2008-10-27 18:17:16

Nguyên văn Sứ đip Thưng HĐGM kỳ thứ 12 gửi Cộng đoàn Dân Chúa


Mến chúc anh chị em ” bình an cũng như bác ái và niềm tin từ Thiên Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô. Nguyện xin ân sủng ở cùng tất cả những người yêu mến Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta bằng một tình yêu không hư nát ”. Với lời chào nồng nhiệt và đầy yêu thương như thế, thánh Phaolô đã kết thúc Thư ngài gửi cho các tín hữu Kitô thành Ephêsô (6,23-24). Cũng với những lời ấy chúng tôi, các nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục, nhóm khóa họp thường kỳ thứ 12 tại Roma, dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha Biển Đức 16, mở đầu sứ điệp này gửi tới chân trời mênh mông của tất cả những người thuộc các miền trên thế giới đang theo Chúa Kitô như những môn đệ của Ngài và tiếp tục yêu mến Chúa bằng tình yêu không hư nát. Chúng tôi tái đề nghị với họ tiếng nói và ánh sáng của Lời Chúa, lập lại lời mời gọi xưa kia: ” Lời này rất gần với bạn, ở nơi miệng và trong con tim của bạn, để bạn mang ra thực hành ” (Dnl 30,14). Chính Thiên Chúa sẽ nói với mỗi người: ” Hỡi con nời, tất cả những lời Ta nói với ngươi, hãy đón nhận vào lòng và hãy lắng nghe bằng tai ” (Ed 3,10). Giờ đây, chúng tôi đề nghị với tất cả một cuộc hành trình thiêng liêng qua 4 giai đoạn, từ vĩnh cửu vô cùng của Thiên Chúa, dẫn chúng ta đến tận gia cư và dọc theo nẻo đường thành thị của chúng ta”.

    Tiếng nói của Lời: Mạc Khải


 
1. Thiên Chúa đã nói với các ngươi giữa lửa hồng: các ngươi nghe tiếng nói, nhưng các ngươi không thấy hình dạng nào, không có gì khác ngoài tiếng nói !” (Dnl 4,12). Chính Môisê nói, khi gợi lại kinh nghiệm mà Israel đã trải qua trong cảnh cô độc cam go ở sa mạc Sinai. Tại đó, Chúa tự giới thiệu không phải như một ảnh hay hình nhân, hoặc tượng giống như con bò vàng, nhưng “như một âm thanh của lời nói”. Đó là một tiếng nói xuất hiện ngay từ đầu công trình tạo dựng khi màn thinh lặng của hư vô bị xé toang: ” Từ khởi thủy... Thiên Chúa nói: Hãy có ánh sáng! Và đã có ánh sáng... Từ khởi thủy đã có Lời.. và Lời là Thiên Chúa.. Tất cả được tạo thành nhờ Người và nếu không có Người thì chẳng có gì đang hiện hữu được tạo thành ” (St 1,1.3; Ga 1,1.3). Tạo vật không nảy sinh từ cuộc chiến giữa các thần minh như huyền thoại cổ xưa của miền Mesopotamie đã dạy, nhưng vạn vật được tạo thành từ một lời nói chiến thắng hư vô và tạo nên sự hữu. Tác giả Thánh Vịnh ca lên: ” Từ lời nói của Chúa, trời được tạo thành, từ hơi thở miệng Ngài tất cả đạo binh của Ngài.. vì Ngài đã nói và mọi sự liền có, Ngài truyền và mọi sự hiện hữu” (Tv33,6.9). Và Thánh Phaolô về sau lập lại: ” Thiên Chúa ban sự sống cho kẻ chết và kêu gọi những sự chưa có đi vào hiện hữu” (Rm 4,17). Thế là chúng ta có được mạc khải đầu tiên ”có tính chất vũ trụ” làm cho toàn thể thụ tạo giống như một trang bao la mở ra trước toàn thể nhân loại, và trong đó ta có thể đọc được sứ điệp của Đấng Tạo Hóa: ” Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Ngài làm. Ngày qua mách bảo cho ngày tới, đêm này kể lại với đêm kia. Chẳng một lời lẽ, chẳng nghe thấy âm thanh, mà tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu và thông đip loan đi tới chân trời góc biển ” (Tv 19,2-5).


2. Nhưng Lời Chúa cũng ở nơi căn cội của lịch sử loài người . Người nam và người nữ là ” hình ảnh giống Thiên Chúa ” (St 1,27) và vì thế họ mang trong mình dấu vết Thiên Chúa, họ có thể đối thoại với Đấng Tạo Hóa và cũng có thể xa lìa và chối bỏ Ngài do tội lỗi. Bấy giờ, Lời Chúa cứu vớt và xét xử, thấu nhập vào các tế bào lịch sử với những thăng trầm và các biến cố: ” Ta đã thấy, Ta đã thấy lầm than của dân Ta ở Ai Cập. Ta đã nghe tiếng kêu của họ.. phải, ta biết những lo âu của họ. Ta xuống để giải thoát họ khỏi tay người Ai Cập và đưa họ từ miền đất này tiến về một miền đt xanh tươi và rộng lớn ” (Xh 3,7-8). Vì thế có sự hiện diện của Chúa trong những biến cố của loài người, các biến cố này, qua hoạt động của vị Chúa Tể lịch sử, được ghi vào trong một ý định cứu độ cao cả hơn, để ” mọi ngưi được cứu thoát và nhận biết chân lý ” (1 Tm 2,4).


3. Vì vậy Lời Chúa, hiệu năng, sáng tạo và cứu độ là nguồn gốc của vạn vật và lịch sử, công trình sáng tạo và cứu chuộc. Chúa đến gặp nhân loại và tuyên bố: ”Ta đã nói và ta đã làm!” (Ed 37,14). Nhưng còn một giai đoạn nữa mà tiếng nói của Chúa vượt qua: đó là giai đoạn lời được viết ra, Graphé hoặc Graphai, các Sách Thánh, như Tân Ước nói với chúng ta điều đó. Ông Môisê đã từ đỉnh núi Sinai đi xuống ”tay cầm hai bia đá ghi chứng từ, những tấm bia được viết hai mặt. Những tấm bia đó là công trình của Thiên Chúa, chữ viết là bút tích của Thiên Chúa ” (Xh 32, 15-16). Và chính Môisê truyền cho Israel phải giữ gìn và viết lại những ”bia chứng từ ấy”: ” Ngươi hãy viết trên đá tất cả những lời của luật này, bằng chữ thật rõ ràng” (Dnl 27,8).


”Kinh Thánh là 'chứng từ' của Lời Chúa dưới hình thức chữ viết, là văn kiện tưởng niệm theo qui luật, lịch sử và văn chương, làm chứng biến cố mạc khải sáng tạo và cứu độ. Vì thế, Lời Chúa đi trước và đi xa hơn Kinh Thánh, Kinh Thánh cũng được Thiên Chúa linh hứng, và chứa đựng Lời Chúa hiệu năng (cf 2 Tm 3,16). Chính vì thế, đức tin của chúng ta không có trọng tâm là cuốn Kinh Thánh mà thôi, nhưng là lịch sử cứu độ và một nhân vật là Chúa Giêsu Kitô, Lời Thiên Chúa nhập thể làm người và là lịch sử. Vì thế, người đọc Kinh Thánh luôn luôn cần có sự hiện diện của Chúa Thánh Linh, Đấng dẫn đến chân lý toàn vẹn (Ga 16,13). Đây chính là đại Truyền Thống, là sự hiện diện hữu hiệu của Thánh Thần chân lý trong Giáo Hội, là người giữ gìn Kinh Thánh, được Huấn Quyền Giáo Hội giải thích chính Với Truyền thống, ta đi đến sự hiểu biết, giải thích, thông truyền và làm chứng về Lời Chúa. Chính thánh Phaolô, khi công bố kinh Tin Kính đầu tiên của Kitô giáo, đã xác nhận mình ”truyền lại” điều đã nhận được từ Truyền Thống (1 Cr 15,3-5).


II. Khuôn mặt của Lời Chúa: Đức Giêsu Kitô

 
4. Trong nguyên ngữ Hy Lạp, chỉ có 3 từ căn bản: Lógos sarx eghéneto , ”Ngôi Lời/Lời nhập thể”. Đây không những là cao điểm trong Lời Tựa Tin Mừng theo thánh Gioan (1,14), một bảo vật quí giá về phương diện thi phú và thần học, nhưng còn là trọng tâm của đức tin Kitô. Lời vĩnh cửu và thần linh đi vào không gian vào thời gian, nhận lấy một khuôn mặt và căn cước phàm nhân, đến độ ta có thể đến gần và trực tiếp xin Ngài, như nhóm người Hy Lạp hiện diện ở thành Jerusalem: ”Chúng tôi muốn thấy Đức Giêsu ” (Ga 12,20-21). Những lời nói nào không có một khuôn mặt thì bất toàn, vì không thực hiện đầy đủ cuộc gặp gỡ, như ông Gióp đã nhắc nhớ vào cuối hành trình tìm kiếm bi thảm của ông: ” Con đã nhận biết Ngài qua điều Ngài nói, giờ đây mắt con trông thấy Ngài ” (42,5).


Chúa Kitô là ” Lời ở nơi Thiên Chúa và là Thiên Chúa ”, là ” hình ảnh Thiên Chúa vô hình, đưc sinh ra trước mọi loài thụ tạo ” (Cl 1,15); nhưng Ngài cũng là Đức Giêsu thành Nazareth bước đi trên những nẻo đường trong một tỉnh ngoại biên của đế quốc Roma, Ngài dùng ngôn ngữ địa phương, biểu lộ những sắc thái của một dân tộc, dân Do thái, và nền văn hóa của dân tộc này. Vì thế, Chúa Giêsu Kitô đích thực là một con người mong manh và hay chết, là lịch sử và nhân tính, nhưng cũng là vinh quang, là thần tính, mầu nhiệm: Ngài là Đấng đã mạc khải cho chúng ta Thiên Chúa mà chưa ai được thấy (Ga 1,18). Con Thiên Chúa tiếp tục như thế cả trong thi hài được an táng trong mộ và sự sống lại của Ngài là chứng cớ sinh động và hữu hiệu về sự kiện ấy.


5. Truyền thống Kitô giáo thường đặt song song Lời Chúa nhập thể làm người với chính Lời Chúa trở thành sách. Đó là điều được nói đến trong kinh Tin Kính khi ta tuyên xưng rằng Con Thiên Chúa ”nhập thể làm người do hoạt động của Chúa Thánh Linh trong lòng Đức Trinh Nữ Maria ”, nhưng cả khi ta tuyên xưng niềm tin nơi ” Chúa Thánh Linh, Đng đã nói qua các ngôn sứ ”. Công đồng chung Vatican 2 đã đón nhận truyền thống cổ kính theo đó ” Mình của Chúa Con là Kinh Thánh được thông truyền cho chúng ta ” - như thánh Ambrosio đã quả quyết (In Lucam VI, 33) và minh bạch tuyên bố rằng: ” Lời Chúa, được biểu lộ qua ngôn ngữ người trần, đã trở nên giống ngôn ngữ loài ngưi, cũng như Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, sau khi nhận lấy những yếu đuối của bản tính con ngưi, đã trở nên giống loài người ” (DV 13).


Thực vậy, Kinh Thánh cũng là ”xác thể”, là ”chữ” được diễn tả trong những ngôn ngữ đặc thù, qua những hình thức văn chương và lịch sử, trong những ý niệm gắn liền với một nền văn hóa cổ xưa, bảo tồn ký ức về những biến cố nhiều khi bi thảm, các trang Kinh Thánh nhiều khi đầy những vết máu và bạo lực, trong Kinh Thánh vang dội tiếng cười của nhân loại và những dòng nước mắt chảy dài, cũng như kinh nguyện của những kẻ bất hạnh được trổi lên và niềm vui của những kẻ yêu nhau. Do chiều kích ”thể xác” này Kinh Thánh cần có sự phân tích lịch sử và văn chương, theo nhiều phương pháp và lối đề cập vấn đề khác nhau mà khoa chủ giải Kinh Thánh cung cấp. Mỗi độc giả Kinh Thánh, dù là người đơn sơ nhất, đều phải có kiến thức tương ứng về Bản Văn thánh, và cần nhớ rằng Lời Chúa mang hình thức những lời cụ thể, được giải thích và thích ứng để có thể được nhân loại nghe và hiểu. Đây chính là một công việc cần thiết: nếu không để ý tới điều đó, người ta có thể rơi vào thái độ chỉ hiểu Kinh Thánh theo nghĩa chữ (fondamentalisme), thái độ này, trong thực tế, chối bỏ sự nhập thể của Lời Chúa trong lịch sử và không nhìn nhận rằng Lời được diễn tả trong Kinh Thánh theo ngôn ngữ loài người, và phải được giải đoán, nghiên cứu và hiểu, và thái độ như thế cũng cố tình không biết rằng sự linh hứng của Chúa không xóa bỏ căn tính lịch sử và nhân cách riêng của các tác giả nhân trần. Nhưng Kinh Thánh cũng là Lời vĩnh cửu thần linh và vì thế, Kinh Thánh đòi hỏi một sự hiểu biết khác, được Thánh Linh ban cho, Ngài là đấng biểu lộ chiều kích siêu việt của Lời Chúa, hiện diện trong những lời nhân trần.


6. Đó chính là sự cần thiết của ” Truyền thống sinh động của toàn thể Giáo Hội” (DV 12) và của đức tin để hiểu Kinh Thánh một cách thống nhất và trọn vẹn. Nếu ta chỉ dừng lại ở ”chữ viết”, thì Kinh Thánh chỉ là một văn kiện trang trọng của quá khứ, một chứng từ cao quí về mặt luân lý đạo đức và văn hóa. Đàng khác, nếu loại bỏ sự nhập thể, thì người ta có thể rơi vào sự lầm lạc duy nghĩa đen (fondamentalistico) hoặc một thái độ duy linh hay duy tâm lý mơ hồ. Vì vậy, kiến thức về chú giải phải liên kết chặt chẽ với truyền thống linh đạo và thần học để sự hiệp nhất giữa chiều kính thần linh và nhân trần của Chúa Giêsu Kitô và của Kinh Thánh không bị phá vỡ.

Trong sự hòa hợp được phục hồi như thế, khuôn mặt của Chúa Kitô sẽ chiếu sáng trọn vẹn và giúp chúng ta khám phá một sự hiệp nhất khác, đó là sự hiệp nhất sâu xa và thâm thúy hơn của Bộ Kinh Thánh, gồm 73 cuốn, nhưng được tháp nhập vào một ”Sổ Bộ” duy nhất, một cuộc đối thoại duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, trong một ý định cứu độ duy nhất. ” Sau khi đã nói với các Tổ Phụ và Ngôn Sứ xưa kia, nhiều lần và dưới nhiều hình thức, trong những ngày sau hết này, Thiên Chúa đã nói với chúng ta qua Con của Ngài” (Dt 1,1-2). Như thế, Chúa Kitô chiếu ngược ánh sáng của Ngài vào toàn thể lịch sử cứu độ trước đó và cho thấy sự hòa hợp, ý nghĩa và đường hướng của lịch sử ấy.


Ngài là dấu ấn, ” Alpha và Omera ” (Kh 1,8) của cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và mọi loài thụ tạo, được kéo dài trong thời gian và được chứng thực trong Kinh Thánh. Chính dưới ánh sáng của dấu ấn cuối cùng ấy mà những lời của Môisê và các Ngôn Sứ đạt được ”ý nghĩa trọn vẹn”, như chính Chúa Giêsu đã nói, trong một buổi chiều mùa xuân, khi Ngài đi từ Jerusalem đến làng Emmaus, đối thoại với Cléophas và bạn ông, và Ngài giải thích cho họ ” những gì nói về Ngài trong toàn thể Kinh Thánh” (Lc 24,27). Sở dĩ như thế vì ở trọng tâm của mạc khải, có Lời Chúa trở thành khuôn mặt, mục đích tối hậu của kiến thức Kinh Thánh không phải ở ” trong một quyết đnh luân lý đo đức hay một ý tưởng lớn, nhưng là cuộc gặp gỡ với một biến cố, với một Người, mang lại cho cuộc sống một chân trời mới và qua đó mt hưng đi quyết định ” (Deus caritas est, 1).


    Căn nhà của Lời Chúa: Giáo Hội


 
Như sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong Cựu Ước đã xây nhà trong thành thị của những người nam nữ và đặt nhà ấy trên 7 cột (cf Cn 9,1), cũng vậy Lời Chúa có nhà trong Tân Ứơc: chính Giáo Hội có khuôn mẫu ở trong cộng đồng mẹ Jerusalem, Giáo Hội được xây dựng trên Phêrô và các Tông Đồ, và ngày nay qua các Giám Mục hiệp thông với Đấng Kế Vị thánh Phêrô, tiếp tục là người bảo tồn, loan báo và giải thích Lời Chúa (cf LG 13). Thánh Luca, trong Tông Đồ Công Vụ (2,42), đã phác họa cấu trúc Giáo Hội dựa trên 4 cột trụ lý tưởng, ngày nay vẫn còn được các cộng đoàn Giáo Hội, với những hình thức khác nhau, làm chứng: ”Họ chuyên cần lắng nghe lời dạy của các Tông Đồ, trung thành với niềm hiệp thông huynh đệ, bẻ bánh và cầu nguyện”.

 
7. Trước tiên là didaché, giáo huấn Tông Đồ, tức là việc rao giảng Lời Chúa. Thánh Phaolô nhắn nhủ chúng ta rằng ” đc tin đến từ việc lắng nghe và lắng nghe ở đây là nghe Lời Chúa ” (Rm 10,17). Từ Giáo Hội nảy sinh tiếng nói của người công bố trình bày cho tất cả mọi người ”Kérygma”, tức là sự loan báo tiên khởi và cơ bản mà chính Chúa Giêsu đã loan báo khi Ngài mới bắt đầu sứ vụ công khai: ” Thời giờ đã mãn, và nước Chúa gần kề; anh chị em hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng ” (Mc 1,15). Các tông đồ loan báo sự khai mạc Nước Thiên Chúa và đó là sự can thiệp quyết định của Chúa trong lịch sử nhân loại, các vị công bố cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô: ” Không có ơn cu đ nơi người nào khác: thực vậy, dưới bầu trời này, không có danh xưng nào khác đưc ban cho loài ngưi trong đó có thiết định rằng chúng ta được cứu thoát ” (Cv 4,12). Kitô hữu làm chứng về niềm hy vọng này ”một cách dịu dàng, tôn trọng và với lương tâm ngay chính”, nhưng cũng sẵn sàng chịu liên lụy và bị đảo lộn vì cơn lốc của thái độ từ chối và bách hại, với ý thức rằng ” chẳng thà chịu đau kh khi làm điều thiện hơn là làm điều ác ” 1 Pr 3,16-17).


Rồi trong Giáo Hội, cũng vang lên lời huấn giáo : việc huấn giáo này nhắm đào sâu nơi Kitô hữu, ”mầu nhiệm Chúa Kitô dưới ánh sáng Lời Chúa để toàn thể con ngưi được ánh sáng ấy chiếu tỏa ” (Gioan Phaolô 2, Catechesi tradendae, 20). Nhưng tột đỉnh của việc rao giảng là ở nơi bài giảng mà ngày nay đối với nhiều tín hữu Kitô, đó là lúc quan trọng chủ yếu để gặp gỡ với Lời Chúa. Trong việc giảng, thừa tác viên cũng phải trở thành ngôn sứ. Thực vậy, vị giảng thuyết phải có ngôn ngữ rõ ràng, quyết liệt và có chất lượng, không những ”loan báo một cách thế giá những công trình kỳ diệu của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ” (SC 35), những công trình được trình bày trước tiên qua việc đọc một cách rõ ràng và sinh động bản văn Kinh Thánh mà phụng vụ đề nghị, nhưng cũng phải thời sự hóa những công trình ấy trong thời đại thính giả đang sống và làm nảy sinh nơi tâm hồn họ câu hỏi về sự hoán cải và sự dấn thân quyết liệt: ” Chúng tôi phải làm gì đây ?” (Cv 2,37).


Vì vậy, việc loan báo, huấn giáo và giảng thuyết đòi phải đọc, hiểu, diễn nghĩa và giải thích, một sự can dự của tâm trí trong đó. Trong việc giảng thuyết có hai chuyển động. Chuyển động thứ nhất, ta đi ngược tới căn cội của các đoạn Sách Thánh, các biến cố, những câu nói tạo nên lịch sử cứu độ, để hiểu chúng trong ý nghĩa và sứ điệp của chúng. Chuyển động thứ hai ta đi xuống hiện tại, tới cuộc sống thực tế của người nghe và đọc, luôn luôn dưới ở dưới ánh sáng của Chúa Kitô vốn là sợi dây rạng ngời nhắm thống nhất toàn thể Kinh Thánh. Đó là điều mà chính Chúa Giêsu đã làm - như đã nói - trong hành trình từ Jerusalem đến Emmaus, khi tháp tùng hai môn đệ của Ngài. Đó cũng là điều mà sau này Thầy Phó Tế Philiphê đã làm trên đường từ Jerusalem đến Gaza, khi Thầy bắt chuyện với một quan chức người Ethiopie: ” Ông có hiểu điu ông đang đọc không ?.” và ông đáp: ” Làm sao tôi có thể hiểu nếu không có ai chỉ dẫn cho tôi ?” (Cv 8,30-31). Và mục đích nhắm tới là gặp gỡ trọn vẹn với Chúa Kitô trong bí tích. Và đó là cột trụ thứ hai nâng đỡ Giáo Hội là nhà của Lời Chúa”.


8. Cột trụ này là việc Bẻ Bánh . Cảnh tượng Emmaus (cf Lc 24,13-35) một lần nữa lại là tấm gương và diễn lại điều xảy ra hằng ngày trong các thánh đường của chúng ta: tiếp nối bài giảng của Chúa Giêsu về Môisê và các ngôn sứ, là việc Bẻ Bánh Thánh Thể tại bàn ăn. Đó chính là lúc đối thoại thân tình của Thiên Chúa với dân của Ngài, là hành vi giao ước mới được ký kết trong máu Chúa Kitô (cf Lc 22,20), là công trình tột đỉnh của Ngôi Lời, Đấng hiến mình làm lương thực trong thân thể chịu hiến tế, là nguồn mạch và là tột đỉnh đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Trình thuật Tin Mừng về bữa Tiệc Ly, tưởng niệm hy tế của Chúa Kitô, khi được công bố trong Thánh Lễ, trong lời cầu xin Chúa Thánh Linh trở thành biến cố và bí tích. Chính vì thế, Công đồng chung Vatican 2 đã tuyên bố trong một đoạn rất xúc tích rằng: ” Giáo Hội luôn tôn kính Kinh Thánh như đã tôn kính chính Mình Chúa Kitô, Giáo Hội không bao giờ bỏ qua, nhất là trong phụng vụ thánh, mà không nuôi dưỡng mình bằng Bánh Sự Sống nơi bàn tiệc Lời Chúa cũng như bằng Mình Chúa Kitô và trao ban cho các tín hữu ” (DV 21). Vì vậy, cần phải đưa trở lại vị trí trung tâm đời sống Kitô giáo ”phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể, vốn được liên kết chặt chẽ với nhau đến độ họp thành một hành vi thờ phượng duy nhất ” (SC 56)


9. Cột trụ thứ ba của tòa nhà thiêng liêng Giáo Hội, nhà của Lời Chúa, là kinh nguyện được dệt bằng ”các ca vịnh, thánh ca và những bài ca tinh thần” (Cl 3,16) như thánh Phaolô đã nói. Phụng vụ các giờ kinh dĩ nhiên chiếm chỗ đứng ưu tiên, vì là kinh nguyện tuyệt hảo của Giáo Hội, nhắm phân nhịp ngày và mùa trong năm Kitô giáo, cung cấp lương thực thiêng liêng hàng ngày cho các tín hữu, nhất là với bộ thánh vịnh. Bên cạnh phụng vụ này và các buổi cử hành chung Lời Chúa, tuyền thống còn du nhập ”lectio divina”, tức là việc đọc và cầu nguyện trong Thánh Linh, có khả năng mở ra cho tín hữu kho tàng Lời Chúa, và cũng tạo nên cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô là Lời Chúa hằng sống.


Phương pháp này bắt đầu bằng việc đọc (lectio) đoạn Kinh Thánh, gợi lên một câu hỏi về việc hiểu biết chính xác nội dung đích thực của văn bản: đoạn Kinh Thánh này tự nó nói lên điều gì thế? Tiếp đến là suy niệm (meditatio) trong đó câu hỏi là: đoạn Kinh Thánh này nói gì với chúng ta? Và sau đó là cầu nguyện (oratio), việc làm này giả thiết một câu hỏi khác: chúng ta nói gì với Chúa để đáp lại Lời Ngài? và cuối cùng là chiêm niệm (contemplatio) trong đó chúng ta đón nhận như hồng ân của Chúa chính cái nhìn của Ngài khi nhận xét về thực tại và chúng ta tự hỏi: Chúa đang yêu cầu chúng ta phải hoán cải tâm trí và cuộc sống như thế nào?


Đứng trước người đọc và cầu nguyện với Lời Chúa có tấm gương lý tưởng của Mẹ Maria, Mẹ của Chúa, Mẹ ” đã giữ tất cả những điều ấy và suy niệm trong lòng ” (Lc 2,19;cf 2,51), nghĩa là - như nguyên bản tiếng Hy lạp chỉ rõ - tìm thấy một mấu chốt sâu đậm liên kết các biến cố, các hành động và sự việc trong kế hoạch rộng lớn của Thiên Chúa, tuy rằng bề ngoài chúng có vẻ rời rạc không liên hệ với nhau. Hoặc tín hữu khi đọc Kinh Thánh cũng có thể nghĩ đến thái độ của bà Maria, em bà Marta, ngồi dưới chân Chúa và lắng nghe lời ngài, không để cho những giao động bên ngoài hoàn toàn xâm chiếm trọn tâm hồn, dành không gian tự do cho ”phần tốt hơn” không bị tước đoạt mất (cf Lc 10, 38-42).


10. Và cột trụ cuối cùng nâng đỡ Giáo Hội, nhà của Lời Chúa, là ” koinonia, sự hiệp thông huynh đ , một danh xưng khác của từ agápe, nghĩa là tình yêu Kitô. Như Chúa Giêsu nhắc nhớ, để trở thành anh chị em của Ngài, thì cần phải là ” những ngừơi lắng nghe Lời Chúa và mang ra thực hành ” (Lc 8,21). Lắng nghe đích thực chính là vâng lời và hành động, là làm cho công lý và tình thương nảy sinh trong cuộc sống, là làm chứng tá trong cuộc sống và trong xã hội theo đường hướng tiếng gọi của các ngôn sứ, liên tục nối kết Lời Chúa với cuộc sống, niềm tin và sự ngay chính, việc phụng tự và sự dấn thân xã hội. Đó là điều Chúa Giêsu đã nhiều lần lập lại, từ lời nhắn nhủ nổi tiếng trong Bài Giảng trên núi: ” Không phải kẻ nói rằng: Lạy Chúa, Lạy Chúa! mà được vàoớc trời, nhưng là nhng người thi hành ý Cha Thầy ở trên trời” (Mt 7,21). Trong câu nói này dường như vang âm Lời Chúa đã được ngôn sứ Isaia trình bày: ” Dân này chỉ đến gần Ta bằng lời nói, cầu khẩn Ta bằng môi miệng, nhưng lòng chúng xa Ta” (29,13). Lời cảnh giác này cũng nói về các Giáo Đoàn khi họ không trung thành lăng nghe Lời Chúa trong tinh thần vâng phục. Vì thế, Lời Chúa phải hiển hiện và có thể đọc được trên khuôn mặt, và trong đôi tay của tín hữu, như thánh Gregorio Cả đã gợi ý khi thấy nơi thánh Biển Đức và các vĩ nhân khác của Chúa như những chúng nhân về sự hiệp thông với Thiên Chúa và với anh em, Lời Chúa được biến thành cuộc sống. Người công chính và trung thành không phải chỉ ”giải thích” Kinh Thánh, nhưng còn ”triển khai” Kinh Thánh trước mọi người như một thực tại sinh động và được thực hành. Chính vì thế ” viva lectio, vita bonorum ”, đời sống của những người tốt lành là một bài đọc/bài học sinh động về Lời Chúa. Thánh Gioan Kim Khẩu đã nhận xét rằng các tông đồ xuống núi Galilea, nơi mà trước đó các vị đã gặp Chúa Phục sinh, các vị không mang theo bia đá được viết chữ trên đó như trường hợp ông Môisê: từ lúc đó chính cuộc sống của các tông đồ đã trở thành sách Tin Mừng sống động.



Trong nhà của Lời Chúa, chúng ta cũng gặp các anh chị em của các Giáo Hội khác và các cộng đồng Giáo Hội , tuy vẫn còn chia cách, nhưng vẫn cùng liên kết với chúng ta trong việc kính mến Lời Chúa là nguyên lý và là nguồn mạch của sự hiệp nhất đầu tiên và thực sự, cho dù sự hiệp nhất này không toàn vẹn. Mối liên hệ này phải luôn luôn được củng cố qua các bản dịch Kinh Thánh cung, phổ biến Sách Thánh, cầu nguyện đại kết với Kinh Thánh, đối thoại về chú giải, nghiên cứu và đối chiếu các giải thích khác nhau về Kinh Thánh, trao đổi các giá trị hiện hữu trong các truyền thống linh đạo khác nhau, loan báo và làm chứng tá chung về Lời Chúa trong một thế giới bị tục hóa”.


    Những nẻo đường của Lời Chúa: việc truyền giáo


 
Từ Sion Thánh Luật ban xuống và từ Jerusalem Lời Chúa phán truyền ” (Is 2,3). Lời Chúa được nhân cách hóa ”đi ra” khỏi nhà mình, ra khỏi đền thờ và tiến bước dọc theo những nẻo đường thế giới để gặp cuộc đại lữ hành mà các dân tộc trên trái đất đã khởi xướng hầu tìm kiếm chân lý, công lý và hòa bình. Thực vậy, cả nơi các thành thị hiện đại bị tục hóa, nơi các quảng trường và đường phố, nơi mà dường như thái độ bất tín và dửng dưng đang hiển trị, nơi mà sự ác dường như lướt thắng sự thiện, tạo cho người ta có cảm tưởng thành Babilone chiến thắng Jerusalem, vẫn có một khao khát thầm kín, một niềm hy vọng manh nha, một nỗi rên xiết mong chờ. Như ta đọc thấy trong sách ngôn sứ Amos, ” Này đây s đến ngày Ta gửi đói khát đến trong xứ, không phải đói cơm bánh, cũng chẳng phải là khát nưc, nhưng là đói khát nghe Lời Chúa ” (8,11). Sứ mạng truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội muốn đáp ứng sự đói khát ấy.


Cả Chúa Kitô phục sinh cũng kêu gọi các tông đồ đang do dự hãy ra khỏi biên cương chân trời được bảo bọc của họ: ” Các con hãy ra đi và làm cho muôn dân tr thành môn đệ.. giảng dạy họ tuân giữ tất cả những gì Thầy đã truyền cho các con ” (Mt 28,19-20). Kinh Thánh đầy những lời mời gọi ”đừng im tiếng”, hãy ”gào lên”, hãy ”loan báo Lời Chúa dù gặp thời thuận tiện hay không thuận tiện”, hãy trở thành những người lính canh phá tan im lặng của sự dửng dưng lãnh đạm. Những nẻo đường mở ra trước chúng ta giờ đây không phải chỉ là những con đường trên đó thánh Phaolô hoặc những nhà truyền giáo đầu tiên đã đi qua, hoặc sau các vị, là tất cả những nhà thừa sai tìm đến với dân ngoại ở những vùng đất xa xăm.


11. Giờ đây, việc truyền thông trải rộng một mạng lưới bao trùm toàn thể địa cầu và lời mời gọi của Chúa Kitô nay có một ý nghĩa mới: ” Điều mà Thầy nói với các con trong bóng tối hãy nói trong ánh sáng, và điều các con nghe rỉ tai hãy rao giảng trên mái nhà ” (Mt 10,27). Chắc chắn, Lời Kinh Thánh phải duy trì sự hiển hiện đầu tiên và phổ biến qua văn bản được in ấn, với những bản dịch được thực hiện theo những ngôn ngữ khác nhau trên trái đất. Nhưng tiếng nói của Lời Chúa cũng phải vang dội qua đài phát thanh, các mạng Internet, các kênh truyền bá trực tuyến, các đĩa CD, DVD, các Podcast, vv; Lời Chúa phải xuất hiện trên các màn ảnh truyền hình, điện ảnh, trên báo chí, trong các biến cố văn hóa và xã hội.


Hình thức truyền thông mới mẻ này, so với truyền thông theo truyền thống, có những qui luật riêng để diễn tả và vì thế, cần phải trang bị, không những về mặt kỹ thuật, nhưng cả về mặt văn hóa cho công trình này. Trong một thời đại bị hình ảnh thống trị, hình ảnh được trình bày đặc biệt qua phương tiện trổi vượt trong ngành truyền thông là truyền hình, kiểu mẫu được Chúa Kitô ưu tiên sử dụng vẫn còn đầy ý nghĩa và gợi ý. Ngài dùng các biểu tượng, kể chuyện, ví dụ, kinh nghiệm thường nhật, dụ ngôn: ” Chúa nói với họ về nhiều điều bằng dụ ngôn.. và Ngài không nói gì với dân chúng mà không dùng dụ ngôn ” (Mt 13,3.34). Khi loan báo nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu không bao giờ lướt trên đầu những người đối thoại với một thứ ngôn ngữ mơ hồ, trừu tượng và xa lạ, nhưng Ngài chinh phục họ ngay từ phần đất nơi họ đặt chân lên, để hướng dẫn họ, từ cuộc sống thường nhật đến mạc khải nước trời. Vì thế, cảnh tượng mà thánh Gioan gợi lại thật là ý nghĩa: ” Một số người muốn bắt Chúa Giêsu, nhưng không ai dám ra tay bắt Ngài. Lính canh trở về gặp các trưởng tế và người Biệt Phái; những người này nói với họ: Tại sao các ngưi không điệu hắn về đây? Lính canh đáp: ”Chưa h có ai nói như ông ấy !” (7,44-46).


12. Chúa Kitô tiến bước dọc theo những con đường trong thành thị chúng ta và dừng lại trước ngưỡng của nhà chúng ta: ” Này đây, Ta đứng ở cửa và gõ. Nếu có ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào, dùng bữa tối với người ấy và người ấy ở với Ta ” (Kh 3,20). Gia đình , với những niềm vui và thảm kịch trong 4 bức tường gia cư, là một không gian cơ bản mà Lời Chúa phải đi vào. Kinh Thánh rải rác những mẫu chuyện lớn nhỏ về gia đình và tác giả Thánh Vịnh mô tả một cách linh hoạt khung cảnh thanh thản một người cha ngồi tại bàn ăn, với người vợ, giống như cây nho sai trái, và các con cái, như những ”ngành ôliu” (Tv 128). Chính Kitô giáo nguyên thủy đã cử hành phụng vụ trong đời sống thường nhật của một gia cư, cũng như Israel ủy thác cho gia đình việc cử hành lễ Vượt Qua (cf Xh 12,21-27). Sự thông truyền Lời Chúa diễn ra qua hệ thống gia đình, trong đó cha mẹ trở thành ”những người đầu tiên thông truyền đức tin” (LG 11). Và tác giả Thánh Vịnh cũng nhắc nhớ rằng ” điu mà chúng tôi đã nghe và đã biết, và cha ông chúng tôi đã kể lại cho chúng tôi, chúng tôi không giấu diếm con cái chúng tôi, nhưng kể lại cho thế hệ mai sau những hoạt động vinh hiển và quyền năng của Chúa và những kỳ công Chúa đã làm.. và sau này chúng sẽ kể lại cho con cháu của chúng ” (Tv 78,3-4.6).


Vì thế, mỗi nhà cần có cuốn Kinh Thánh riêng, gìn giữ cẩn thận và xứng đáng, đọc và cầu nguyện với Kinh Thánh; gia đình phải đề ra những hình thức và kiểu mẫu giáo dục cầu nguyện, huấn giáo, học hỏi về việc sử dụng Kinh Thánh, để ”các thanh niên thiếu nữ, người già cùng với trẻ em” (Tv 148,12) lắng nghe, hiểu, chúc tụng và sống Lời Chúa. Đặc biệt các thế hệ trẻ, trẻ em và người trẻ, phải được giáo dục thích hợp và chuyên biệt để giúp họ cảm thấy sự thu hút của hình ảnh Chúa Kitô, mở rộng cửa trí thông minh và tâm hồn họ, kể cả bằng những cuộc gặp gỡ và chứng tá chân thực của người lớn, ảnh hưởng tích cực của bạn hữu và sự tháp tùng rộng lớn của cộng đồng Giáo Hội.


13. Chúa Giêsu, trong dụ ngôn về người gieo giống, nhắc nhở chúng ta rằng có những thửa đất khô cằn, nhiều sỏi đá, bị những bụi gai bóp nghẹt (cf Mt 13,3-7). Ai tiến bước trên những nẻo đường thế giới cũng khám phá thấy những hố trũng, những đau kh và nghèo đói , tủi nhục và áp bức, nạn bị gạt ra ngoài lề và lầm than, bệnh tật thể lý và tâm lý, cô đơn. Nhiều khi những sỏi đá trên đường bị đẫm máu vì chiến tranh và bạo lực, nơi các dinh thự quyền lực nạn tham nhũng quyện với bất công. Vang lên tiếng kêu của những người bị bách hại vì trung thành với lương tâm và niềm tin của họ. Có những người bị chao đảo vì cuộc khủng hoảng hiện sinh hoặc có một tâm hồn vắng bóng hướng đi mang lại ý nghĩa và giá trị cho chính cuộc sống. Giống như ”những bóng đi qua, như một hơi thở tàn lụi” (Tv 39,7), nhiều người cảm thấy bị đè nặng vì sự im lặng của Thiên Chúa, vì Ngài dường như vắng bóng và dửng dưng: ” Lạy Chúa, Chúa tiếp tục quên con cho đến bao giờ? Chúa che giấu tôn nhan với con cho đến bao giờ ?” (Tv 13,2). Và sau cùng là mầu nhiệm sự chết xuất hiện trước mắt mọi người.


Tiếng thở than khắp nơi vì đau khổ như thế đi từ đất lên tới trời cao không ngừng được Kinh Thánh diễn tả, Kinh Thánh đề nghị một đức tin có chiều kích lịch sử và nhập thể. Chỉ cần nghĩ đến những trang đầy bạo lực và áp bức, tiếng kêu ai oán và liên lỷ của Ông Gióp, những lời cầu khẩn thiết tha trong Thánh vịnh, cuộc khủng hoảng tinh tế trong nội tâm phủ ngập tâm hồn Qohelet, những lời tố giác mạnh mẽ của các ngôn sứ chống lại các bất công xã hội. Đàng khác, tội lỗi căn cội bị quyết liệt lên án, không chút giảm khinh, tội lỗi xuất hiện với tất cả quyền lực tàn phá của nó ngay từ đầu nhân loại trong một văn bản nền tảng của sách Sáng Thế (c.3). Thực vậy, ”mầu nhiệm sự ác” hiện diện và hành động trong lịch sử, nhưng nó bị Lời Chúa vạch trần, trong Đức Kitô, Thiên Chúa bảo đảm chiến thắng của sự thiện trên sự ác.


Nhưng trong Kinh Thánh, hình ảnh trổi vượt nhất chính là Chúa Kitô, Ngài khai mạc sứ vụ công khai với mộ lời loan báo hy vọng cho những người rốt cùng trên trái đất: “Thánh Thần Chúa ngự xuống trên tôi; vì thế Ngài đã xức dầu thánh hiến tôi và sai tôi đi mang tin mng cho người nghèo khó, công bố sự giải thoát cho các tù nhân và ngưi mù được thấy; trả tự do cho những người bị áp bức, công bố năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,18-19). Đôi tay của Chúa bao lần đặt trên những thân thể bệnh hoạn hoặc bị nhiễm bệnh, lời Ngài công bố công lý, trao ban hy vọng cho người bất hạnh, ban ơn tha thứ cho kẻ tội lỗi. Sau cùng, chính Ngài hạ mình xuống mức độ tột cùng, ” từ bỏ mọi vinh quang, mặc lấy thân phận tôi tớ, trở nên giống phàm nhân.. Ngài cư x như mt ngưi thường và càng hạ mình hơn nữa, vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá ” (Pl 2,7-8).




Vì thế, Ngài cảm thấy sợ chết (”Lạy Cha, nếu có thể, xin cất chén này xa con!), cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi, và bị bạn hữu phản bội, đi sâu vào trong tối tăm của đau đớn dữ dằn nhất về thể lý với cuộc đóng đanh, và thậm chí cả trong tăm tối do sự im lặng của Chúa Cha (”Lạy Chúa của con, Lạy Chúa con, sao Chúa bỏ con ?”) và đi tới tận vực thăm của mỗi người, vực thẳm của cái chết (”Ngài kêu lớn tiếng rồi tắt thở ”). Quả thực người ta có thể áp dụng cho Ngài định nghĩa mà ngôn sứ Isaia đã đành cho Người Tôi Tớ Chúa: ” Người của đau khổ, quen thuộc với khổ đau” (53,3). Nhưng chính trong lúc cùng cực ấy, Ngài không ngừng là Con Thiên Chúa: trong tình liên đới yêu thương và với sự hy sinh bản thân, Ngài đặt trong sự giới hạn và trong sự ác của nhân loại một hạt giống thiên tính, hay một nguyên lý giải thoát và cứu độ; qua sự hiến thân cho chúng ta, qua sự cứu chuộc, Ngài chiếu sáng đau khổ và chết chóc mà Ngài đã chấp nhận và sống, và cũng mở ra cho cả chúng ta bình binh của sự sống lại. Vì thế, Kitô hữu có sứ mạng loan báo Lời Chúa hy vọng, bằng cách chia sẻ với người nghèo và người đau khổ, bằng chứng tá đức tin trong Nước sự thật và sự sống, thánh thiện và ân phúc, công lý, tình thương và hòa bình, qua sự gần gũi yêu thương không xét đoán và kết án, nhưng nâng đỡ, soi sáng, an ủi và tha thứ, theo Lời Chúa Kitô: ” Hãy đến cùng tôi hỡi anh em là những người mệt mỏi và bị áp bức, tôi sẽ bổỡng cho ” (Mt 11,28).


14. Trên những nẻo đường thế giới, Lời Chúa tạo cho các tín hữu Kitô một cuộc gặp gỡ khẩn trương với dân tộc Do thái , mà chúng ta có liên hệ mật thiết vì cùng nhìn nhận và yêu mến Kinh Thánh Cựu Ước và vì từ Israel ”Chúa Kitô đến theo xác thể” (Rm 9,5). Tất cả các trang Sách Thánh Do thái chiếu sáng mầu nhiệm Thiên Chúa và con người, biểu lộ các kho tàng suy tư và luân lý, vạch rõ hành trình dài của lịch sử cứu độ cho đến khi viên mãn, mạnh mẽ chiếu sáng cuộc nhập thể của Lời Chúa trong những biến cố con người. Những trang Sách Thánh ấy cho chúng ta hiểu trọn vẹn hình ảnh Chúa Kitô, Ngài đã tuyên bố ” tôi đến không phải để hủy bỏ Luật và các Ngôn Sứ, nhưng để hoàn tất ” (Mt 5,17). Các trang ấy là con đường đối thoại với dân tuyển đã ”được Thiên Chúa nhận làm con, được vinh quang, giao ước, lề luật, việc phụng tự và lời hứa” (Rm 9,4), và phong phú hóa sự giải thích của chúng ta về Kinh Thánh với những nguồn mạch phong phú của truyền thống chú giải Do thái.


Phúc cho người Ai Cập dân Ta, người Assiri công trình của tay Ta và Israel gia sản của Ta” (Is 19,25). Vì thế Chúa mở rộng áo choàng bảo bọc của phúc lành Ngài trên mọi dân tộc trên trái đất, Chúa muốn rằng ” Mọi ngưi được cứu độ và nhận biết chân lý ” (1 Tm2,4). Cả các tín hữu Kitô chúng ta, dọc theo những con đường của thế giới, cũng được mời gọi đi vào cuộc đối thoại, trong niềm tôn trọng, với những người nam nữ thuộc các tôn giáo khác mà không rơi vào chủ trương tôn giáo hỗn hợp lẫn lộn và làm suy giảm căn tính tinh thần của mình. Họ là những người lắng nghe và trung thành thực hành những chỉ dẫn trong Sách Thánh liên hệ, bắt đầu từ Hồi giáo là tôn giáo đón nhận nhiều nhân vật, biểu tượng và đề tài Kinh Thánh vào trong truyền thống của họ, và nêu cho chúng ta chứng tá một đức tin chân thành nơi Thiên Chúa duy nhất, từ bi và thương xót, là Đấng Sáng Tạo mọi loài và là Thẩm Phán của nhân loại.


Ngoài ra, Kitô hữu tìm được những hòa hợp chung với các truyền thống tôn giáo lớn từ Đông phương; qua các Sách Thánh của họ, họ dạy chúng ta sự tôn trọng sự sống, sự chiêm niệm, thinh lặng, đơn sơ, từ bỏ, như trong Phật giáo. Hoặc như trong Ấn giáo, có sự ca ngợi ý thức thánh thiêng, hy sinh, hành hương, chay tịnh, những biểu tượng thánh thiêng. Hoặc, trong Khổng giáo, họ dạy sự khôn ngoan và các giá trị gia đình và xã hội. Cả đối với các tôn giáo cổ truyền với các giá trị tinh thần của họ được biểu lộ qua các nghi lễ và qua các nền văn hóa truyền khẩu, chúng ta cũng muốn bày tỏ mối quan tâm thân tình và đối thoại với họ trong niềm tôn trọng, Và cả những người không tin Thiên Chúa, nhưng đang cố gắng ” thực hành công lý, yêu mến điều tốt lành, tiến bước trong sự khiêm tốn ” (Mi 6,8), chúng ta phải cộng tác với họ để đạt tới một thế giới công bằng và an bình hơn, và trong cuộc đối thoại, làm chứng tá chân thành về Lời Chúa, Đấng có thể tỏ lộ cho họ những chân trời mới mẻ và cao cả hơn của chân lý và tình thương.

15. Trong Thư gửi các nghệ sĩ (1999), Đức Gioan Phaolô 2 nhắc nhớ rằng ”Kinh Thánh đã trở thành một thứ ”Bộ từ điển mênh mông” (Paul Claudel) và một thừ ”bản đồ ảnh tượng” (Marc Chagall) mà văn hóa và nghệ thuật Kitô kín múc từ đó” (n.5). Văn hào Goethe xác tín rằng sách Tin Mừng là ”tiếng mẹ của Âu Châu”. Như người ta vẫn thường nói, Kinh Thánh là ”Bộ luật lớn nhất” của văn hóa hoàn cầu: các nghệ sĩ đã ”chấm” bút vẽ vào trong bộ mẫu tự ấy, được trang điểm bằng bao nhiêu câu chuyện, biểu tượng, hình ảnh trong các trang Kinh Thánh; các nhạc sĩ đã lấy hứng từ các văn bản thánh, nhất là các thánh vịnh, để tạo nên các bản hợp xướng của họ; các văn sĩ, qua bao thế kỷ, đã lấy lại các trình thuật cổ xưa để biến thành các dụ ngôn hiện sinh; các thi sĩ đã tự hỏi về mầu nhiệm tinh thần, về vô biên, sự ác, tình yêu, sự chất và sự sống, thường lấy hứng thơ văn từ các trang Kinh Thánh; các nhà tư tưởng, khoa học gia và ngay cả xã hội nhiều khi cũng tham chiếu các quan niệm tinh thần và luân lý đạo đức của Lời Chúa, cho dù là để đối nghịch (ví dụ chúng ta nghĩ tới Mười Giới Răn). Cả khi hình ảnh hoặc ý tưởng hiện diện trong Kinh Thánh bị bóp méo, người ta vẫn nhận thực rằng hình ảnh hay ý tưởng ấy là điều không thể thiếu được và chúng tạo nên nền văn minh chúng ta.

Chính vì thế, Kinh Thánh là điều cần thiết không những đối với các tín hữu, nhưng cả với tất cả mọi người để tái khám phá ý nghĩa đích thực của các thành ngữ văn hóa và nhất là tìm lại chính căn tính lịch sử, văn minh, nhân bản và tinh thần của chúng ta. Kinh Thánh cũng dạy chúng ta via pulchritudinis , con đường thẩm mỹ, để hiểu và đạt tới Thiên Chúa (như Thánh vịnh thứ 47,8 mời gọi chúng ta: ” Hãy hát mừng Thiên Chúa bằng nghệ thuật !”). Chính nơi Kinh Thánh có căn cội sự cao cả của chúng ta và qua đó chúng ta có thể tự giới thiệu với một gia sản cao quí cho các nền văn minh và văn hóa khác, không mang mặc cảm tự ti nào. Vì thế, Knh Thánh phải được mọi người nhận biết và nghiên cứu, dưới khía cạnh vẻ đẹp và sự phong phú nhân bản và văn hóa.

Tuy nhiên, Lời Chúa ”không bị xiềng xích” vào một nền văn hóa nào, nói theo hình ảnh đầy ý nghĩa của thánh Phaolô (2 Tm 2,9); trái lại, Kinh Thánh khao khát vượt lên các biên giới và chính Thánh Tông đồ là người đặc biệt thực hiện sự Hội nhập văn hóa sứ điệp Kinh Thánh vào các nên văn hóa mới. Đó chính là điều mà Giáo Hội ngày nay được mời gọi thực hiện qua một tiến trình tế nhị nhưng cần thiết đã được giáo huấn của ĐGH Biển Đức 16 đẩy mạnh. Giáo Hội phải làm cho Lời Chúa thấu nhập vào các nền hóa khác nhau và biểu lộ Lời Chúa theo các ngôn ngữ, ý niệm, biểu tượng và truyền thống tôn giáo của họ. Nhưng Giáo Hội luôn luôn phải có khả năng bảo tồn bản chất chân thực nội dung của Kinh Thánh, canh chừng và kiểm soát những nguy cơ đi lệch đường.


Vì thế, Giáo Hội phải làm cho các giá trị mà Lời Chúa cống hiến cho các nền văn hóa khác, được chiếu sáng rạng ngời, để các nền văn hóa này được thanh tẩy và trở nên phong phú. Như Đức Gioan Phaolô 2 đã nói với hàng Giám Mục Kenya trong cuộc viếng thăm tại Phi châu hồi năm 1980, ” Sự hội nhập văn hóa sẽ thực sự phản ánh việc nhập thể của Ngôi Lời, khi một nền văn hóa được biến đổi và tái sinh nhờ Tin Mừng, tạo nên những kiểu diễn tả đc đáo về sự sống, về việc cử hành và tư tưởng Kitô, trong chính truyền thống của mình”.

 
KẾT LUẬN

 
Tiếng nói mà tôi đã nghe từ trời nói với tôi: ”Hãy cầm lấy cuốn sách được tay thiên thần mở ra ..”. Và thiên thần nói với tôi: ” Hãy cầm lấy và ăn ngấu nghiến; nó sẽ làm cho ruột ngươi đy cay đng, nhưng ming ngươi sẽ ngọt như mật ong”. Tôi cầm lấy cuốn sách nhỏ từ tay thiên thần và ăn ngấu nghiến; trong miệng tôi cảm thấy ngọt như mt, nhưng sau khi tôi nuốt vào, tôi cảm thấy trong ruột tất cả sự cay đắng ” (Kh 10,8-11).


”Anh chị em thân mến trên toàn thế giới, cả chúng ta cũng hãy đón nhận lời mời gọi ấy; chúng ta hãy đến gần bàn tiệc Lời Chúa, để nuôi sống mình ” không những bằng bánh nhưng còn bằng những gì từ miệng Thiên Chúa phán ra ” (Dnl 8,3; Mt 4,4). Như một vĩ nhân của nền văn hóa Kitô giáo đã quả quyết, Kinh Thánh ” có những đoạn thích hợp để củng cố mọi hoàn cảnh nhân loại và những đoạn thích hợp để gây sợ hãi ” (B. Pascal, Tư Tưởng, n.532, Ed. Brunschvicg). Thực vậy, Lời Chúa ”ngọt hơn mật ong, hơn mật ong nguyên chất” (Tv 19,11), và là ”đèn soi bước chân và ánh sáng soi đường đi” (Tv 119,105). Nhưng cũng như ”lửa hồng và như cái búa đập vỡ tảng đá” (Gr 23,29). Lời Chúa như mưa tưới gội đất đai, làm cho đất phì nhiêu và làm nảy mầm, như thế làm cho cả sự khô cằn của các sa mạc tinh thần chung ta được trổ bông (cf Is 55,10-11). Nhưng Lời Chúa cũng ” sinh động, hữu hiệu, sắc bén hơn gươm hai lưỡi; thấu tận nơi phân cách trong linh hồn và tinh thần, đến tận xương tủy và phân biệt những tình cảm và tư tưởng của con tim ” (Dt 4,12).


Chúng tôi thân ái nghĩ đến các học giả, các giáo lý viên và những người phục vụ Lời Chúa, để bày tỏ với họ lòng biết ơn nồng nhiệt và chân thành vì sứ vụ quí giá và quan trọng của họ. Chúng tôi cũng ngỏ lời với các anh chị em đang bị bách hại hoặc bị sát hại vì Lời Chúa và vì chứng tá của họ cho Chúa Giêsu (Kh 6,9): với tư cách là chứng nhân và tử đạo, họ kể cho chúng ta ”sức mạnh của Lời Chúa” (Rm 1,16), là nguồn cội đức tin, đức cậy và lòng yêu mến của họ đối với Thiên Chúa và con người.


Vậy chúng ta hãy kiến tạo sự thinh lặng để lắng nghe Lời Chúa một cách hữu hiệu và bảo tồn sự thinh lặng sau khi lắng nghe, để Lời Chúa tiếp tục ở lại, sống và nói với anh chị em. Hãy làm cho Lời Chúa vang dội vào đầu mỗi ngày của anh chị em, để Thiên Chúa là lời đầu tiên và hãy để cho Lời Chúa vang âm trong anh chị em vào buổi tối để Lời Chúa là lời nói cuối cùng.” Anh chị em thân mến, ”tất cả những ngưi đang ở với chúng tôi chào chào thăm anh chị em. Xin anh chị em chào thăm tất cả những người yêu mến chúng tôi trong đức tin. Xin ân sủng ở cùng tất cả anh chị em ” (Tt 3,15).


G. Trần Đức Anh OP chuyển ý








All the contents on this site are copyrighted ©.