2008-08-14 14:52:57

Hiện tình chiến sự Georgia


Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti, Sứ Thần Tòa Thánh tại Georgia và Đức Tổng Giám Mục Antonio Mennini, đại diện Tòa Thánh tại Liên Bang Nga, về hiện tình Georgia

Sau 5 ngày giao tranh khiến cho 2000 người chết và hơn 100.000 người tị nạn, hôm 12-8-2008 Liên Bang Nga và Gerogia đã quyết định ngưng chiến và chấp nhận chương trình hòa bình do tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Chủ tịch theo lượt của Liên Hiệp Âu châu, đề nghị.

Tổng thống Sarkozy và ngoại trưởng Bernard Krouchner đã lần lượt hội kiến với tổng thống Dimitrij Medvedev và với tổng thống Mikheil Saakashvili để trình bầy chương trình hòa bình này. Chương trình gồm 6 điểm sau đây: thứ nhất không dùng sức mạnh; thứ hai chấm dứt tức khắc mọi thù nghịch; thứ ba để cho các tổ chức bác ái nhân đạo tự do cứu trợ các nạn nhân và người tị nạn; thứ bốn binh sĩ Georgia rút lui về các vị trị cũ, tức về các trại binh; thứ năm rút quân đội Nga về các vị trí trước khi xảy ra xung khắc: để thành lập các cơ cấu quốc tế, các lực lượng xem kẽ Nga đưa ra các biện pháp an ninh bổ túc; thứ sáu cộng đồng quốc tế bắt đầu thảo luận về quy chế của miền Nam Ossezia và Abkhazia cũng như các phương tiện giúp bảo đảm sự ổn định và an ninh cho vùng này.

Mgoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố là các lực lượng Matscơva sẽ chỉ rút lui khỏi lãnh thổ Georgia sau khi các toán quân của Tbilisi trở về các trại quân của họ. Phía bên kia tổng thống Mikheil Saakashvili cho rằng binh sĩ Nga đã vi phạm thỏa hiệp ngưng bắn, và vẫn tiếp tục bỏ bom nhiều vùng.

Các tranh chấp trong vùng này đã xảy ra hồi thập niên 1990 khi vùng nam Ossezia muốn tách rời khỏi Georgia, nổi lên đòi độc lập và hiệp nhất với vùng Bắc Ossezia thuộc Liên Bang Nga. Các xung đột đã khiến cho chính quyền Matscơva gửi quân sang trấn đóng tại miền Nam Ossezia. Hồi năm 2006 tổng thống Georgia đề nghị dành nhiều quyền tự tri hơn cho Ossezia, nhưng tổng thổng Ossezia nhất quyết đòi độc lập. Thế là chiến cuộc bùng nổ.

Ngày mùng 7-8-2008 hai bên đồng ý chấp nhận một trung gian giảng hòa. Nhưng lập tức chính quyền Tbilisi ra lệnh tấn công thủ đô Tskhinvali của Ossezia. Hôm sau đó Nga gửi hàng trăm xe tăng và quân đội sang Nam Ossezia.

Các máy bay của Nga bỏ bom các căn cứ quân sự của Georgia. Chính quyền Georgia ra lệnh rút 1000 quân ra khỏi Irak để về bảo vệ quốc gia. Ngày mùng 9 Georgia tuyên bố tình hình chiến tranh. Nga bỏ bom thành phố cảng Poti trên Biển Đen và thành phố Gori. Các lực lượng Abkhazia chủ trương tách rời khỏi Georgia tấn công các đồn binh Georgia trong vùng chiến thuật Gola Kodori. Ngày mùng 10 quân đội Nga kiểm soát thủ đô Tskhinvali trong khi binh sĩ Georgia rút lui về thủ đô Tbilisi. Ngày 11 các lực lượng Nga tiến vào Abkhazia, trong khi các máy bay oanh tạc bỏ bom càc vùng phụ cận của thủ đô Tbilisi. Liên Hiệp Âu châu thất bại trong việc làm trung gian cho một cuộc ngưng chiến, vì Matscơva từ chối ngưng tấn công. Ngày 12 tổng thống Medvedev ra lệnh ngưng chiến và gặp tổng thống Sarkozy để cùng nhau thảo luận chương trình hòa bình. Chương trình này sau đó được trình bầy với chính quyền Georgia và được chấp thuận. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn có rất nhiều căng thẳng trên toàn nước Georgia, và tình trạng của người tị nạn rất là thê thảm.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti, Sứ Thần Tòa Thánh tại Georgia, và Đức Tổng Giám Mục Antonio Mennini, đại diện Tòa Thánh tại Liên Bang Nga, về hiện tình Georgia.

Hôm 13-8-2008 hai vị đã cho phóng viên Anadeo Lomonaco của đài Vaticăng phỏng vấn qua điện thoại từ Tbilisi và Matscơva. Trước hết là Đức Cha Claudio Gugerotti, Sứ Thần Tòa Thánh tại Georgia.

Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Gugerotti, chương trình hòa bình do tổng thống Pháp và Liên Hiệp Âu châu đề ra liệu có giải quyết được vấn đề vùng Nam Ossezia hay không?

Đáp: Trong lúc này đây thật rất khó mà có thể nói được. Vấn đề vùng Nam Ossezia có các gốc rễ phức tạp, rất là tỉ mỉ và không phải chỉ có thế. Dĩ nhiên đây là bước đầu tiên giúp giải quyết vấn đề một cách vĩnh viễn. Chắc chắn là người ta đang tiến bước trong chiều hướng của sự đối thoại và và hòa đàm. Và đây tuyệt đối là con đường duy nhất phải đi.

Hỏi: Thưa Đức Sứ Thần, phía Georgia đã tiếp nhận tin này như thế nào?

Đáp: Có hai cách tiếp nhận. Có một nước Georgia tìm phản ứng lại với lòng kiêu hãnh, tìm đứng dậy và bắt đầu sống với danh dự, nhưng cũng có một nước Gerogia hoàn toàn ngã qụy vì bần cùng, khổ đau: có rất nhiều người đau yếu và bị thương. Và Georgia không có các cơ cấu để săn sóc họ. Chúng tôi đang tìm dựng lên các lều trạm xá và các cơ cấu cho các sinh hoạt bác ái nhân đạo. Nhưng chúng tôi cũng không có tiền để làm điều này. Vì thế tôi lợi dụng dịp này để đưa ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý tới các người đau yếu bệnh tật và bị thương và trợ giúp họ. Nếu cộng đồng quốc tế đã không thể ngăn chặn cuộc chiến gây ra thảm cảnh này, thì ít nhất giờ đây trợ giúp nhân đạo cho người dân Georgia. Chúng tôi ước muốn làm nhiều chuyện, nhưng cấp thiết nhất là phải cầm máu đang tuôn chảy từ các vết thương của thân thể các nạn nhân đã.

Hỏi: Thưa Đức Cha, ngoài quy chế của vùng Ossezia ra, thì giờ đây người ta cũng nhận ra các lý do khác nữa đã gây ra cuộc chiến này, đặc biệt là các ống dẫn dầu chạy qua vùng Caucase để cung cấp nhiên liệu cho Âu châu, có đúng thế không?

Đáp: Từ ”dầu hỏa” là một từ ảo thuật, ngày nay thường thay thế cho các từ trước kia diễn tả các giá trị được viết hoa. Chắc chắn là vấn đề dầu hỏa và hơi đốt cũng nắm giữ vai trò đáng kể trong toàn cảnh địa lý chính trị vùng này, chứ không phải chỉ trong biến cố xung đột này mà thôi.
 
Hỏi: Trong những ngày này thế giới truyền thông bị lóe mắt vì các cuộc tranh tài thế vận hội. Họ có tường thuật chiến tranh tại Ossezia một cách đúng đắn và trung thực không thưa Đức Cha?

Đáp: Tôi chỉ có thể nói rằng tôi đã trông thấy các bài tường thuật rất tốt trên vài đài truyền hình quốc tế. Tôi cũng phải nói rằng thật rất khó mà trình bầy các tin tức trung thực từ những nơi có nhiều lèo lái và thường khi rất mâu thuẫn nhau. Vì thế tôi cũng hiểu các khó khăn của các phóng viên và các nhà báo. Tối nay tôi đã gặp rất nhiều nhà báo Italia trên máy bay: chắc chắn là họ tìm đến tận nơi để làm các phóng sự và các bài tường thuật. Việc tận mắt chứng kiến các biến cố có thể bảo đảm cho việc thông tin được chính xác hơn là tin tức lấy từ các nguồn khác có mục đích xuyên tạc sự thật.

Hỏi: Như thế thì đâu là các hy vọng của người dân và của Giáo Hội Georgia thưa Đức Cha?

Đáp: Trong lúc này đây thì thật ra không có niềm hy vọng nào cả, mà chỉ có niềm vui vì còn sống sót và còn lo lắng được cho gia đình và cho thân nhân. Niềm hy vọng luôn nảy sinh từ con tim. Tôi cũng phải nói rằng Giáo Hội Chính Thống đã huy động tín hữu cầu nguyện rất nhiều. Lời kêu gọi mà Đức Thánh Cha đã đưa ra trong buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật 10-8-2008 đã được đọc cho dân chúng nghe ngoài quảng trường thủ đô Tbilisi, ngay sau diễn văn của Đức Thượng Phụ Chính Thống Georgia. Sự kiện này cho phép chúng ta hy vọng rằng trong khổ đau người ta cũng tìm thấy sự hiệp thông tư tưởng và tâm trí. Chắc chắn đó là một bước tiến tới một cái nhìn hiểu biết huynh đệ hơn trong vùng đất này.

** Tiếp theo đây là một số nhận định của Đức Tổng Giám Mục Antonio Mennini, Đại diện Tòa Thánh cạnh Liên Bang Nga.

Hỏi: Thưa Đc Cha Mennini, đâu là các khía cạnh của chương trình hòa bình do Liên Hiệp Âu châu đề nghị với Nga và Georgia?

Đáp: Chương trình hòa bình này là một bước tiến rất ý nghĩa, vì hai phía đã đồng ý với tài liệu do tổng thống Pháp Sarkozy cùng soạn với tổng thống Nga Medvedev. Trong số 6 điểm thì điểm không dùng sức mạnh sẽ cho phép các tổ chức bác ái nhân đạo cứu trợ dân chúng một cách ổn định và lâu dài. Phía Georgia đã muốn là trong tương lai không thảo luận về quy chế pháp lý của hai miền tách rời nữa. Nhưng hiện nay đây là khía cạnh thứ yếu. Điều quan trọng là ngưng tiếng súng và hai bên quyết định ngồi vào bàn thương thuyết.

Hỏi: Đây là một cuộc xung đt mà Nga đã thắng trên bình diện quân sự, và Liên Hiệp Âu châu, là phe đã đề nghị chương trình hòa bình, đã thắng trên bình diện ngoại giao. Và chương trình hòa bình đã đưc Matscơva và Tbilisi chấp nhận. Thế là Bruxelles đã lên tiếng, có phải vậy không thưa Đức Cha?

Đáp: Vâng, tình hình đã chứng minh cho thấy trước sự thinh lặng của các cường quốc khác - mà tôi không muốn kể tên - thì Liên Hiệp Âu châu có thể nắm giữ một vai trò quan trọng. Một vai trò được cả Nga chấp nhận.

Hỏi: Theo Đức Cha, có thể coi sự xung đột bùng nổ tại Ossesia như là một hậu qủa trực tiếp của sự kiện Kosovo đơn phương tuyên b độc lập hay không?

Đáp: Hôm qua tổng thống Medvedev đã đề cập tới điều này. Nhưng tôi thì tôi cho rằng nước Nga muốn chơi con bài sự độc lập của hai cộng hòa, vì điều này có lẽ sẽ gây ra vấn đề không phải chỉ tại các phần đất khác của thế giới, mà có lẽ cả bên trong Liên Bang Nga nữa.

Hỏi: Như vậy thì đâu là các thế quân bình cần phải cứu vãn để bảo đm cho tương lai ca vùng Caucase, thưa Đức Cha?

Đáp: Tôi muốn mượn lại các lời mà ông Mikhail Gorbaciov nguyên tổng thống Nga đã viết trên nhật báo Washington Post ngày 12-8-2008. Ông khẳng định rằng sự kiện Hoa Kỳ cho rằng vùng Caucase là vùng ảnh hưởng sống động đối với quyền lợi quốc gia của họ, là điều đúng một phần. Đúng một phần trong nghĩa hòa bình vùng Caucase không thể không là lợi lộc của tất cả mọi người, nhưng phải chú ý tới lý do lớn hơn nữa: đó là Nga có các lợi lộc hợp pháp trong vùng này, các lợi lộc phát xuất từ một lịch sử dài được các dân tộc trong vùng chia sẻ, kể cả trên bình diện địa lý nữa.

Hỏi: Thưa Đức Cha Mennini, Giáo Hội có thể đóng góp gì cho việc duy trì hòa bình trong vùng này hay không?

Đáp: Vâng cũng như lời kêu gọi hòa bình Đức Thánh Cha đã đưa ra bằng cách nhắc lại các gốc rễ Kitô chung của các dân tộc trong vùng, tôi nghĩ rằng trước hết cần phải có hoạt động giáo dục: trên bình diện luân lý và quốc gia cần phải vứt bỏ sự nghi ngờ đối với tất cả những gì là khác biệt và xa lạ. Thế rồi phải cùng với các tín hữu công giáo thăng tiến hoạt động nhân đạo. Tôi biết là giới chức Caritas Nga đã đến tận nơi và đang cùng với Caritas Georgia và các vị hữu trách của Giáo Hội Chính Thống lượng định tình hình để phối hợp các công tác cứu trợ.

(SD 13-8-2008)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.