2008-06-08 18:22:21

Kinh Truyền tin chúa nhựt 8-6: Tình thương là nòng cốt của Kitô giáo


Trong bài huấn dụ trưc khi đọc kinh Truyền tin vào chúa nhựt tuần trưc, đu tháng Sáu dương lch, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng tháng Sáu đưc dành để tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, biểu tượng của lòng Chúa khoan nhân. Đề tài “lòng thương xót của Thiên Chúa”, cốt tuỷ của Tân ước, được quảng diễn trong bài huấn dụ trưa chúa nhựt hôm qua, khi chú giải đoạn Tin mừng của Thánh lễ, thuật lại việc Chúa Giêsu kêu gọi ông Matthêu làm môn đệ, một kẻ làm nghề thâu thuế, bị xã hội đồng hoá với phường gian ác; và hơn nữa, lại còn đi ăn ở nhà của ông ta cùng với những đồng nghiệp. Trước sự đàm tiếu của các người Biệt phái, Chúa Giêsu đã giải thích cho họ biết rằng sứ mạng của Ngài là đi tìm những kẻ tội lỗi; Ngài còn trách họ vì không am tường Lời của Thiên Chúa đã dạy qua ngôn sứ Hôsêa: “Ta muốn tình thương chứ không muốn hy lễ”. Thiên Chúa là Tình thương, và Ngài mong đi nơi con người sự đáp trả của tình thương. Tình thương mang lại giá trị cho các việc phụng tự và việc tuân giữ lề luật.

 
Sau khi ban phép lành Toà thánh, trong phần chào thăm các phái đoàn hành hương bằng các ngôn ngữ Pháp, Anh, Đức, Tây ban nha, Bồ đào nha, Ba Lan, Đc Bênêđictô XVI còn thêm vài bài học dựa theo Bài Tin mừng, chẳng hạn như cầu chúc cho mọi người khám phá khuôn mặt của Thiên Chúa khoan nhân, cách riêng qua các bí tích Hoà giải và Thánh Thể, ngõ hầu trở nên những chứng nhân cho tình yêu Chúa. Ông Matthêu cũng là tấm gương cho vic đáp lại tiếng Chúa gọi một cách mau mắn và quảng đi. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ

Anh chị em thân mến

Ở trung tâm của phụng vụ Lời Chúa của chúa nhựt hôm nay là một câu của ngôn sứ Hosêa được Chúa Giêsu lấy lại trong bài Tin mừng: “Ta muốn tình thương, chứ không muốn hy lễ, ta muốn sự hiểu biết Thiên Chúa hơn là của lễ toàn thiêu” (Hs 6,6). Đây là một lời then chốt, một trong những chìa khóa đưa chúng ta đi vào trọng tâm của Tin mừng. Câu nói của ông Hosêa được Chúa Giêsu trích dẫn trong bối cảnh của việc kêu gọi ông Mathêu, một người làm nghề thu thuế cho chính quyền Rôma, vì thế bị người Do thái coi như một kẻ tội lỗi công khai. Đang khi ông ta đang ngồi ở tại bàn thu thuế thì Chúa Giêsu đã kêu gọi ông, và rồi đi đến nhà ông cùng với các môn đệ, và ngồi ăn chung với những người thu thuế khác. Điều này khiến cho các người Biệt phái gai mắt, nhưng Chúa Giêsu đã trả lời: “Những người lành mạnh không cần thầy thuốc, nhưng những kẻ đau yếu thì cần. Tôi không đến để kêu gọi những người công chính, nhưng là những kẻ tội lỗi” (Mt 9,12-13). Đến đây thánh sử Matthêu, một người rất lưu ý đến việc nối kết giữa Cựu ước và Tân ước, đã đặt trên môi miệng của Chúa Giêsu lời của ngôn sứ Hôsêa: “Các ông hãy về và học cho kỹ ý nghĩa của câu “Ta muốn lòng nhân từ chứ không phải là hy lễ”.

Câu nói của ngôn sứ Hôsêa mang tầm quan trọng đến nỗi còn được Chúa Giêsu trích dẫn vào một dịp khác, nhân cuộc tranh luận về việc tuân giữ ngày Sabat (xc Mt 12, 1-8). Cả trong trường hợp này, Chúa Giêsu đã giải thích lề luật với tư cách của một kẻ làm chủ các định chế pháp lý. Ngỏ lời với các biệt phái, Chúa nói: “Giả như các ông hiểu câu nói, Ta muốn lòng nhân từ chứ không phải là hy lễ, thì ắt các ông không kết án những người vô tội” (Mt 12,7). Như thế, trong lời sấm của ngôn sứ Hôsêa, Chúa Giêsu Ngôi Lời làm người, ra như cảm thấy chính căn cước của mình, nên đã áp dụng hoàn toàn cho bản thân mình, và đã thực hiện câu nói qua hành động, kể cả khi phải gây ra sự căng thẳng đối với những nhà lãnh đạo của dân. Câu nói của ngôn sứ Hôsêa, được Tin mừng truyền đạt cho chúng ta như là tóm lược của tất cả sứ điệp Kitô giáo: lòng đạo đức chân chính nằm ở tình yêu với Chúa và tha nhân. Tình yêu mang lại giá trị cho việc phụng tự và việc tuân giữ lề luật.

Giờ đây, hướng về đức trinh nữ Maria, chúng ta xin Người chuyển cầu cho chúng ta được luôn sống trong niềm vui của cảm nghiệm Kitô giáo. Người là Mẹ của lòng nhân từ, xin Mẹ hãy gợi trên trong chúng ta tâm tình tín thác Thiên Chúa là Đấng khoan nhân vô bờ; xin Mẹ giúp chúng ta biết hấp thụ cho mình bản kinh mà thánh Augustinô đã soạn trong đoạn văn nổi tiếng của sách Tuyên xưng (Confessioness X, 28.39; 29.40): “Lạy Chúa, xin thương xót con. Này đây, con không che giấu những vết thương của con: Chúa là lương y, con là bệnh nhân; Chúa là đấng nhân từ, con là kẻ khốn khổ .. Tất cả niềm hy vọng của con đặt nơi lòng nhân từ bao la của Chúa”.

Bình Hòa







All the contents on this site are copyrighted ©.