2009-04-03 11:27:44

LỜI THÁCH THỨC VÀ TIẾNG KÊU THAN (CHÚA NHẬT LỄ LÁ B)


LỜI CHÚA: Marcô 14 - 15

Bài Thương Khó Đc GIÊSU KITÔ, Chúa chúng ta, theo thánh Marcô .. Đến giờ thứ chín, Đức Chúa GIÊSU kêu lớn tiếng rằng: ”ELOI, Lamma-sabachtani!” có nghĩa là: ”Lạy Chúa con, lạy Chúa con! Tại sao Chúa bỏ Con?” Có mấy ngưi đng đó nghe thấy liền nói rằng: ”Kìa, Ông ấy gọi Elia”. Bấy giờ có kẻ chạy đi nhúng miếng bông biển đầy dấm, cuốn vào cây gậy và đưa lên cho Người uống mà rằng: ”Hãy đi xem Elia có đến đem Ông ấy xuống không?” Nhưng Đức Chúa GIÊSU kêu một tiếng lớn và trút hơi thở.
 
SUY NIỆM

”Hãy đợi xem Elia có đến đem Ông ấy xuống không?”

Một lời nhạo-báng khiêu-khích thật đáng khiếp sợ biết bao!!! Trước đau khổ tột cùng của Thầy Chí Thánh đang bị treo trên Thánh Giá, đang hấp hối và rất cần sự nâng đỡ ủi an, thế mà, những người có mặt đã không ra tay trợ giúp, lại còn dám buông lời trêu-chọc thách-thức! Làm sao có thể giải thích được cái ác-tâm ác-ý của loài người???

Khi chọn một câu xem ra có vẽ tiêu-cực nhất trong bài Thương Khó của Chúa Nhật Lễ Lá để suy tư, thì không phải để lên án bất cứ ai, cho bằng, xem xét chính mình để hồi tâm thống hối. Cùng lúc, để nhận ra Tình Yêu bao la không bến không bờ của Đấng Cứu Độ nhân loại.

Tín hữu Công Giáo xét mình trong tương quan với tha nhân. Tha nhân chính là anh chị em sống bên cạnh. Làm thế nào để có tâm lòng quảng đại chiếu tỏa ra bên ngoài bằng cái nhìn bao dung, lời nói bao dung, cử chỉ bao dung và hành động bao dung? Thật khó biết bao! Khó, bởi vì tâm lòng con người nhỏ-nhoi và bần-tiện. Thế nhưng, tín hữu Công Giáo có phương thế tuyệt hảo là bí tích Giải Tội. Mỗi lần xưng tội là mỗi lần giúp hồi tâm. Bí tích Giải Tội trao ban ơn tha thứ và trả lại tước vị làm con cái THIÊN CHÚA. Thử hỏi có cuộc sống nào bảo đảm hơn cuộc sống của tội nhân hoán cải và được tha thứ??? Hãy trở về, hãy trở về! Hãy ăn năn thống hối.

Kể từ nay, mỗi lần trông thấy một cảnh đời thống khổ, một gương mặt đau thương, một thân hình tàn tật thảm hại, tín hữu Công Giáo thề hứa không bao giờ ngoảnh mặt làm ngơ, và nhất là, không bao giờ dám buông lời chế nhạo. KHÔNG! Tuyệt đối KHÔNG! Tha nhân thống khổ là hình ảnh của chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ thống khổ khi Ngài bị treo trên Thánh Giá. Tín hữu Công Giáo thề hứa không lấy dấm chua và nói lời cay đắng, nhưng lấy nước trong lành và lời dịu ngọt để an ủi anh chị em đang khốn khổ đói nghèo. Đói nghèo về vật chất lẫn tinh thần.

”Lạy Chúa con, lạy Chúa con! Tại sao Chúa bỏ Con?” Đó là tiếng kêu than trong giờ phút đen tối nhất. Đó không phải là lời trách cứ THIÊN CHÚA. KHÔNG! Ngàn lần KHÔNG! Bởi lẽ, chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ đã thốt lên trên Thánh Giá. Nơi vườn Giệtsêmani khi ”cảm thấy hãi hùng xao xuyến” trước CHÉN ĐẮNG sẽ uống, Đức Chúa GIÊSU KITÔ cũng đã thân thưa cùng THIÊN CHÚA CHA rằng: ”CHA ơi, xin ct CHÉN ĐẮNG này xa Con!” (Máccô 14,33+35).

Lời than thở ”Lạy Chúa con, lạy Chúa con! Tại sao Chúa bỏ Con?” không biểu lộ tâm tình trách móc hay tuyệt vọng. Trái lại, nó chứa ẩn lòng tin. TIN nơi sự trợ giúp, sự hiện diện và sự công chính của THIÊN CHÚA ngay giữa lúc quyền lực sự dữ - trong phút chốc - xem ra như dành phần chiến thắng! Đó là những giây phút đen tối mà quyền lực sự dữ muốn kéo con người đi vào vòng phản-loạn, tuyệt-vọng hoặc run-sợ trước Đấng là Thẩm Phán Chí Công Chí Thánh.

Tiếng kêu ”Lạy Chúa con, lạy Chúa con! Tại sao Chúa bỏ Con?” trở thành niềm an ủi vô bờ cho tất cả những ai lâm cảnh khốn cùng. Khốn cùng về mọi mặt vật chất cũng như tinh thần. Và xem ra THIÊN CHÚA làm ngơ để cho sự ác lộng hành. Nhưng tín hữu Công Giáo vững tin không nao núng. Sức mạnh chúng ta kín múc được là nhờ chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ đã chịu đóng đinh và chết trên Thánh Giá. Thánh Giá trở thành Cây Sự Sống trao ban ơn cứu rỗi. Thánh Giá thông truyền Đức Tin và niềm Hy Vọng. Một niềm Hy Vọng vượt lên trên tất cả mọi hy vọng thế trần.

Sách Khải Huyền viết: Những người mặc áo trắng kia là ai vậy? Thưa họ là những ngưi đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong Máu Con Chiên (7,13-14). Máu Con Chiên đã đổ ra vì tất cả tội nhân chúng ta.

Cuộc nhập thể làm người của Đức Chúa GIÊSU KITÔ với 3 năm công khai rao giảng Tin Mừng đã đạt chóp đỉnh nơi Cây Thánh Giá trên đồi Can-Vê. Chóp đỉnh của cuộc Khổ Nạn. Cuộc Khổ Nạn tự ý chấp nhận và tự ý hiến dâng. Chúa Nhật Lễ Lá đưa tín hữu Công Giáo vào sống tâm tình thật trang trọng thật tri ân và tràn đầy ý nghĩa của Tuần Thánh.

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.