2008-03-23 18:08:51

Sứ điệp Phục sinh của Đức Thánh Cha


Mặc dù theo lịch thiên văn, mùa xuân bt đầu từ ngày 21 tháng 3, nhưng năm nay thành phố Rôma vẫn còn nếm khí hậu của mùa Đông, với những cơn mưa tầm tã và gió lạnh. Tuy nhiên, quảng trường thánh Phêrô vẫn đy ngưi đến tham dự thánh lễ do đức thánh cha cử hành trên thềm đền thờ thánh Phêrô vào lúc 10 giờỡi sáng. Ngoài những màu sắc của các bông hoa và cây cảnh do các nhà trồng hoa bên Hà Lan trang trí quanh bàn thờ theo tập quán đã có từ năm 1985, còn thêm các màu sắc của các cây ô dù kéo lên. Những người phải hứng mưa t đu đến cuối là đoàn vệ binh Thụy sĩ và đại diện của các binh chủng hải lục không quân của Italia, trong bộ quân phục đại lễ.

 
Kể từ năm thánh 2000, m đầu thánh lễ là một nghi thức gặp gỡ giữa Chúa Phục sinh với thánh Phêrô. Đề tài này dựa theo các đọan Tin mừng của Luca (Lc 24,12.34) và của Gioan (20,3-14): ông Phêrô đã chạy tới mồ và Chúa đã hiện ra với ông. Thánh Phêrô mang sứ mạng loan tin mừng Chúa sống lại cho tòan thế giới. Nghi thức diễn ra cách đơn gin. Sau khi ĐTC tới bàn thờ, hai phó tế mở khảm đựng bức icôn vẽ dung nhan của Đức Kitô, và công bố: “Chúa đã sống lại, Chúa đã hiện ra với ông Simon ”, xen vào những đọan ca Alleluia .

 
Tiếp đến là nghi thức rảy nưc thánh để nhắc lại bí tích rửa tội. Các bài đc Sách Thánh đưc xướng bắng tiếng Tây-ban-nha, Anh, Ý, và ý chỉ lời nguyện tín hữu đưc đọc bằng tiếng Bồ-đào-nha, Triều tiên, Ả-rập, Đức, Pháp. Những đoàn dâng lễ vật hầu hết thuộc về châu Á: Ấn độ, Indonesia. Thánh lễ kết thúc vào lúc 11 giờ 50 phút, và vì thời tiết xấu, Đức Thánh Cha đã đọc sứ điệp Phục sinh ngay tại lễ đài ch không lên bao lơn như các năm trước.

 
Sứ điệp năm nay dựa trên một câu mà phụng vụ trích từ thánh vịnh 138 làm ca-nhập-lễ “Resurrexi et adhuc sum tecum”, tôi đã chỗi dậy và tôi ở mãi bên Ngài. Những lời này đưc đt trên môi đức Giêsu sau khi sống lại và trở về với Chúa Cha, và cũng có thể đặt trên môi của mỗi người tín hữu được kết hợp với đc Kitô. Đó là những lời âu yếm của đc Giêsu đưc Chúa Cha phái đến thế gian, chết vì chúng ta và trở về với Chúa Cha. Từ đó, tất cả mỗi ngưi chúng ta được mời gọi hãy khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc đời của chúng ta.

 
Sau đây là nguyên văn bài s điệp.

“Resurrexi, et adhuc tecum sum. Alleluia”: Tôi đã chỗi dậy và tôi ở mãi với Ngài. Alleluia.
Anh chị em thân mến, Đức Giêsu chết trên thập giá và phục sinh, hôm nay lặp lại cho chúng ta lời loan bao vui mừng, lời loan báo phục sinh. Chúng ta hãy đón nhận lời loan báo đó với tâm tình ngưỡng mộ và tri ân.

Resurrexi et adhuc tecum sum. Tôi đã chỗi dậy và tôi vẫn ở mãi bên Ngài”. Những lời này, được trích từ thánh vịnh 138 (câu 18b) vang lên vào đầu Thánh lễ hôm nay. Qua những lời ấy, vào buổi sáng lễ Phục sinh, Hội thánh nhận ra như là lời của chính đức Giêsu, chỗi dậy từ cõi chết, đã thưa với Chúa Cha, với lòng đầy tràn hạnh phúc và yêu thương: “Cha ơi, này con dây, con đã chỗi dậy, con vẫn ở với Cha, và sẽ mãi mãi ở bên Cha. Thần khí của Cha không bao giờ lìa bỏ con”. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rõ hơn những lời khác trong thánh vịnh: “Dù tôi có lên trời, Chúa đang ngự đó, nằm dưới âm ty, vẫn gặp thấy Ngài. …Đối với Ngài, tối tăm chẳng có chi mù mịt, và đêm đen sáng tỏ như ban ngày, bóng tối và ánh sáng cũng như nhau” (Tv 138, 8.12). Đúng vậy, trong đêm canh thức trọng thể của lễ Phục sinh, tối tăm trở nên ánh sáng, đêm đen nhường chỗ cho ban ngày không hề tàn. Sự chết và phục sinh của Ngôi Lời Nhập Thể là một biến cố của tình yêu không thể địch nổi, là sự chiến thắng của Tình yêu giải phóng chúng ta khỏi cảnh nô lệ của tội lỗi và sự chết. Nó đã làm thay đổi dòng lịch sử, trút vào cho nó một ý nghĩa và giá trị mới mẻ và bất diệt cho cuộc đời con người.

“Tôi đã chỗi dậy và tôi vẫn ở mãi bên Ngài”. Những lời này mời gọi chúng ta hãy chiêm ngưỡng Đức Kitô Phục sinh, hãy để cho những lời ấy ngân vang lên trong tim chúng ta. Với cái chết cứu chuộc trên thập giá, đức Giêsu Nazareth đã biến chúng ta thành con cái Chúa, nhờ đó chúng ta cũng có thể được kết nạp vào cuộc đối thoại huyền nhiệm giữa đức Kitô và Chúa Cha. Lời này làm chúng ta nhớ lại điều mà một bữa kia Người đã nói với các thính giả: “Tất cả mọi điều đã được Cha ban cho Thầy; không ai biết Người Con ngoại trừ Chúa Cha, và không ai biết Chúa Cha, ngoại trừ Người Con và kẻ nào mà Người Con muốn mặc khải” (Mt 11,27). Trong bối cảnh này, chúng ta nhận thấy rằng những lời mà đức Giêsu ngỏ với Chúa Cha “tôi vẫn ở mãi bên Ngài”, cũng bao trùm chúng ta nữa, là “những con cái của Chúa và đồng thừa kế với đức Kitô, nếu chúng ta thực sự thông phần vào những nỗi đau khổ của Người để thông phần vào vinh quang của Người” (xc Rm 8,17). Nhờ cái chết và phục sinh của đức Kitô, cả chúng ta ngày hôm nay cũng được sống lại cuộc đời mới, và hợp tiếng với Người, chúng ta tuyên bố rằng chúng ta muốn mãi mãi ở bên Thiên Chúa, là Cha tốt lành và từ bi vô hạn của chúng ta.

Đến đây chúng ta đã bước vào chiều kích sâu thẳm của mầu nhiệm phúc sinh. Biến cố tuyệt diệu Đức Kitô Phục sinh là một biến cố tình yêu: tình yêu của Chúa Cha đã trao phó Người Con để cứu rỗi thế giới; tình yêu của Người Con vì chúng ta đã trao phó mình cho ý muốn của Chúa Cha; tình yêu của Thánh Thần đã cho đức Kitô từ cõi chết sống lại trong một thân thể được biến đổi. Nó còn là biến cố của Chúa Cha đã “ôm lại” Người Con được vinh quang bao phủ; tình yêu của Người Con, trong sức mạnh Thánh Thần, trở về với Chúa Cha với nhân tính được biến đổi. Từ lễ trọng hôm nay, làm cho chúng ta được sống lại cảm nghiệm tuyệt đối và độc đáo của cuộc Phục sinh của Đức Kitô, chúng ta được kêu mời hãy trở về với Tình yêu, hãy từ bỏ hận thù và ích kỷ, và hãy ngoan ngoãn đi theo bước chân của Con Chiên được sát tế vì phần rỗi chúng ta, và hãy bắt chước Chúa Cứu thế, “hiền hậu và khiêm nhường trong lòng”, và là “kẻ bồi dưỡng cho linh hồn chúng ta” (xc Mt 11,29).

Hỡi các anh chị em Kitô hữu trên khắp thế giới, thưa tất cả mọi người thành tâm mở lòng cho chân lý. Mong sao đừng ai đóng cửa tâm hồn trước tình yêu toàn năng mang lại ơn cứu độ! Đức Giêsu Kitô đã chết và sống lại cho hết mọi người: Đức Kitô là niềm hy vọng của chúng ta, hy vọng đích thực cho mỗi người. Ngày hôm nay, Đức Giêsu cũng phái chúng ta đi khắp nơi cũng như xưa kia ở Galilê trước khi trở về với Chúa Cha, Người đã phái các môn đệ, để làm chứng nhân cho niềm hy vọng, và đã trấn an chúng ta: “Thầy ở với chúng con hết mọi ngày, cho đến tận thế (xc Mt 28,20). Khi chăm chú ngắm nhìn những thương tích vinh hiển trên thân thể sáng ngời của Người, chúng ta có thể hiểu ý nghĩa và giá trị của đau khổ, chúng ta có thể xoa dịu những vết thương còn tiếp tục nhuốm máu nhân loại vào thời này. Nơi những thương tích vinh hiển của Người, chúng ta nhận ra những dấu tích không thể xóa nhoà của lòng từ bi bất tận của Thiên Chúa mà ngôn sứ Isaia đã nói trước: “Người đã chữa lành các vết thương của những tấm lòng tan vỡ, Người đã bảo vệ những kẻ yếu ớt và công bố tự do cho các nô lệ, Người an ủi những ai sầu muộn, và phát cho họ dầu hoan lạc thay cho áo tang, bài ca chúc tụng thay cho trái tim u buồn” (xc Is 61,1.2.3). Nếu chúng ta đến với Người với lòng tín thác khiêm tốn, chúng ta sẽ thấy nơi cái nhìn của Người lời đáp trả cho niềm khát vọng sâu thẳm nhất của trái tim, đó là được biết Chúa, và duy trì một mối tương quan sống động với Chúa, nhờ vậy cuộc sống của ta và những tương quan với tha nhân được tràn đầy tình thương. Chính vì thế mà nhân loại cần đến Đức Kitô: chúng ta được cứu độ nơi Đức Kitô, niềm hy vọng của chúng ta (xc Rm 8,24).

Biết bao nhiêu lần, những mối tương quan giữa người với người, giữa các nhóm và các dân tộc, mang dấu tích của ích kỷ, bất công, hận thù, bạo lực, thay vì tình yêu. Đó là những vết thương của nhân loại, đang loang lở trên khắp nơi trên thế giới, cho dù chúng thường bị lãng quên hoặc bị cố tình che giấu, những vết thương xâu xé tâm hồn và thể xác của vô vàn anh chị em của chúng ta. Những vết thương ấy đang chờ được xoa dịu và chữa lành nhờ những vết thương vinh hiển của Chúa Phục sinh (xc 1 Pr 2,24-25), và nhờ tình liên đới của những ai đi theo Chúa và nhân danh Chúa, mang đến những cử chỉ tình yêu, dấn thân bảo vệ công lý, và gieo rắc quanh mình những dấu hiệu sáng ngời của niềm hy vọng vào những nơi nhuốm máu bởi chiến tranh, và nơi nào phẩm giá con người tiếp tục bị dày xéo chà đạp. Ước mong sao cho tại những nơi ấy, gia tằng những chứng tá của hiền hậu và tha thứ!

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy để cho ánh sáng rực rỡ của Ngày trọng đại này chiếu soi; chúng ta hãy chân thành mở cửa lòng cho Chúa Kitô Phục sinh, để cho sức mạnh đổi mới của mầu nhiệm phục sinh bộc lộ nơi mỗi người chúng ta, nơi các gia đình, thành phố, quốc gia của chúng ta. Ước gì nó được bộc lộ trên khắp nơi trên thế giới. Vào lúc này, làm sao không nghĩ tới cách riêng đến vài miền ở châu Phi như là Dafur, Somalia, đến miền Trung đông, đặc biệt là Thánh điạ, Irak, Liban, và sau cùng là nước Tây tạng. những miền mà tôi khuyến khích hãy tìm kiếm những giải pháp duy trì thiện ích và hoà bình! Chúng ta hãy cầu xin cho được những hồng ân phục sinh tràn trề, nhờ lời chuyển cầu của đức Maria, Đấng đã chia sẻ những đau khổ của cuộc tử nạn của Người con vô tội của mình, và sau đó đã cảm nghiệm niềm vui khôn tả của sự sống lại của Người. Xin Mẹ là đấng đã được kết nạp vào vinh quang của Chúa Kitô, hãy che chở chúng ta và dẫn chúng ta trên con đường của tình liên đới huynh đệ và hoà bình. Đó là những lời chúc mừng Phục sinh của tôi, xin gửi đến anh chị em đang có mặt tại đây, và đến hết mọi người trên hết mọi quốc gia và lục địa, đang liên kết với chúng ta qua đài truyền thanh và truyền hình.

Sau bài sứ điệp là các lời chúc mừng với 63 ngôn ngữ khác nhau (mở đầu là tiếng Ý, rồi các ngôn ngữ châu Au, châu Á, và kết thúc với tiếng esperanto và latinh).
Phụng vụ mừng lễ Chúa Phục sinh kết thúc với phép lành ban ơn Tòan xá Urbi et Orbi , cho thành phố Rôma và cho tòan thế giới Urbi et Orbi. Các tín hữu có thể lãnh ân xá qua đài truyền thanh và truyền hình. Trước đó, vị chủ sự đã đọc công thức xá giải các tội lỗi và hình phạt: “Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh nữ Maria, các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô cùng toàn thể các thánh, xin Thiên Chúa toàn năng lân tuất ban ân xá, tha thứ tội lỗi cho chúng ta, và ban cho chúng ta được ơn hoán cải và kiên trì làm việc thiện cho đến cùng”. Sau phép lành là bài ca Lạy Nữ Vương thiên đàng.

Bình Hòa








All the contents on this site are copyrighted ©.