2009-07-05 17:29:11

Kinh Truyền tin chúa nhựt 5-7: Máu Thánh Chúa Giêsu


Ở Việt Nam, ai cũng biết rằng tháng 6 đưc dành đ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, nhưng có l ít người biết đến tục lệ dành tháng 7 để kính Máu thánh (hay cũng gọi là Bửu huyết) Chúa Giêsu). Thực ra tục lệ này không được phổ biến sâu rộng lắm. Mặc dù trong Tân ước, nhiều đon văn nói đến Máu thánh Chúa Giêsu đã đ ra để rửa sạch tội lỗi chúng ta, và vào thời Trung cổ, thánh nữ Catarina Siena cũng nói đến Máu Thánh trong nhiều bức thư, nhưng việc dành ra một lễ hay một tháng để tôn kính Máu Thánh Chúa mới được khởi xướng từ đầu thế kỷ 19 tại Rôma do cha Francesco Albertini, và được sựởng ứng của thánh Gaspare del Bufalo, vị sáng lập dòng các Thừa sai Máu Thánh Chúa Giêsu. Năm 1822, thánh Gaspare xin Toà thánh được mừng lễ kính Máu Thánh Chúa vào chúa nhựt đu tháng 7, và được Bộ lễ nghi chấp thuận nhưng ch được mừng trong nội bộ của hội dòng. Đức Thánh Cha Piô IX dời sang ngày 1 tháng 7. Sau công đồng Vaticanô II, lịch phụng vụ gom lễ Máu Thánh chung vào lễ Mình Thánh Chúa, tuy nhiên đức Phaolô VI vẫn cho phép lịch riêng của dòng được cử hành lễ vào đầu tháng 7.
Bài huấn dụ trưc khi đọc kinh Truyền tin trưa hôm qua đưc dành để suy niệm về Máu thánh Chúa Giêsu, như bảo chứng của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta là những tội nhân. Sau khi ban phép lành Toà thánh, đc thánh cha đã bày tỏ lòng đau buồn vì vụ nổ bom trước nhà thờ chánh tòa Cotabato ở miền nam Philippin, đang khi đức tổng giám mục đang cử hành Thánh lễ, gây cho ít là 6 người thiệt mạng và 30 người bị thương.
Nguyên văn bài huấn dụ như sau.

Anh chị em thân mến

Trước đây, chúa nhựt đầu tháng 7 được dành để mừng lễ kính Máu rất châu báu của Chúa Giêsu. Hồi thế kỷ vừa qua, vài vị tiền nhiệm của tôi đã công nhận lòng tôn sùng đó, và chân phước giáo hoàng Gioan XXIII, với tông thư Inde a primis (30/6/1960), đã giải thích ý nghĩa và châu phê kinh cầu. Đề tài máu, gắn liền với Chiên Vượt qua, đã được nói nhiều trong Kinh thánh. Trong Cựu ước, việc rảy máu của con vật được hiến tế là biểu tượng cho việc thiết lập giao ước giữa Thiên Chúa với dân, như đọc thấy trong sách Xuất hành: “Bấy giờ ông Mose lấy máu rồi rảy trên dân và nói: Đây là máu giao ước mà Thiên Chúa đã lập với anh em dựa trên những lời ấy” (Xh 24,8)

Chúa Giêsu đã dùng những lời đó trong bữa Tiệc Ly, khi trao chén rượu cho các môn đệ và nói: “đây là máu giao ước của Thầy, được đổ ra cho muôn người để họ được tha thứ tội lỗi” (Mt 26,28).Thực vậy, từ lúc bị đánh đòn cho đến khi cạnh sườn bị đâm thủng sau khi đã chết trên thập giá, Đức Kitô đã đổ hết máu của mình, như là Con chiên tinh tuyền để cứu chuộc muôn loài. Giá trị hy tế của máu đức Giêsu đã được nhiều đoạn văn Tân ước đề cập rõ ràng. Nhân Năm Linh mục này, chỉ cần trưng dẫn một đoạn văn từ thư gửi dân Do thái cũng đủ: “Đức Kitô … đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình. Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta. Vậy nếu máu các con dê, con bò, nếu nước tro của xác bò cái, đem rảy lên mình những kẻ nhiễm uế còn thánh hoá được họ, nghĩa là cho thân xác họ trở nên trong sạch, thì máu của Đức Kitô càng hiệu lực hơn biết mấy. Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, Đức Kitô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn lên Thiên Chúa. Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng Thiên Chúa hằng sống” (Dt 9,11-14).

Anh chị em thân mến, trong sách Sáng thế có viết rằng máu của ông Anbel, bị giết bởi Cain là anh mình, đã kêu lên thấu đến Trời (xc. 4,10). Tiếc rằng ngày nay cũng như thời xưa, tiếng kêu gào vẫn chưa dứt, bởi vì máu con người vẫn còn đổ ra do khủng bố, bất công, thù hận. Chừng nào loài người mới học biết rằng mạng sống là linh thiêng và chỉ thuộc về Thiên Chúa mà thôi? Chừng nào chúng ta mới hiểu rằng tất cả đều là anh em với nhau? Đối lại với tiếng kêu của máu đổ ra, vang lên từ khắp cùng trái đất, Thiên Chúa đã đáp lại bằng máu của Người Con của mình, đấng đã hiến ban mạng sồng mình cho chúng ta. Đức Kitô không lấy ác báo ác, nhưng lấy thiện để báo ác nhờ máu vô giá của mình. Máu của đức Kitô là bảo chứng của tình thương chung thủy của Thiên Chúa đối với nhân loại. Khi nhìn ngắm những vết thương của đức Kito, mỗi người, dù tình trạng luân lý đồi tệ mấy chăng nữa, cũng vẫn có thể nói rằng: Chúa không từ bỏ tôi, Chúa yêu thương tôi, đã ban mạng sống cho tôi, và nhờ đó họ lấy lại niềm hy vọng.

Đức Maria đứng dưới chân thánh giá cùng với tông đồ Gioan, đã tiếp nhận di chúc của máu đức Kitô. Nguyện xin Mẹ giúp chúng ta khám phá kho tàng vô giá của hồng ân này và sống trong niềm tri ân bất tận.

Bình Hòa








All the contents on this site are copyrighted ©.