2008-06-01 17:01:23

Kinh Truyền tin ngày 1-6-08: mỗi người cần cái tâm


Năm nay lễ Phục sinh sớm hơn mi năm, vì thế lễ kính Thánh Tâm Chúa đã được cử hành vào những ngày cuối trong tháng Năm, khác với thường lệ vào tháng Sáu, tháng đưc dành để kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tuy rằng Thánh Tâm Chúa Giêsu đã trở thành đề tài suy niệm và tôn kính từ thời Trung cổ, đặc biệt nơi các n đan sĩ dòng Xitô như thánh nữ Mechtilde Magdeburg (+1282), Mechtilde Hackeborn (+1302), Geltrude (+1302), nhưng lễ kính trong lịch phụng vụ (ngày thứ 6 sau tuần bát nhật lễ Mình Thánh Chúa) mới thành hình từ thế kỷ 18; lúc đầu còn dành riêng cho vài giáo phận, và được mở rộng ra toàn thể Hội thánh dưới thời đức thánh cha Piô IX ngày 23/8/1856. Lễ kính Thánh Tâm thưng rơi vào tháng Sáu dương lịch, vì thế lòng đo đức bình dân cũng dành tháng Sáu để kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, tiếp theo tháng Năm kính Đức Mẹ. Tục lệ này bắt nguồn từ một hội dòng nữ kinh sĩ thánh Augustinô bên Pháp vào thế kỷ XIX. Việc sùng kính được biểu lộ qua việc lần một tràng chuỗi gồm 33 lời nguyện “Chúng con thờ lạy rất thánh Trái tim Đc Chúa Giêsu đã thương yêu chúng con vô cùng, xin hãy lấy lửa yêu mến trong Trái tim Chúa mà đốt lòng con cho được sốt sắng kính mến Chúa”, kèm theo kinh cầu Kính Thánh Tâm. Ngoài ra, phong trào Tông đồ cầu nguyện, do các cha dòng Tên khởi xướng hồi thế kỷ XIX, cũng cổ động việc dâng hiến những công việc trong ngày để phạt tạ Trái tim, và cầu nguyện theo một ý chỉ của Đức Thánh Cha. Hôm qua, trong bài huấn dụ trưc khi đọc kinh Truyền tin, Đc Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa thần học của lễ Trái Tim Chúa Giêsu, và khuyến khích thực hành các việc tôn kính trong tháng 6 này. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến

Nhân Chúa nhựt hôm nay trùng với ngày đầu tháng Sáu, tôi muốn nhắc nhở rằng tháng này được dành cho Trái tim Chúa Giêsu, biểu tượng của đức tin Kitô giáo được sùng kính bởi các tín hữu cũng như các nhà huyền bí và thần học, bởi vì diễn tả cách đơn sơ và chân thực “tin vui” của tình thương, tóm lược mầu nhiệm Nhập thể và Cứu chuộc. Thứ 6 vừa rồi, chúng ta đã mừng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, một lễ trọng thứ ba tiếp theo mùa Phục sinh, liền sau lễ trọng kinh Chúa Ba Ngôi và lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Sự liên tục này làm cho chúng ta nghĩ đến một chuyển động hướng đến tâm điểm: một chuyển động của tâm linh do chính Thiên Chúa điều khiển. Thực vậy, từ chân trời vô biên của tình thương, Thiên Chúa đã muốn đi vào cõi hữu hạn của lịch sử và thân phận con người, đã mặc lấy một thân xác và một trái tim, nhờ thế chúng ta có thể chiêm ngắm và gặp gỡ Đấng Vô hạn ở trong kẻ hữu hạn, Mầu nhiệm vô hình và vô tả ở nơi trái tim con người của đức Giêsu Nararét. Trong thông điệp thứ nhất của tôi viết về tình thương, tôi đã bắt đầu từ chỗ ngắm nhìn cạnh sườn bị chọc thủng của Chúa Kitô, được thánh Gioan nói đến trong Tin mừng thứ bốn (19,37; Deus caritas est , 12). Và tâm điểm của đức tin cũng là nguồn hy vọng nhờ đó chúng ta được cứu rỗi, niềm hy vọng là đối tượng của thông điệp thứ hai.

Mỗi người chúng ta đều cần một cái “tâm” của cuộc sống, một nguồn mạch của sự thật và sự thiện để kín múc trong chuỗi những hoàn cảnh trắc trở của cuộc đời và những nhọc nhằn của cuộc sống. Mỗi người chúng ta, khi dừng lại trong thinh lặng, cần cảm thấy không những nhịp đập của con tìm, nhưng mà sâu hơn nữa, cảm thấy nhịp đâp của sự hiện diện có thể tin tưởng được, có thể cảm nhận được nhờ cảm quan của đức tin tuy rất thực hữu: đó là sự hiện diện của Chúa Kitô, tâm của thế giới. Vì thế tôi mời gọi mọi người trong tháng Sáu này hãy canh tân lòng tôn sùng Trái tim Chúa Giêsu, cũng như trân trọng kinh dâng hiến mỗi ngày cho Trái tim, và những ý chỉ cầu nguyện dành cho toàn thể Hội thánh.

Gần kề Thánh Tâm Chúa Giêsu, phụng vụ mời gọi chúng ta hãy tôn kính Trái tim vô nhiễm của Mẹ Maria. Chúng ta hãy tin tưởng phó thác mình cho Mẹ. Một lần nữa, tôi muốn xin Mẹ chuyển cầu cho nhân dân nước Trung hoa và Miến điện, đang hứng chịu thiên tai, và cho những ai đang trải qua những tình trạng đau đớn, bệnh tật, khổ cực về vật chất và tinh thần bao trùm trên nhân loại.

Bình Hòa







All the contents on this site are copyrighted ©.