2008-02-04 15:45:55

Tình hình Giáo Hội và xã hội Italia


Phỏng vấn Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia về tình hình Giáo Hội và xã hội Italia

Trong các tuần qua dư luận Italia đã phẫn nộ vì sự kiện một nhóm nhỏ giáo sư và sinh viên tả phái duy đời cực đoan của đại học La Sapienza phản đối biểu tình gây căng thẳng, khiến cho Tòa Thánh đã quyết định hủy bỏ chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại đại học này nhân lễ khai giảng niên khóa 2008, thể theo lời mời của giáo sư viện trưởng Renato Guarini. Cùng với cuộc khủng hoảng chính trị khiến cho chính phủ của thủ tướng Romano Prodi bị đổ, và tình hình xã hội tồi tệ, đặc biệt tại Napoli với hơn một triệu tấn rác ngập các đường phố từ hơn 3 tháng nay mà vẫn chưa giải quyết nổi... tất cả đã khiến cho Italia mất uy tín trong Liên Hiệp Âu châu và trên thế giới.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bải phỏng vấn Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia về tình hình xã hội và Giáo Hội Italia.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, vụ Đc Thánh Cha đã không thể viếng thăm đại học La Sapienza đã lại một lần nữa cho thấy rõ vấn đ tương quan gia các người không tin và tín hữu Công Giáo. Có thể nói tới một bầu khí đã thay đổi tại Italia trong tương quan giữa Giáo Hội và xã hội hay không?

Hỏi: Tương quan giữa Giáo Hội và xã hội tại Italia là một tương quan qúy trọng lớn và Giáo Hội rất gần gũi với dân chúng. Những chuyện như chuyến viếng thăm hụt của Đức Thánh Cha tại đại học La Sapienza không thể làm sai lạc sự đồng ý và cộng tác tích cực giữa Giáo Hội và xã hội, được chứng minh bằng các sự kiện cụ thể.

Hỏi: Làm sao sự kiện một nhóm nhỏ tại đại học biểu tình phản đối mà lại có thể khiến hủy bỏ chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha như vậy, thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Cần phải tái chiếm trở lại nền văn hóa của tinh thần luật pháp và ý nghĩa đích thực của đối thoại và nền dân chủ, trong đó mỗi người có thể diễn tả các tư tưởng của mình trong sự tôn trọng người khác.

Hỏi: Trong diễn văn khai mạc phiên họp Ủy Ban Thường Vụ của Hội Đồng Giám Mục Italia, Đức Hồng Y đã nói tới sự mất khả năng cùng nhau xây dựng sự phát triển của đt nước. Có thể xin tín hữu Công Giáo làm gì để cho Italia tái phục hồi khả năng này?

Đáp: Thật là điều quan trọng khi tín hữu Công Giáo đóng góp các giá trị tinh thần và luân lý đạo đức trong các cuộc thảo luận công cộng. Nhiệm vụ này cần được chu toàn với xác tín lớn lao hơn và khả năng lý luận vững chãi, vì biết rằng chúng phát xuất từ Tin Mừng cũng như từ lý trí lành mạnh của con người. Chính vì thế tín hữu Công Giáo không muốn áp đặt một quan điểm tôn giáo, nhưng đề nghị các giá trị đại đồng. Dĩ nhiên cách lý luận đáng tin cậy nhất vẫn là chứng tá cuộc sống.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y cuộc khủng hoảng chính trị Italia đang được nói tới nhiều hiện nay thưng đưc coi như là cuộc khủng hoảng các giá trị. Các lý tưởng có vai trò nào trong trong lãnh vực chính trị?

Đáp: Không có chính trị mà không có các lý tưởng tinh thần và luân lý cao. Thật ra chính trị có mục đích là phục vụ công lý, và công lý trước hết là một nhân đức luân lý. Vì thế nó đòi buộc từ phiá tất cả các người làm chính trị một ý thức cao độ về bản vị con người, về cuộc sống và gia đình.

Hỏi: Phát triển và liên đới thường bị coi như hai yếu tố trái nghịch nhau. Đây chỉ là dáng vẻ bề ngoài thôi, hay thực sự có thể hy vọng nơi mt con đường khác với con đường của sự phát triển, thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Thật là điều tốt khi biết làm cho tương quan sinh động và không thể tách rời giữa kinh tế và tình liên đới luôn luôn cùng nhau tiến triển. Điều này trước hết bao gồm ý nghĩa: công ích thắng các lợi nhuận cá nhân.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, trong thời gian qua có nhiều công nhân bị thiệt mạng trong khi làm việc, tình trạng lương bổng qúa thấp, tại Italia này có sự khẩn cấp trong lãnh vực lao động kêu gọi sự can thiệp của Giáo Hội hay không?

Đáp: Tất cả mọi vấn đề của con người đều kêu mời Giáo Hội, bởi vì lòng tin cứu rỗi, soi sáng, và linh hứng cho toàn cuộc sống. Nhờ sự gần gũi với người dân trong các giáo xứ, trong các hội đoàn và các mhóm, Giáo Hội chia sẻ các vấn đề của con người, kể cả các vấn đề kinh tế khiến cho người dân, các cá nhân cũng như các gia đình, phải âu lo. Tôi đặc biệt lưu ý đến hai sự chia sẻ cấp thiết: đó là các gia đình đông con không đủ phương tiện tài chánh, chưa hết tháng đã hết tiền; và những người cô đơn sống thảm cảnh bị cô lập hóa và bị bỏ rơi. Giáo Hội đặc biệt gần gũi và trợ giúp họ cách riêng.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Giáo Hội hay mời gọi các tín hữu chính trị gia nêu cao các giá trị Kitô. Có sự cấp thiết liên quan tới các cung cách hành xử dân sự của dân thường hay không?

Đáp: Trách nhiệm đối với quốc gia không chỉ liên quan tới các cơ cấu hay giới chức chính trị, mà liên quan tới tất cả mọi công dân. Kitô hữu tìm thấy trong lòng tin của mình lý do cuối cùng để tham gia tích cực vào đời sống chung, trong mọi lãnh vực chiều kích của nó.

Hỏi: Sau khi yểm trợ cho cuộc đấu tranh hủy bỏ án tử hình cũng như chng phá thai, trong tương lai Giáo Hội có lập trường và sáng kiến nào đối với vấn đề thứ hai này?

Đáp: Giáo Hội luôn luôn nêu bật rằng phá thai là một tội giết người, như Công Đồng Chung Vaticăng II đã dậy. Trong thời điểm lịch sử này thì Giáo Hội cầu mong người ta áp dụng một cách nghiêm chỉnh ít nhất là các phần luật bảo vệ chức làm mẹ của nữ giới, và nghiêm chỉnh duyệt xét các kết qủa của nghiên cứu khoa học.

Hỏi: Liên quan tới thông đip ”Spe Salvi” Đức Hồng Y đã nói tới việc tái lập thiên đưng đã mất, không phải qua lòng tin, nhưng qua sự phát triển khoa học. Nghĩa là con người tân tiến ngày nay tin rằng nó có thể đạt sự bất tử mà không cần tới Thiên Chúa, hay một cách đơn sơ chỉ vì nó đã đánh mt đi niềm hy vọng vào sự bất tử của mình?

Đáp: Tôi thấy điều quan trọng là loan báo số phận đích thực của con người một cách rõ ràng và có hệ thống, như Đức Thánh Cha đã dậy trong thông điệp ”Spe salvi”. Số phận đó là cuộc sống vĩnh cửu, là sự hạnh phúc tràn đầy, vô tận, mà con tim của từng người mọi thời đại đều vun trồng. Sự tràn đầy tuyệt đối ấy - cần phải lập lại - không nằm trong tay con người, tuyệt đối không có và sẽ không bao giờ có trong tay con người.

Hỏi: Đề cập tới các đề tài luân lý đo đức nghiêm trọng hơn, Đức Hồng Y đã nói rằng cần phải nại vào lý do lương tâm, sự tự do không bị điều kiện hóa bởi thời hạn bầu cử. Đâu là cung cách hành xử mà một chính trị gia Công Giáo phải có, trước khả thể lựa chọn có thể mở cửa cho các quang cảnh và kéo theo các hậu qủa khác tiêu cực hơn?

Đáp: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thường hay nhắc lại rằng có những giá trị không thể thương lượng được, và chúng cấu tạo thành con người, và vì thế chúng không chấp nhận các giàn xếp hay trung gian. Trong trường hợp này không phải chỉ có chuyện khước từ các giàn xếp, mà chính nền tảng phẩm giá của con người cũng giảm thiểu nữa. Vì nó bị giao cho dư luận đang ngự trị sử dụng lèo lái tùy theo các lợi nhuận và sự hữu dụng của thời điểm đó.

(Osservatore Romano 23-1-2008)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.