2008-03-25 16:29:13

Thách đố của sứ mệnh truyền giáo


Phỏng vấn Linh Mục Julian Carrón, Chủ tịch phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng, về thách đố của sứ mệnh truyền giáo

Trong các ngày vừa qua phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng đã tái xác nhận cha Julian Carrón là Chủ tịch trong nhiệm kỳ 6 năm tới đây. Cha Carrón đã thay thế Đức Ong Luigi Giovanni Giussani hướng dẫn phong trào từ ngày 19 tháng 3 năm 2005, sau khi vị sáng lập phong trào qua đời.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn cha Julian Carrón vế thách đố trong sứ mệnh truyền giáo của phong trào.

Cha Carrón năm nay 58 tuổi. Thụ phong linh mục năm 1975 cha đã dậy Kinh Thánh lâu năm tại Học Viện Nghiên Cứu Kinh Thánh thánh Damaso Madrid, thủ đô Tây Ban Nha. Trong thập niên 1970 cha thành lập phong trào ”Đất Mới”, sau đó cha giúp cha Giussani và trở thành bạn với nhau. Năm 1985 phong trào Đất Mới nhập làm một với phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng của cha Giussani. Năm 2005 cha được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Thánh Thể. Ngày mùng 3 tháng 6 năm 2006 cùng với nhiều vị lãnh đạo các phong trào và hiệp hội mới của Giáo Hội cha đã phát biểu trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại quảng trường thánh Phêrô. Hiện nay cha dậy môn dẫn nhập thần học tại Đại Học công giáo Milano bắc Italia.

Hỏi: Thưa cha Carrón, cách đây mt năm ngày 24 tháng 3 năm 2007, nhân dịp kỷ niệm 25 năm phong trào được Tòa Thánh chính thức thừa nhận, hàng chục ngàn thành viên phong trào đã đưc Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp kiến tại quảng trường thánh Phêrô. Trong các ngày vừa qua cha cũng đã tái nhiệm chủ tịch. Cha có cảm tưởng gì?

Đáp: Qua cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã xác nhận đặc sủng Thiên Chúa đã ban cho Cha Giussani để mưu ích cho cuộc sống của Giáo Hội, đồng thời xác nhận sự thường hằng của đặc sủng trong kinh nghiệm của phong trào. Đức Thánh Cha cũng tái khích lệ sứ mệnh rao truyền Tin Mừng, mà Đức Gioan Phaolo II đã trao phó cho phong trào. Sứ mệnh đó ngày nay có tính cách định đoạt hơn nữa. Tôi nghĩ tới điều xảy ra tại Sao Paolo bên Brasil trong các tuần qua. Trong một cuộc họp có 40 ngàn người thuộc phong trào ”Không ruộng đất” tham dự, chị Cleuza Zerbini, người tổ chức cuộc họp cùng với chồng là anh Marcos, đã nói với tôi: ”Thưa cha Carrón, cách đây ít năm cha có phong trào ”Đất Mới”, nhưng khi cha gặp Linh Mục Giussani cha đã giao phong trào Đất Mới cho cha Giussani, vì thấy rằng mọi sự đã có trong phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng, mà không cần tìm kiếm thêm gì nữa. Lịch sử lập lại một lần nữa. Hôm nay không có hai con đường, mà chỉ có một con đường mà thôi. Hôm nay phong trào Đất Mới và Không Ruộng Đất nhập làm một với phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng”.

Qúy vị có thể tưởng tượng tôi xúc động đến thế nào. Y như khi cha Giussani mời tôi sang Italia để làm việc bên cạnh ngài vậy. Và cũng như hồi đó, tôi cảm thấy mình qúa bé nhỏ, không là gì cả, thì ở Sao Paolo tôi cũng đã cảm thấy như thế. Nhưng sự kiện mới mà Thiên Chúa Nhiệm Mầu đặt để trước mắt không khiến cho tôi sợ hãi, vì Đấng đã khởi sự công trình tốt lành này nơi chúng ta, sẽ dẫn đưa nó tới chỗ thành toàn.

Hỏi: Cha đã đón nhận nhiệm kỳ mới 6 năm, mà phong trào trao cho cha như thế nào. Nó có ý nghĩa gì đối với cha không?

Đáp: Tôi đã chấp nhận quyết định với cùng tinh thần như tôi đã chấp nhận đề nghị của cha Giussani, bằng cách vâng theo kiểu mà Thiên Chúa Nhiệm Mầu mời gọi tôi đáp trả lại. Ngày nay tôi ý thức hơn đối với sự chênh lệnh hoàn toàn giữa bản thân mình và nhiệm vụ được trao phó cho tôi. Điều mà tôi muốn sống đã được thần học gia Solov'ev diễn tả, và cha Giussani đã đề nghị như là khẩu hiệu chính của phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng: ”Điều mà chúng ta phải yêu mến tha thiết trong Kitô giáo đó là chính Chúa Kitô; chính Ngài là tất cả, và tất cả những gì đến từ Ngài, bởi vì chúng ta biết rằng tất cả sự toàn vẹn của thiên tính sống nơi thân xác của Ngài”. Tôi chỉ muốn điều này, chứ không muốn gì khác trong cuộc sống của mình.

Hỏi: Tất cả những điều cha vừa nói có ý nghĩa gì đối với tương lai của phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng không?

Đáp: Các sự kiện quan trọng xảy ra trong năm nay một lần nữa soi sáng trách nhiệm của chúng tôi theo sứ mệnh Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã trao cho chúng tôi trong cuộc gặp gỡ ngày 24-3-2007: đó là sống một lòng tin sâu đậm và cá nhân, cho phép sống thực tại với ”sự tự phát, và tự do”, cho phép thực hiện các công tác tông đồ mục vụ mới có tính cách ngôn sứ, khiến cho mầu nhiệm và công trình cứu độ của Chúa Kitô hiện diện trong thế giới, như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói với chúng tôi hồi năm ngoái.

Một lòng tin trưởng thành được diễn tả ra bằng các công việc làm, qua đó ước mong của con người được nhập thể bằng cách cống hiến phần đóng góp cho cuộc sống xã hội. Lòng tin công giáo không chỉ là chuyện riêng tư, mà cũng có vai trò và chiều kích công cộng nữa, vì nó là một yếu tố khiến cho cuộc sống thường ngày của con người được tốt đẹp hơn, nhân bản hơn và tích cực hơn. Lòng tin công giáo cũng giúp đặt để tín hữu trong các điều kiện tốt đẹp để đương đầu với các vấn đề và khó khăn trong các tương quan giữa con người với nhau, trong nền giáo dục, trong công ăn việc làm, cho tới các dấn thân dân sự và chính trị được sống như là tình bác ái.

Hỏi: Theo cha, ngoại trừ các khác biệt ra, bối cảnh văn hóa và chính trị Tây Ban Nha và Italia có ý nghĩa gì đối với các Kitô hữu?

Đáp: Hồi năm 1972 cha Giussani có phát biểu một bài, mà theo tôi, vẫn còn rất thời sự. Đề cập đến cuộc khủng hoảng thê thảm của thập niên 1960, mà một vài hiện tượng ngày nay là hậu qủa, cha nói: ”Thiên Chúa không cho phép xảy ra cái gì đó, nếu không phải là để giúp chúng ta trưởng thành. Còn hơn thế nữa, chân lý của lòng tin được minh chứng bởi khả năng mà từng người trong chúng ta và khả năng mà mỗi thực thể giáo hội, gia đình, cộng đoàn, giáo xứ, có được trong việc đánh gía điều xem ra là một phản kháng như con đường giúp trưởng thành”. Nhưng tôi xin nhấn mạnh trên câu sau đây: ”Triệu chứng của chân lý, của tính chất đích thực nơi lòng tin của chúng ta đó là lòng tin có chiếm chỗ nhất không hay là một lo lắng nào khác chiếm chỗ nhất trong cuộc sống chúng ta? Chúng ta có chờ đợi thật sự tất cả mọi điều đó từ sự kiện Chúa Kitô hay chờ đợi từ Người điều chúng ta phải quyết định, bằng cách biến Ngài trở thành điểm tham chiếu và nâng đỡ các dự án hay chương trình của chúng ta hay không?”.

Vì thế tình hình mà các quốc gia của chúng tôi đang trải qua là một trạng huống mà Chúa cho phép xảy ra để giáo dục chúng tôi, để kiểm chứng một cách đích thực, điều mà mỗi người yêu mến, và cũng là để lột mặt nạ cái hàm hồ có thể có trong mọi sáng kiến nhân loại, vì bản tính hạn hẹp của nó.

Hỏi: Liên quan tới sự hiện diện công khai của các tín hữu Kitô, nhận xét của cha có kéo theo hậu qủa nào không?

Đáp: Trong tình hình hiện nay như chúng ta đã thấy, phản ứng lại các khiêu khích của người khác không thôi, không đủ. Cần phải tái khám phá ra sự độc đáo của Kitô giáo. Cần có một sự hiện diện độc đáo, chứ không phải sự hiện diện phản ứng. Một sự hiện diện độc đáo, khi nó phát xuất từ ý thức về căn tính riêng và tình yêu thương đối với căn tính đó. Như là tín hữu Kitô chúng ta đã không được lựa chọn để minh chứng cho các khả năng biện chứng hay chiến thuật, mà là để làm chứng cho sự mới mẻ mà lòng tin đã đưa vào thế giới và trước tiên đã chinh phục được chính chúng ta.

Thách đố mà chúng tôi có trước mắt đó là thách đố đã có từ trước: đó là giáo dục người trưởng thành trong lòng tin, theo một phương pháp trao ban lý lẽ cho việc tin nhận Chúa Kitô. Như Cha Giussani đã nói trong Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1987: ”Điều mà chúng ta thiếu, không phải là việc lập đi lập lại bằng lời nói hay văn hóa của việc rao giảng. Con người ngày nay chờ đợi trong vô thức kinh nghiệm gặp gỡ với các con người coi sự kiện của Chúa Kitô là một thực tại hiện diện tới độ cuộc sống của họ biến đổi hoàn toàn. Đó là một sự va chạm nhân bản có thể lay chuyển con người ngày nay. Như thế chính cuộc gặp gỡ với một cái gì tương ứng với các nhu cầu của con tim, lay động lý trí ra khỏi tình trạng tê liệt và cống hiến cho con người một câu trả lời mà không có một chủ thuyết luân lý nào dám mơ ước cống hiến cho con người.

Hỏi: Một cách tổng hợp, đặc sủng của phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng có thể cống hiến cho con ngưi điu đc đáo nào thưa cha?

Đáp: Điều mà chúng tôi đã lãnh nhận được từ truyền thống lớn của Giáo Hội và thiên tài Kitô và nhân bản của cha Giussani đã khiến trở thành kinh nghiệm hiện tại, lôi cuốn đối với con người ngày nay: đó là trong lòng tin sự cô đơn và khuynh hướng nghi ngờ bị đánh bại và cuộc sống trở thành một chắc chắn vô biên, chính bởi vì có một Đấng Khác hoạt động trong lịch sử. Trong bất cứ hoàn cảnh nào và trong bất cứ thử thách nào chúng ta cũng có thể sống như vậy với xác tín chắc chắn đó. Đó là phần đóng góp mà chúng tôi cảm thấy có thể cống hiến cho cuộc sống của con người ngày nay: cho họ thấy sự thích đáng của lòng tin đối với các đòi hỏi của chân lý, của vẻ đẹp, của công bằng, của hạnh phúc và ích lợi của lòng tin đối với cuộc sống con người thời đại chúng ta. Lòng tin đó là niềm hy vọng cho cuộc sống của tất cả mọi người.

Hỏi: Điu này có đ đ đương đầu với sự va chạm với một thế giới đang từ từ xa rời Giáo Hội và lòng tin, và khi không ra mặt chống lại Kitô giáo, thì nó muốn xây dựng nhưng mà loại trừ Kitô giáo ra một bên?

Đáp: Để trả lời tôi xin dùng lại điều cha Giusssani đã nói sau sự thất bại của các tín hữu công giáo Italia trong cuộc trưng cầu dân ý liên quan tới luật phá thai hồi năm 1981: ”Đây đúng là lúc trong đó thật là đẹp nếu chỉ có Mười Hai Tông đồ trên thế giới này thôi. Có nghĩa là đây chính là lúc trong đó phải trở lại từ đầu, vì nó chứng minh cho thấy rằng tâm thức con người không còn là tâm thức Kitô nữa. Kitô giáo như là sự hiện diện ổn định, vững chắc, có uy tín, vì thế có khả năng truyền đạt, có truyền thống, có khả năng truyền thông, tạo ra sự truyền thông giờ đây không còn nữa. Nó phải tái sinh. Nó phải tái sinh như là sự kích thích đối với vấn đề của cuộc sống thường ngày. Thế thì có cái gì độc đáo và hăng say hơn điều này không?

(Avvenire 20-3-2008)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.