2008-08-28 11:14:46

LÒNG TỪ BI THƯƠNG NGƯỜI


Hồng-Kông là thành phố đông dân cư. Phần đông dân chúng sống trong những khu nhà chọc trời, lúc nhúc đầy người, với tiện nghi thật tối thiểu. Giữa rừng người nghèo đói này nổi bật khuôn mặt bà Vũ-Linh, một phụ nữ không Công Giáo.

Nhà bà ở tầng lầu thứ 17 trong một khu chung cư của Hồng-Kông. Căn phòng dài 4 thước và rộng 4 thước, nhưng chen chúc đến 8 người, gồm hai vợ chồng bà Vũ-Linh, 2 con trai, 2 con gái, một người bà con tật nguyền tâm trí và một thanh niên trẻ tàn tật của khu phố.

Những khu chung cư thường được xây cất thật chắc chắn nhưng cũng thật thô sơ. Nơi mỗi tầng lầu, các hành lang thường dài hun hút, nhưng lạnh lùng với bức tường xám xịt không trang trí. Và để được an toàn, trước mỗi cửa ra vào nơi mỗi gia đình, nghĩa là nơi mỗi căn phòng dài 4 mét, rộng 4 mét, thường là song sắt kiên cố, để tránh các vụ cướp của giết người, hay những tệ nạn khác.

Khách lạ mỗi khi có dịp vào khu chung cư thường có cảm giác như đi vào một trại giam, vì cái nét lạnh lùng của nó. Mỗi gia đình thu gọn cuộc sống riêng tư trong căn phòng nhỏ. Chỉ có nét đặc thù duy nhất tại đây là trước cửa ra vào, người Trung Hoa thường cắm một vài cây nhan, tỏa ra mùi hương nhẹ nhàng thanh thoát. Đó là tục lệ nói lên lòng họ cầu khẩn Trời Phật che chở cho gia đình và cùng lúc xua trừ thần dữ ra khỏi nơi đang ở.

Như bao gia đình khác, gia đình bà Vũ-Linh sống trong cảnh nghèo nàn chật chội. Bà Vũ là phụ nữ Trung Hoa thấp người nhưng mập mạp, với mái tóc đen cắt ngắn, theo thói thường của đàn bà Trung Quốc bình dân. Nhưng trên khuôn mặt bà, nơi đôi mắt bà, người đối diện cảm nhận ngay tức khắc sự an bình, tính giản dị, nét tươi vui và lòng ngay chính.

Bà ăn mặc đơn sơ với chiếc áo ngắn vải thô và chiếc quần vải màu đục. Chân mang đôi dép cao su. Chỉ mình bà làm việc nuôi sống trọn gia đình.

Chồng bà thì suốt ngày theo bè bạn đánh bạc, lang thang vô tích sự. Bốn đứa con còn đang ở tuổi cắp sách đến trường. Thế nhưng trong căn nhà nghèo nàn này, mọi vật đều sạch sẻ và ngăn nắp.

Một đặc điểm nơi bà Vũ là lòng thương người. Mặc dầu một mình vất vả làm việc suốt ngày để nuôi chồng và 4 đứa con nhỏ, bà Vũ còn nhận nuôi thêm người em họ, 25 tuổi.

Cô ta bị tàn tật tâm trí, nên bị cha mẹ bỏ rơi. Thấy vậy, bà Vũ đưa về nuôi, dọn một chỗ trong phòng để cô ta có thể trải chiếu ngủ. Chưa hết. Một ngày bà Vũ bắt gặp một thanh niên tuổi độ 22, cùng chung cư với bà, bị cha mẹ đuổi ra đường, chỉ vì chàng bị tàn tật thể xác. Bà Vũ động lòng trắc ẩn. Nhà bà nghèo thật, chật chội thật, nhưng vẫn còn có thể thu xếp dọn dẹp để rước thêm một khách quý khác, một người vừa nghèo vừa tàn tật.

Bà Vũ không theo tôn giáo nào. Một ngày, vì bận tâm với vấn đề của một trong hai con gái, bà tìm đến tâm sự với người bạn Công Giáo:

- Xin chị cầu nguyện cho chúng tôi. Tôi dốt nát, không biết đọc cũng không biết viết. Tôi không làm nên được chuyện gì, là người vô dụng. Nhưng chị là Công Giáo, chị biết cầu nguyện với THIÊN CHÚA như thế nào, nên xin chị cầu nguyện cho gia đình tôi.

Bà Vũ-Linh khiêm tốn nghĩ mình không thể cầu nguyện cùng THIÊN CHÚA, nhưng chính cuộc sống ngay thẳng và bác ái của bà, sẽ giúp bà gặp được Ngài. Bà làm chứng cho Tình Yêu của THIÊN CHÚA, một Tình Yêu vô biên giới. Tình Yêu thể hiện qua việc bà yêu thương người nghèo, người tàn tật, người bị bỏ rơi.

... Tìm đâu ra mt người vợ đm đang? Nàng quý giá vượt xa châu ngọc. Suốt đi, nàng đem lại hạnh phúc chứ không gây tai họa cho chồng. Nàng tìm kiếm len và vải gai, rồi vui vẻ ra tay làm việc. Nàng thức dậy khi trời còn tối, cung cấp phần ăn cho cả nhà. Nàng thắt lưng cho chặt, luyện cánh tay cho mạnh mẽ dẻo dai. Nàng rộng tay giúp người nghèo khổ và đưa tay cứu kẻ khốn cùng. Nàng khôn ngoan trong lời ăn tiếng nói và dịu hiền khi dạy dỗ bảo ban. Duyên dáng là giả trá, sắc đp là phù vân. Người phụ nữ kính sợ THIÊN CHÚA mới đáng cho ngưi đời ca tụng (Sách Châm Ngôn 31,10-30).

(Charles Lepetit, ”MES AMIS LES PAUVRES”, Nouvelle Cité, Paris 1984, trang 31-34)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.