2008-08-17 15:05:05

KIÊN TRÌ TRONG LỜI CẦU XIN


Ông Andrea - cụ già Ý liệt giường đã 5 năm - được con gái út Agata hết lòng chăm sóc giúp đỡ. Một ngày, Agata âu yếm thưa với Cha:

- Ba có muốn con đưa Ba đi hành hương Lộ Đức không?

Cụ Andrea tê liệt toàn thân nhưng miệng lưỡi cùng Đức Tin Công Giáo ... vẫn còn tốt lành nguyên vẹn!

Sau một giây im lặng, cụ chậm rãi trả lời:

- Nếu con muốn thì Ba không từ chối. Tuy nhiên, Ba chấp nhận đề nghị của con với điều kiện: Ba không muốn trở về mà vẫn liệt giường. Nếu Ba đi hành hương Lộ Đức thì có nghĩa: hoặc được khỏi bệnh, hoặc được chết lành!

Sau một đêm di chuyển và thức trắng, hai Cha con đến Lộ Đức bằng an. Nhân viên thiện nguyện muốn đưa cụ về ngay nhà thương để cụ nghỉ ngơi trước khi tham dự các buổi cầu nguyện theo đúng tinh thần hành hương. Nhưng cụ cương quyết từ chối. Không ai có thể làm cụ thay đổi ý định. Cụ dõng dạc tuyên bố:

- Tôi đến Lộ Đức không phải để vào nằm nhà thương mà là để cầu nguyện nơi Hang Đá.

Mọi người đành chìu theo lời yêu cầu của cụ.

Cô Agata miễn cưỡng đẩy xe lăn đưa Cha già ra Hang Đá. Cụ Andrea bảo con gái để hai tay mình chắp lại trước ngực rồi nghiêm trang ra lệnh:

- Giờ thì con đi đi! Cứ để yên Ba ngồi đây. Con không phải lo lắng gì cho Ba cả!

Nói xong, cụ nhắm mắt lại và bắt đầu tha thiết cầu nguyện:

- Thưa Mẹ Rất Thánh, con sẽ ngồi lì đây bao lâu con chưa toại nguyện: hoặc chết hoặc lành bệnh. Xin Mẹ chọn và giải quyết vấn đề cho con!

Sau mấy tiếng đồng hồ, cô Agata trở ra Hang Đá Lộ Đức thăm chừng Cha già. Cô thấy Cha tiếp tục sốt sắng cầu nguyện. Khi nghe con gái hỏi xem có muốn dùng một chút gì lót lòng không, cụ Andrea vẫn nhắm nghiền mắt và trả lời:

- Ba không đến Lộ Đức để ăn!

Nghe lời khẳng định, cô Agata chỉ biết lặng lẽ ngồi cầu nguyện bên Cha.

Chiều đến, tới giờ kiệu Mình Thánh Chúa, cụ Andrea mới bằng lòng để yên cho người ta đưa cụ ra tiền đường Đền Thánh tham dự cuộc rước. Buổi rước kiệu chấm dứt, cụ nằng-nặc xin đưa trở lại Hang Đá. Cụ lập đi lập lại:

- Tôi không đến đây để ăn uống hay nghỉ ngơi!

Cô Agata đành đưa Cha trở ra Hang Đá. Khi thấy con gái tỏ ra khó chịu trước tính tình chướng kỳ của mình, cụ Andrea nhẫn nhục giải thích:
- Con à, Ba không hề có ý định đến Lộ Đức nghỉ ngơi hoặc ăn uống dưỡng sức! Vậy con cứ để yên Ba nơi Hang Đá để Ba có thời giờ tính chuyện riêng tư với Đức Mẹ! Con có hiểu rõ như vậy không?

Cô Agata đành để Cha ngồi cầu nguyện nơi Hang Đá. Phần cô, cô trở về quán trọ.

Nhưng cô không thể nào chợp mắt. Quá nửa đêm, cô Agata lần mò ra Hang Đá xem tình hình Cha già ra sao.

Đến Hang Đá, cô Agata có cảm tưởng đang mơ vì cảnh tượng trông thấy trước mắt. Cụ Andrea không ngồi trên xe lăn nhưng quỳ gối bên chiếc xe lăn, trước bức tượng Đức Mẹ, nơi Hang Đá Lộ Đức! Ngạc nhiên và vui mừng không tả xiết! Cô Agata chạy đến ôm chầm lấy Cha vừa khóc vừa kêu lên:

- Ba ơi! Ba ơi!!!

Cụ già Andrea như vừa ra khỏi giấc mơ. Cụ âu yếm mĩm cười với cô con gái thân yêu. Xong, cụ từ từ đứng dậy, ôm hôn con và nói nhỏ vào tai con:

- Chính để được khỏi bệnh mà Ba đi hành hương Lộ Đức!

Nói xong, cả hai Cha con cùng quỳ xuống để cầu nguyện và cảm tạ Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, Chí Thánh Vẹn Tuyền ..

... Khi ấy, Đức Chúa GIÊSU lui về miền Tyrô và Siđon, thì liền có một bà quê ở Canaan từ xứ ấy đến mà kêu cùng Người rằng: ”Lạy Ngài là Con Vua Đavít, xin thương xót con. Con gái con bị quỷ ám khốn cực lắm”. Nhưng Ngưi không đáp lại một lời nào. Các môn đ đến gần Người mà xin rằng: ”Xin Thầy thương để bà ấy về đi, vì bà cứ theo chúng ta mà kêu mãi”. Người trả lời: ”Thầy chỉ đưc sai đến cùng chiên lạc nhà Israel”. Nhưng bà kia đến lạy Người mà nói: ”Lạy Ngài, xin cứu giúp con”. Ngưi đáp: ”Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó”. Bà ấy đáp lại: ”Vâng, lạy Ngài, vì chó con cũng đưc ăn những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi xuống”. Bấy giờ Đức Chúa GIÊSU trả lời cùng bà ấy rằng: “NÀY BÀ, BÀ CÓ LÒNG MẠNH TIN, BÀ MUỐN SAO THÌ ĐƯỢC VẬY”. Và ngay lúc đó, con gái bà đã được lành (Matthêu 15,21-28).

(Sac. Pietro Ceccato, ”Alla Scuola della Madonna”, Centro Mariano Montfortano, 1961, trang 238-239)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.