2008-02-17 18:19:11

Kinh Truyên tin chúa nhựt 17-2-08


Như đã nói lần trước, trong nguyên gốc latinh, mùa phụng vụ mà chúng ta đang sng được mang tên mùa “Bốn Mươi” (Quadragesima), dựa theo thời gian 40 ngày Chúa Giêsu ăn chay cầu nguyện trong sa mạc, cũng như thi gian mà xưa kia ông Mosê và ông Elia chuẩn bị để diện kiến Thiên Chúa trên núi Horeb. Thực ra, đây là thời gian Giáo hội chuẩn bị cho các dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm vào đêm Vọng Phục sinh. Các bài đọc Sách Thánh trong các Chúa nhựt đều mang tính cách huấn giáo, lần lượt trình bày cuộc giao tranh chiến đấu với tội lỗi và sự dữ, việc biến đổi trở nên Con Thiên Chúa, cũng như hồng ân sự sống mà bí tích mang lại. Tuy nhiên, bài huấn dụ trưa chúa nhựt hôm qua không nhắm đến các dự tòng, nhưng cho các tín hữu. Chú giải đoạn Tin mừng về cuộc biến hình trên núi, đc thánh cha đã suy nghĩ về núi như là đi điểm nâng cao tâm hồn, nơi gặp gỡ Thiên Chúa; cách riêng móc nối đề tài với chúa nhựt tuần trước, ngài cho thấy rằng cuộc chiến đấu với ma quỷ trong sa mạc và cuộc biến hình trên núi làm nên cột mốc của hành trình đc tin, đi từ cái chết trên thập giá đến vinh quang Phục sinh.

Anh chị em thân mến

Hôm qua kết thúc ở dinh Tông tòa tuần tĩnh tâm hằng năm dành cho Giáo hoàng và các cộng sự viên của Giáo triều. Tôi xin cám ơn những ai đã gần gũi với chúng tôi về tinh thần; nguyện xin Chúa ban thưởng lòng quảng đại của họ. Hôm nay, chúa nhựt thứ hai mùa Bốn Mươi, tiếp tục hành trình thống hối, phụng vụ sau khi đã trình bày Tin mừng thuật lại những cuộc cám dỗ của Chúa Giêsu vào tuần trước, hôm nay mời gọi chúng ta suy nghĩ về biến cố trọng đại của cuộc biến hình trên núi. Cả hai quang cảnh được ghép lại với nhau để tiên báo mầu nhiệm Vượt qua: cuộc chiến đấu chống lại tên cám dỗ báo trước sự giao tranh cuối cùng trong hồi Tử nạn, còn ánh sáng tỏa từ thân thể hiển dung báo trước vinh quang của sự Phục sinh. Một đàng chúng ta nhìn thấy đức Giêsu như là người phàm chia sẻ thân phận của chúng ta ngay cả trong cơn cám dỗ; đàng khác, chúng ta chiêm ngắm Người như là Con Thiên Chúa, biến đổi nhân tính chúng ta trở nên thiên tính. Như vậy có thể nói được rằng hai chúa nhựt này là cột trụ chống đỡ toàn thể toà nhà mùa Bốn Mươi cho đến lễ Phục sinh, và thậm chí toàn thể kiến trúc của đời sống Kitô hữu, tựu trung vào tiến trình Vượt qua, từ cái chết đến sự sống.

Núi – núi Tabor cũng như núi Sinai – là nơi gần gũi với Thiên Chúa. Đó là điạ điểm được nâng cao, vượt lên trên cuộc sống thường ngày, nơi mà ta có thể hít thở bầu khí trong lành của vũ trụ. Núi là nơi cầu nguyện, nơi mà con người hiện diện với Thiên Chúa, giống như ông Mosê và ông Elia, xuất hiện bên cạnh Chúa Giêsu hiển dung và đàm đạo về cuộc “xuất hành” đang chờ đón ở Giêrusalem, nghĩa là về cuộc Vượt qua. Việc biến hình là một hiện tượng diễn ra lúc cầu nguyện: khi cầu nguyện, đức Giêsu đắm mình trong Thiên Chúa, kết hiệp mật thiết với Chúa, gắn bó ý chí con người với ý định yêu thương của Chúa Cha, và như thế ánh sáng đã chiếm đoạt lấy Người và tỏ hiện sự thật về bản chất của Người, đó là Người là Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng. Ngay cả tấm áo của đức Giêsu cũng trở nên trắng toát và rạng rỡ. Điều này làm ta nghĩ tới bí tích Thánh tẩy, nghĩ tới tấm áo trắng được trao cho các tân tòng. Phàm ai tái sinh nhờ bi tích Thánh tẩy thì được khoác lấy ánh sáng, tiên báo cho cuộc sống trên trời mà sách Khải huyền diễn tả qua biểu tượng của tấm áo trắng tinh (xc Kh 7.9.13). Đây là nòng cốt của vấn đề: cuộc biến hình báo trước sự Phục sinh, nhưng sự phục sinh giả thiết sự chết. Chúa Giêsu đã tỏ hiện cho các tông đồ vinh quang của mình, ngõ hầu họ có sức lực để đương đầu với cơn vấp phạm của thập giá, và hiểu rằng cần phải trải qua nhiều gian nan thì mới được vào Vương quốc Thiên Chúa. Tiếng nói của Chúa Cha vọng từ trời cao công bố rằng đức Giêsu là Con yêu dấu của mình, và thêm vào lời răn tựa như hồi lãnh phép rửa ở sông Giorđanô: “Hãy nghe lời Người” (Mt 17,5). Để đi vào cuộc sống bất diệt, cần phải nghe đức Giêsu, đi theo con đường thập giá, mang trong tâm hồn niềm hy vọng phục sinh. “Spe salvi”, được cứu độ nhờ hy vọng. Hôm nay ta cũng có thể nói “được biến hình nhờ hy vọng”.

Giờ đây chúng ta hãy hướng về Đức Maria, nhận biết Người là thụ tạo đã được biến đổi sâu xa nhờ ân sủng của Chúa. Chúng ta hãy ký thác bản thân nhờ Mẹ dẫn dắt, tin tưởng và quảng đại tiến bước trong hành trình mùa Bốn Mươi.

Bình Hòa








All the contents on this site are copyrighted ©.