2009-02-15 18:00:13

Kinh Truyền tin 15-2-09


Bài suy niệm trưc khi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt hôm qua hoàn toàn chú trọng vào việc tìm hiểu ý nghĩa đoạn sách Tin mừng đọc trong thánh lễ, chứ không thêm ý tưởng nào khác mang tính cách thời sự, tuy rằng những đ tài đó không thiếu. Những ai thường xuyên theo dõi tin tức của bản đài đều biết kỷ niệm 80 năm thành lập quốc gia Vatican vào ngày 11 tháng hai. Một biến cố khác là kỷ niệm 25 năm đức thánh cha Gioan Phaolô II thành lập quỹ Sahel, nhằm phát triển các quốc gia nghèo đói ở Phi châu. Sự kiện này được gắn với Thượng hội đồng giám mục Phi châu mà chương trình nghị sự sẽ được công bố vào tháng ba sắp tới. Đề tài của đoạn Tin mừng được công bố trong thánh lễ hôm qua thuật lại phép lạ Chúa Giêsu chữa một người bị phong hủi. Trong trình thuật này, chúng ta gặp thấy một chủ đ đã được chú giải trong các chúa nhựt trưc, đó là Chúa Giêsu ngăn cm người lành bệnh không được tiết lộ sự kiện. Đây là điều mà các học giả đặt tên là “bí mật về đấng Mesia”. Một đim được nêu bật cách riêng là sự chữa bệnh phong hủi được mang tên là thanh tẩy và hội nhập. Để hiểu ý nghĩa của nó, cần biết rằng trong Cựu ước, bệnh phong không chỉ bị coi như là một bệnh tật nguy hiểm cho sức khỏe cá nhân và xã hội, mà còn là sự ô uế về luân lý, khiến cho đương s không được tham dự vào các buổi tế tự. Trong bối cảnh này, việc Chúa Giêsu chữa lành mang một ý nghĩa thanh tẩy cả về mặt tinh thần, và trở nên biểu tượng cho bí tích tha tội. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ

Anh chị em thân mến,

Trong các chúa nhựt gần đây, thánh sử Marcô trình bày một loạt những phép lạ chữa bệnh để chúng ta suy nghĩ. Hôm nay, ông thuật lại một sự kiện đặc biệt (xc Mc 1,40-45), kể chuyện một người mắc bệnh phong hủi, tới gần Đức Giêsu, quỳ gối và van xin: “Thưa ngài, nếu ngài muốn, thì xin thanh tẩy tôi”. Động lòng trắc ẩn, Đức Giêsu đã giơ tay, chạm tới anh và nói: “Tôi muốn, hãy được thanh tẩy”. Lập tức việc chữa lành đã xảy ra. Đức Giêsu bảo anh ta đừng tiết lộ sự kiện, nhưng hãy đi trình các tư tế để dâng hiến lễ theo luật Moisen truyền. Nhưng anh ta đã không thể làm thinh được; ngược lại, anh đã loan báo cho hết mọi người điều đã xảy ra. Thánh sử viết tiếp: nhiều bệnh nhân từ khắp nơi đã chạy đến với đức Giêsu, buộc Người phải ở ngoài các thành thị để tránh bị thiên hạ xúm đến.

Đức Giêsu nói với người bị phong: “Anh hãy được thanh tẩy”. Theo luật Do thái thời xưa (xc Lv 13-14), bệnh phong bị coi không những như là một chứng bệnh mà thôi, nhưng còn là sự ô uế không được tham dự vào cuộc tế tự. Các tư tế có nhiệm vụ chẩn đoán và tuyên bố người bệnh bị mắc ô uế. Đương sự phải tách rời cộng đoàn và ở xa khu dân cư cho đến khi nào có chứng nhận đã được lành. Vì thế bệnh phong trở nên một thứ chết về mặt tôn giáo và dân sự, và sự chữa lành trở nên một thứ hồi sinh vậy. Nơi bệnh phong, ta có thể coi như biểu tượng của tội lỗi, đây mới thực là sự ô uế của con tim, đưa chúng ta xa cách Thiên Chúa. Thực vậy, không phải là bệnh phong về thể chất đưa chúng ta xa cách Chúa, như luật cũ đã định, nhưng là tội lỗi, tức là sự dữ về tâm linh và luân lý, nó mới làm chúng ta xa cách Chúa. Vì thế thánh vịnh 31 đã thốt lên: “Phúc thay kẻ lỗi lầm mà được tha thứ, người có tội mà được khoan dung” và tác giả thưa với Chúa rằng: “Con đã xưng tội ra với Ngài, chẳng giấu Ngài lâm lỗi của con. Con tự nhủ: Nào ta đi thú tội với Chúa, và chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con”. Tội lỗi mà chúng ta phạm làm chúng ta xa Chúa, và nếu ta không khiêm tốn thú nhận dựa trên lòng lân tuất của Ngài, thì chúng sẽ đưa đến cái chết về phần linh hồn. Vì thế phép lạ chữa lành hôm nay mang một ý nghĩa biểu tượng. Đức Giêsu, theo như ngôn sứ Isaia đã nói, là người Tôi tớ Thiên Chúa đã mang lấy những sự khổ sở của chúng ta, đã khoác lên mình những đau đớn của chúng ta” (Is 53,4). Trong cuộc khổ nạn, Người sẽ trở nên giống như một kẻ bị tật phong, trở nên ô uế vì tội chúng ta, bị xa cách Thiên Chúa. Người đã làm tất cả những điều ấy vì yêu thương ta, để ban cho ta được ơn giao hòa, tha thứ và cứu chữa. Trong bí tích Thống hối, Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá và phục sinh, qua trung gian các thừa tác viên, đã thanh tẩy chúng ta với lòng lân tuât vô biên, đã trả lại cho ta sự thông hiệp với Chúa Cha và với anh chị em, ban tặng cho ta món quà của tình thương, hân hoan và bình an.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy khẩn cầu Mẹ Maria, đấng đã được Thiên Chúa gìn giữ khỏi mọi vết nhơ tội lỗi, để giúp chúng ta tránh tội và năng đến bí tích Thống hối và tha thứ, bí tích mà càng ngày người ta càng khám phá giá trị và tầm quan trọng đối với đời sống của Kitô hữu.

Bình Hòa








All the contents on this site are copyrighted ©.