi cuồng tín đánh chết người vô tội.

Giáo Hội Công Giáo Pakistan có 1,2 triệu tín hữu sống trong 7 giáo phận gồm 113 giáo xứ và 250 cứ điểm truyền giáo. Nhân lực của Giáo Hội gồm 8 Giám Mục, 269 Linh Mục, 840 nam nữ tu sĩ, và 630 giáo lý viên.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị một số nhận định của ông Franco Frattini, ngoại trưởng Italia, về các vụ bách hại Kitô hữu tại Pakistan.

Hỏi: Thưa ngoi trưởng Frattini, ngoại trưởng nghĩ gì về các vụ Kitô hữu bị các nhóm hồi cuồng tín bách hại tại Pakistan trong thời gian qua?

Đáp: Tại Italia và bên Âu châu này chúng tôi đã luôn luôn lắng nghe tiếng kêu của cộng đoàn hồi giáo. Và chúng tôi đã luôn luôn tìm cách chú ý tới các đòi hỏi của họ và hiểu các quyền lợi của họ. Như thế mà tại sao tại nhiều nơi trên thế giới tự do tôn giáo của các Kitô hữu lại bị người hồi khước từ? Tại sao lại có các vụ tấn công được mưu toan giàn xếp trước trong bang Punjab? Tai sao lại xảy ra các vụ bách hại và tấn kích tập thể chống lại các Kitô hữu như thế?

Tôi vẫn còn nhớ các lời tổng thống Barack Obama đã nói tại Cairo, thủ đô Ai Cập: các lời quan trọng trao ban cho thế giới hồi giáo một niềm hy vọng mới. Giờ đây chúng tôi mạnh mẽ đòi hỏi rằng niềm hy vọng, mà chúng tôi đã cho các tín hữu hồi có được, không bị lấy mất khỏi các tín hữu Kitô. Và chúng tôi đòi hỏi điều đó một cách mạnh mẽ nhất. Nhưng lời nói thôi không đủ, cần phải có các sự kiện, các hành động. Nghĩ rằng có thể chiến thắng thách đố này bằng cách giới hạn trong việc bầy tỏ nỗi đau đớn và bất bình là khờ đại. Giờ đây tới phiên Âu châu. Liên hiệp Âu châu không thể không chú ý tới sự kiện này, không thể nhắm mắt bịt tai làm ngơ. Và tôi chờ đợi nơi Hội Đồng Bộ Trưởng môt dấu hiệu mạnh mẽ trong phiên họp vào tháng 9 tới này.

Hỏi: Lá thư ngoi trưởng gửi cho ông Carl Bildt, ngoại trưởng Thụy Điển, Chủ tịch theo lượt của Liên hiệp Âu châu, có phải là bưc đầu tiên hay không?

Đáp: Vâng, nó là bước đầu tiên. Italia hay Âu châu thôi cũng không đủ. Toàn thế giới văn minh phải đồng thanh mạnh mẽ lên tiếng trước Liên Hiệp Quốc rằng tự do tôn giáo có nghĩa là tự do cho tất cả mọi tôn giáo.

Hỏi: Ngoại trưởng có tin rằng các lời nói có thể biến thành sự kiện không? Có lẽ đã có một sự nhậy cảm nào đó bên Tây Phương chăng?

Đáp: Tôi xin nói thật: sự nhậy cảm đó còn ít, chưa đủ, chưa đạt được mức đúng đắn phải có... Ít nhất là cho tới nay. Sau những vụ xảy ra bên Punjab, đã chỉ có Italia là lên tiếng phản đối. Nhưng trong qúa khứ qúy vị có nhớ một tiếng nói nào của Liên Hiệp Âu châu chống lại các bạo lực có hệ thống xảy ra bên Somalia không?

Hỏi: Somalia mà cả Ấn Độ và Irak nữa cũng đã không có nước nào lên tiếng có đúng vy không, thưa ngoi trưởng?

Đáp: Đúng thế. Đã có qúa nhiều thinh lặng trong khối Âu châu. Và Italia đã là quốc gia duy nhất lên tiếng yêu cầu tôn trọng tự do tôn giáo. Sau các biến cố xảy ra trong bang Orissa bên Ấn Độ, chính chúng tôi đã nêu vấn đề trong hội nghị thượng đỉnh giữa Âu châu và Ấn Độ dưới quyền chủ tịch của Pháp. Rồi sau các vụ Kitô hữu bị người hồi bách hại tại Mossul, chính chúng tôi đã sang viếng thăm Irak...

Hỏi: Ngoại trưởng có bao giờ tự hỏi tại sao Liên Hiệp Âu châu lại vắng mặt như thế không?

Đáp: Có thể họ nghĩ rằng bảo đảm quyền lợi hoàn toàn của người hồi có nghĩa là tái tạo quân bình cho các bất công qúa khứ chăng... Các Kitô hữu bị coi như là thành phần của thế giới mạnh mẽ cường lực... Họ là thế giới Mỹ, thế giới Âu châu, họ không có gì để mà che chở cả.

Thế nhưng trái lại, các vụ tấn kích ngày càng gia tăng. Và giờ đây là lúc phải nói rằng đủ rồi. Sự kiện có qúa nhiều bạo lực đòi buộc Liên Hiệp Quốc phải đối phó với vấn đề và đưa ra một tín hiệu... Tôi mới hội kiến với ngoại trưởng Ali Tikri của Libia, tân chủ tịch của Liên Hiệp Quốc và tôi đã trình bầy với ông sự chờ mong của chính quyền Italia trong phiên họp tới...

Hỏi: Thế còn quyền tự do tôn giáo và việc đối thoại liên tôn thì sao thưa ngoi trưởng?

Đáp: Các quyền của Kitô hữu là vấn đề đại đồng, của toàn thế giới, chứ không phải chỉ là vấn đề liên quan tới Kitô hữu. Và quyền tự do tôn giáo là nguồn gốc và tổng kết của tất cả các quyền tự do khác của con người. Không phải tôi nói điều này mà chính Đức Gioan Phaolo II đã khẳng định như thế.

Hỏi: Ngoại trưởng có nhận được tin tức gì từ Punjab hay không?

Đáp: Đại sứ Italia tại Pakistan có cho tôi biết rằng đây là lần đầu tiên chính quyền có phản ứng. Họ đã bắt giữ nhiều người hồi cuồng tín gây ra các vụ bách hại và tấn kích dã man các Kitô hữu. Lý do là vì chính quyền Italia đã phản ứng mãnh liệt và họ đã hiểu. Italia sẽ tiếp tục cộng tác và trợ giúp Pakistan trên con đường khó khăn củng cố chính trị và kinh tế. Nhưng chúng tôi yêu cầu chính quyền Pakistan phải có hành động mạnh mẽ chống lại các nhóm hồi cuồng tín đang bách hại các Kitô hữu.

*** Tiếp theo đây là một số nhận định của Linh Mục James Channan, Bề trên phó tỉnh dòng Đa Minh Pakistan, về các vụ bách hại Kitô hữu tại Pakistan.

Hỏi: Thưa cha Channan, có thể nói tới các vụ bách hại tôn giáo không hay đây ch là các hành động tội phạm viện cớ lòng tin thôi?
 
Đáp: Các hành động khủng bố phá hoại và bách hại chống lại các Kitô hữu đã được thi hành nhân danh tôn giáo, với lời vu khống phạm tới Kinh Coran. Luật phạm thượng tức các khoản 295 B 295 C trong Luật Hình sự Pakistan kết án tử những ai nói phạm đến Mahomed và xúc phạm tới Kinh Coran. Và cái chết đó có thể xảy ra qua bàn tay giận dữ của một nhóm người hồi. Trong trường hợp các thẩm phán nói người đó vô tội, thì người ấy phải bỏ xứ đi sống ở một nơi khác, vì mạng sống của họ luôn gặp nguy hiểm. Ngoài ra cũng nên ghi nhận rằng số tín hữu hồi bị tù vì tội phạm thượng là khoảng 400 người, tức đông hơn số các tín hữu Kitô rất nhiều.

Chỉ khác có điều là trong trường hợp của các Kitô hữu, nếu có ai bị tố cáo phạm thương, thì toàn cộng đoàn kitô bị tấn công và bách hại.

Hỏi: Như vậy thì có thể làm gì trong các điều kiện này thưa cha?

Đáp: Chén nước đã đầy qúa rồi. Các Kitô hữu Pakistan yêu cầu nhà nước hủy bỏ hai khoản luật phạm thượng đã gây ra các vụ bạo hành trong các tuần vừa qua. Các Giám Mục Công Giáo và Tin Lành đã tuyên bố toàn nước để tang ba ngày, và chúng tôi đã đóng cửa các trường học trong ba ngày. Trong nhiều thành phố như Lahore, Islamabad, Rawalpindi, Multan, Bahawalpur, và Sargodha, Kitô hữu đã tham dự các buổi tuần hành phản đối làn sóng bách hại Kitô hữu, và họ yêu cầu chính quyền đưa các thủ phạm ra trước công lý, cũng như bảo đảm cho tín hữu có nhiều an ninh hơn đối với mạng sống và nhà cửa của họ. Đại Imam đền thờ hồi giáo Lahore, ông Maulana Abdul Khabir Azad đã liên đới với các Kitô hữu và mạnh mẽ lên án các vụ bách hại này. Ông coi chúng là các âm mưu tạo căng thẳng giữa các cộng đoàn và nhằm đánh phá các nỗ lực đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo.

Hỏi: Thưa cha Channan, các tín hu Kitô đã tố cáo chính quyền là chậm trễ và thờ ơ trong vic ngăn chặn các vụ bạo hành này, có đúng thế không?

Đáp: Có thể nói rằng cảnh sát và lực lượng an ninh tai Gojra đã không ngăn chặn các vụ tấn kích chống lại các Kitô hữu. Khi mọi sự đã xong rồi, nhà của các Kitô hữu đã bị cướp bóc và đốt phá khiến cho 7 người bị chết cháy rồi, thì ngày mùng 1-8-2009 chính quyền Punjab mới gửi dân quân tới. Và phải có áp lực mạnh của Đức Cha Joseph Couts, Giám Mục Faisalabad và Đức Cha John Samuel của Giáo Hội Tin Lành Pakistan, cũng như của thủ tướng bang Punjab, và tín hữu đã phải đem quan tài của các nạn nhân để ngang đường xe lửa và đe dọa không chôn cất họ, chính quyền địa phương mới viết bài tường trình nội vụ.

(Avvenire 5-8-2009)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.