2009-02-10 10:29:48

Sứ điệp mùa chay 2009 của Đức Thánh Cha


Thứ tư lễ tro, 25-2-2009, sẽ bắt đầu mùa chay trong toàn thể Giáo Hội. Như mi năm, ĐTC Bin Đc 16 cũng đã cho công bố sứ đip hướng dẫn các tín hữu trong hành trình mùa chay, năm nay có ch đ là ”Sau khi ăn chay 40 đêm ngày, Chúa Giêsu thy đói” (Mt 4,1-2). Qua đ tài này, ĐTC mời gọi các tín hữu tái khám phá và thực hành việc chay tịnh, đồng thời gia tăng thc hành bác ái trong mùa chay này. Sau đây là nguyên văn S điệp của ĐTC.

Anh chị em thân mến,

Vào đầu Mùa Chay là con đường thao luyện tinh thần khẩn trương hơn, Phụng Vụ tái đề nghị với chúng ta ba việc thực hành thống hối rất được truyền thống Kinh Thánh và Kitô giáo quí chuộng, đó là cầu nguyện, làm phúc, và ăn chay, để chuẩn bị chúng ta cử hành tốt đẹp hơn Lễ Phục Sinh và cảm nghiệm quyền năng của Thiên Chúa, là ”Đấng đánh bại sự ác, tẩy sạch tội lỗi và ban lại cho tội nhân sự vô tội, niềm vui cho người sầu khổ, phá tan oán thù, hạ bệ kẻ kiêu ngạo, mang lại cho chúng ta an bình” - như chúng ta sẽ nghe trong lễ Vọng Phục Sinh (Lời loan báo Phục Sinh). Trong sứ điệp mùa chay theo truyền thống này, năm nay tội muốn đặc biệt dừng lại để suy tư về giá trị và ý nghĩa của việc ăn chay. Thực vậy Mùa Chay gợi lại trong tâm trí 40 ngày chay tịnh của Chúa trong hoang địa trước khi Ngài bắt đầu sứ vụ công khai. Chúng ta đọc trong Tin Mừng: ”Chúa Giêsu được Thánh Thần dẫn vào hoang địa, để chịu ma quỉ cám dỗ. Sau khi ăn chay 40 đêm ngày, ngài thấy đói” (Mt 4,1-2). Như Môisê trước khi nhận các bia đá Lề Luật (cf Xh 34,28), như Elia trước khi gặp Chúa trên núi Horeb (cf 1 V 19,8), Chúa Giêxu cũng cầu nguyện và ăn chay để chuẩn bị thi hành sứ vụ, với bước khởi đầu là một cuộc đụng độ cam go với tên cám dỗ.

Chúng ta có thể tự hỏi, đối với các tín hữu Kitô chúng ta, đâu là giá trị và ý nghĩa của việc tự nguyện chịu thiếu thốn một cái gì đó, tự nó vốn là điều tốt lành và hữu ích cho việc dinh dưỡng chúng ta. Kinh Thánh và toàn thể truyền thống Kitô giáo dạy rằng ăn chay là một trợ lực lớn để tránh tội lỗi và tất cả những gì dẫn tới tội lỗi. Vì thế, trong lịch sử cứu độ vẫn thường có những lời mời gọi ăn chay. Ngay trong những trang đầu tiên của Kinh Thánh, Chúa đã dạy con người đừng ăn trái cấm: ”Ngươi có thể ăn mọi trái cây trong vườn, nhưng ngươi không được ăn trái cây biết lành biết dữ, vì ngày nào ngươi ăn trái ấy, chắc chắn ngươi sẽ phải chết” (St 2,16-17). Khi bình luận về lệnh cấm ấy của Chúa, thánh Basilio nhận xét rằng ”Việc ăn chay đã được qui định trong địa đàng” và ”giới luật đầu tiên ấy đã được ban cho Adam”. Và thánh nhân kết luận rằng: ”Lệnh cấm 'Ngươi không được ăn' cũng là luật về ăn chay và kiêng cữ” (cf Bài giảng về ăn chay: PG 31, 163,98). Vì tất cả chúng ta trở nên nặng nề vì tội lỗi và những hậu quả của nó, nên việc ăn chạy được tặng cho chúng ta như một phương thế để nối lại tình bạn với Chúa. Đó cũng là điều Esdra đã làm trước cuộc hành trình từ nơi lưu đày về Đất Hứa, khi ông mời gọi dân tập hợp lại để ăn chay, ”để hạ mình xuống trước mặt Thiên Chúa chúng ta” (8,21). Đấng Toàn Năng đã lắng nghe lời cầu nguyện của họ và cam kết ban ơn và bảo vệ họ. Cũng vậy, dân thành Ninivê, đã nhạy cảm đối với lời kêu gọi thống hối của Giona, họ công bố cuộc ăn chay, để chứng tỏ lòng chân thành của họ, và nói: ”Biết đâu Thiên Chúa nghĩ lại, đổi ý, từ bỏ cơn thịnh nộ của ngài và chúng ta không phải chết!” (3,9). Thiên Chúa thấy việc họ làm và tha cho họ.

Trong Tân Ước, Chúa Giêsu nêu bật lý do sâu xa của việc ăn chay, Ngài lên án thái độ của những người Biệt Phái, họ tuân giữ tỉ mỉ các giới luật, nhưng tâm hồn họ lại xa Chúa. Tại một nơi khác, Chúa nhắc lại, việc ăn chay chân thực, chính là thi hành ý Cha trên trời, Đấng nhìn thấy trong nơi bí nhiệm, và sẽ thưởng cho ngươi” (Mt 6,18). Chính Chúa đã nêu gương khi trả lời Satan vào cuối cuộc ăn chay 40 đêm ngày trong hoang địa, rằng: ”con người không phải chỉ sống bằng cơm bánh, nhưng còn bằng những lời từ miệng Chúa phán ra” (Mt 4,4). Vì vậy, ăn chay đích thực là nhắm dùng ”lương thực đích thực”, là thi hành ý Chúa Cha (cf Ga 4,34). Bởi vậy, nếu Adam không tuân lệnh Chúa ”cấm không được ăn trái cây biết lành biết dữ”, thì qua việc ăn chay tín hữu muốn khiêm tốn tùng phục Thiên Chúa, tín thác nơi sự tốt lành và lòng từ bi của Ngài. Chúng ta thấy việc ăn chay rất được thực hành trong cộng đồng Kitô tiên khởi (Cv 13,3; 14,22; 27,21; 2 Cr 6,5). Cả các Giáo Phụ cũng nói về sức mạnh của việc ăn chay, có khả năng kềm hãm tội lỗi, loại bỏ sự ham hố của ”con người cũ” và mở ra trong con tim tín hữu con đường dẫn đến Thiên Chúa. Ngoài ra, ăn chay cũng là điều được các thánh trong mọi thời đại thực hành và cổ võ. Thánh Phêrô Kim Ngôn viết: ”ăn chay là linh hồn của kinh nguyện, lòng từ bi là sự sống của việc ăn chay. Vì thế, ai cầu xin mà muốn được nhậm lời, thì phải ăn chay; ai ăn chay thì phải có lòng thương xót; ai nghe người xin mình, và người nào xin, thì cũng muốn được nhậm lời; Ai không từ chối nhậm lời khi người ta xin, thì cũng được Thiên Chúa nhậm lời” (Bài giảng 43: PL 52,320.332).

Ngày nay việc ăn chay dường như bị mất phần nào giá trị tinh thần và, trong một nền văn hóa chịu ảnh hưởng nặng của việc tìm kiếm an sinh thoải mái về vật chất, ăn chay có giá trị như một biện pháp trị liệu trong việc chăm sóc thân xác. Chắc chắn ăn chay là điều hữu ích cho an sinh thoải mái về thể lý, nhưng đối với các tín hữu, ăn chay trước tiên là ”một phương thức trị liệu” để chữa trị tất cả những gì ngăn cản không cho họ được tuân hành ý Chúa. Trong Tông Hiến 'Anh em hãy thống hối' (Poenitemini) ban hành năm 1966, Vị Tôi Tớ Chúa Phaolô 6 đã thấy cần phải đặt việc ăn chay trong khuôn khổ lời mời gọi mỗi tín hữu Kitô ”đừng sống cho bản thân mình nữa, nhưng cho Đấng đã yêu thương và hiến mình vì họ, và .. cũng để sống cho anh em nữa” (cf Ch. I). Mùa Chay có thể là cơ hội thuận tiện để lấy lại những qui luật trong Tông Hiến nói trên, làm gia tăng giá trị ý nghĩa chân thực và ngàn đời của việc thực hành thống hối cổ kính này, nó có thể giúp chúng ta chế ngự tính ích kỷ và mở rộng con tim cho tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, là giới răn đầu tiên và cao trọng nhất của Tân Luật, gồm tóm toàn thể Tin Mừng (cf Mt 22,34-40).

Ngoài ra, sự trung thành ăn chay góp phần mang lại sự thống nhất con người gồm cả thân xác lẫn linh hồn, giúp con người tránh tội lỗi và tăng trưởng trong sự thân mật với Chúa. Thánh Augustino, vốn biết rõ những xu hướng tiêu cực của mình và đã định nghĩa chúng là ”những cái nút ngoằn nghèo và rối như tơ vò” (Tự Thứ II, 10.18) trong cuốn khảo luận về ”Lợi ích của việc ăn chay”, đã viết: ”Tôi tự gây cho mình một hình khổ, nhưng là để Chúa tha thứ cho tôi; tôi tự tạo cho mình hình phạt để Chúa giúp tôi, để làm đẹp mắt Ngài, để được vui hưởng sự dịu dàng của Chúa” (Bài giảng 400, 3,3: PL 40, 708). Tự giảm bớt lương thực vật chất nuôi sống thân thể sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho thái độ nội tâm lắng nghe Chúa Kitô và nuôi dưỡng mình bằng Lời cứu độ. Với chay tịnh và kinh nguyện, chúng ta để Chúa đến thỏa mãn cái đói sâu đậm mà chúng ta cảm nghiệm trong thâm tâm: đó là sự đói khát Thiên Chúa.

Đồng thời ăn chay giúp chúng ta ý thức tình trạng của anh em chúng ta. Trong thư thứ I, thánh Gioan cảnh cáo rằng: 'Nếu ai có của cải ở trần thế này và thấy người anh em mình trong tình cảnh túng thiếu mà lại khép kín lòng mình, thì làm sao họ ở trong tình yêu Thiên Chúa được?” (3,17). Tự nguyện ăn chay giúp chúng ta vun trồng lối sống của người Samaritano nhân lành, cúi mình xuống và cứu giúp người anh em đau khổ (cf Thông điệp Deus caritas est, 15). Khi tự nguyện chịu thiếu thốn một cái gì đó để giúp đỡ tha nhân, chúng ta chứng tỏ một cách cụ thể rằng tha nhân đang gặp khó khăn không phải là người xa lạ đối với chúng ta. Chính vì để duy trì sinh động thái độ đón tiếp và quan tâm đối với anh em như thế, nên tôi khuyên các giáo xứ và mỗi cộng đoàn hãy gia tăng việc thực hành chay tịnh bản thân và cộng đoàn trong mùa chay này, và nhờ đó cũng vun trồng sự lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và làm phúc. Ngay từ đầu, điều này đã là đặc tính của các cộng đồng Kitô, nơi mà người ta thực hiện những cuộc lạc quyên đặc biệt (cf 2 Cr 8-9; Rm 15,25-27), và các tín hữu được mời gọi hãy cho người nghèo những gì mà họ tiết kiệm được nhờ ăn chay (cf Didascalia Ap., V, 20,18). Ngày ngay cần tái khám phá và khuyến khích thói quen này, nhất là trong mùa chay.

”Từ những gì tôi vừa nói, hiện nhiên ăn chay là một việc thực hành khổ chế quan trọng, một khí giới thiêng liêng để chiến đấu chống lại mọi sự quyến luyến lệch lạc với bản thân chúng ta. Nhờ nguyện chịu thiếu sự khoái khẩu do lương thực và sự vui thú vì các của cải vật chất khác, người môn đệ Chúa Kitô kiểm soát tính ham muốn của bản tính mình vốn đã bị suy yếu vì tội nguyên tổ, và những hậu quả tiêu cực của nó ảnh hưởng trên toàn thể nhân cách con người. Một bài thánh ca phụng vụ mùa chay xưa kia đã khuyên nhủ một cách chí lí rằng: ”Vì thế chúng ta hãy sử dụng điều độ lời nói, lương thực, đồ uống, giấc ngủ, chơi đùa, và tỉnh thức hơn nữa”

”Anh chị em thân mến, xét cho kỹ, việc ăn chay có mục đích tối hậu là giúp mỗi người chúng ta trở thành một lễ vật hoàn toàn dâng lên Thiên Chúa, như Vị Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô 2 đã viết (cf Thông điệp Ánh quang Chân Lý, 21). Vì thế, mùa chay cần được đề cao giá trị trong mỗi gia đình và mỗi cộng đoàn Kitô để tránh xa tất cả những gì làm cho chúng ta xao lãng tinh thần và để tăng cường điều nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, bằng cách mở rộng tâm hồn cho tình yêu Chúa và tha nhân. Tôi đặc biệt nghĩ đến sự dấn thân nhiều hơn trong kinh nguyện, trong việc nguyện gẫm Kinh Thánh (lectio divina), trong việc lãnh nhận bí tích Hòa giải và tích cực tham dự thánh lễ Chúa nhật. Với thái độ nội tâm đó, chúng ta bước vào bầu không khí thống hối đặc biệt của mùa chay. Xin Đức Trinh Nữ Maria, là niềm vui của chúng ta, tháp tùng và nâng đỡ chúng ta trong nỗ lưc giải thoát con tim chúng ta khỏi nô lệ tội lỗi để làm cho nó ngày càng trở thành một ”nhà tạm sinh động của Thiên Chúa”. Với lời cầu chúc ấy, tôi thành tâm ban phép lành cho tất cả mọi người, đồng thời hứa sẽ cầu nguyện để mỗi tín hữu và mỗi cộng đoàn tiến bước trong một hành trình mùa chay phong phú.
  Vatican ngày 11 tháng 12 năm 2008

Biển Đức 16, Giáo Hoàng
  (G. Trần Đức Anh OP chuyển ý)







All the contents on this site are copyrighted ©.