2008-01-27 18:01:57

Kinh Truyền tin chúa nhựt 27-01


Chủ đề suy niệm dẫn vào kinh Truyền tin được gợi ý từ bài đọc Tin mừng trong Thánh lễ, thuật lại việc đức Giêsu khai mạc sứ vụ công khai với việc rao giảng Tin mừng Vương triu Thiên Chúa. Đc Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa hai từ ngữ “Tin mừng” và “Vương triều Thiên Chúa”. Tin mừng là một danh từ mà hoàng đế Rôma đặt cho các tuyên cáo của mình, vì tự coi như bá chủ thế giới. Vương triều của Thiên Chúa là việc Thiên Chúa đến ngự trị ở giữa chúng ta, mang lại tình thương và sự sống cho nhân loại. Ngoài ra, ngày hôm qua, chúa nhựt chót trong tháng giêng dương lịch cũng trùng với ngày bế mạc tháng học hỏi về hoà bình của các thiếu nhi phong trào Công giáo Tiến hành. Các em đã tham dự buổi đọc kinh cùng với cha mẹ, và sau đó, hai đại biểu đứng bên cạnh đc thánh cha đã tung lên trời hai con chim bồ câu. Ngoài ra, ngày chúa nhựt cuối tháng giêng cũng được dành cho các nạn nhân bệnh phong, do ông Raoul Follereau đng cách đây 55 năm . Ý tưng này cũng được nhắc đến trong buổi đọc kinh.

Anh chị em thân mến,

Trong phụng vụ chúa nhựt hôm nay, thánh sử Matthêu, một người sẽ tháp tùng chúng ta suốt năm, trình bày việc mở đầu sứ vụ công khai của Đức Giêsu, mà trọng tâm là rao giảng Vương triều của Thiên Chúa, chữa lành bệnh nhân, nhằm chứng tỏ rằng Vương triều đã đến gần, thậm chí đã đến giữa chúng ta rồi. Đức Giêsu bắt đầu công cuộc rao giảng ở miền Galilê, nơi mà Người đã sinh trưởng, một vùng được coi như “ngoại biên” so sánh với miền trung tâm của nước Do thái, tức là miền Giuđê và thủ đô Giêrusalem. Tuy nhiên ngôn sứ Isaia đã tiên báo rằng từ miền Galilê, được phân chia cho dòng họ Zabulon và Nephtali, một tương lai huy hoàng sẽ rực lên: đoàn dân đắm chìm trong bóng tối sẽ thấy ánh sáng rực rỡ (xc. Is 8,23-9,1), ánh sáng của Đức Kitô và Tin mừng của Người (xc Mt 4,12-16). Vào thời đức Giêsu, danh từ “Tin mừng” được các hoàng đế Rôma dùng cho các tuyên cáo của mình. Bất kể nội dung thế nào đi nữa, các tuyên cáo được coi như tin mừng bởi vì mang lại sự cứu thoát, bởi vì các hoàng đế được suy tôn là bá chủ thế giới, và các sắc lệnh của họ lúc nào cũng đem lại điều tốt. Khi từ ngữ này được áp dụng cho lời giảng của đức Giêsu, nó mang theo một lời chỉ trích quan điểm ấy, ra như muốn nói rằng Thiên Chúa mới thực sự là bá chủ của thế giới (chứ không phải là hoàng đế Rôma), và Tin mừng đích thực là Tin mừng của Đức Giêsu Kitô.

Tin mừng mà Đức Giêsu công bố tóm lại trong những lời này : “vương triều của Thiên Chúa đã gần” (Mt 4,17; Mc 1,15). Lời đó có ý nghĩa gì? Chắc chắn là nó không muốn nói đến một vương triều xét về lãnh thổ và thời đại, nhưng nó muốn loan báo rằng Thiên Chúa ngự trị, Thiên Chúa bắt đầu thể hiện chủ quyền. Vì thế điều mới mẻ trong bài giảng của sứ điệp Đức Giêsu nằm ở chỗ Thiên Chúa nơi đức Giêsu trở nên gần gũi, Thiên Chúa ngự trị ở giữa chúng ta, như các phép lạ và các việc chữa bệnh đã cho thấy. Thiên Chúa ngự trị trong thế giới nhờ Con của Chúa làm người và trong sức mạnh của Thánh Linh, được gọi là “ngón tay của Chúa” (xc Lc 11,20). Đức Kitô đi đến đâu, thì Thánh Linh sáng tạo cũng đem lại sự sống đến đó, và nhân loại được chữa khỏi những bệnh tật thể xác và tinh thần. Do đó chủ quyền của Thiên Chúa tỏ hiện qua việc chữa lành toàn diện con người. Như vậy đức Giêsu mặc khải khuôn mặt chân thật của Thiên Chúa, Thiên Chúa gần gũi, đầy lòng xót thương đối với mỗi người; Thiên Chúa ban phát sự sống cách dồi dào, ban chính sự sống của mình. Vì thế, vương triều của Thiên Chúa chính là sự sống thống trị sự chết, là ánh sáng chân lý đánh tan bóng tối của dốt nát và dối trá.

Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Maria rất thánh, để cho Hội thánh cũng được say mê phụng sự Vương triều Thiên Chúa giống như đức Giêsu: lòng say mê dành cho Thiên Chúa, đấng đầy lòng yêu thương và sự sống; lòng say mê dành cho con người, thực tình đi gặp gỡ con người để trao gửi kho tàng quý báu nhất, đó là tình thương của Thiên Chúa, là Đấng Tạo hoá và Cha.

Sau khi ban phép lành Toà thánh, trước khi chào thăm các phái đoàn hành hương, đức thánh cha đã dành đôi lời cho các thiếu nhi Rôma và các người mắc bệnh phong. Cũng như mọi năm, các thiếu nhi thuộc phong trào Công Giáo Tiến hành giáo phận Rôma đã bế mạc một tháng học hỏi về hoà bình. Cùng với cha mẹ và thầy cô, các em đã đến đọc kinh ở quảng trường thánh Phêrô. Hai đại diện của các em đứng bên cạnh đức Bênêđictô XVI trong buổi đọc kinh và sau cùng đã thả tung hai con chim bồ câu lên trời, như biểu tượng của hoà bình. Ngài nói với em thế này: “Các em bé thân mến, cha biết các con đã dấn thân giúp đỡ những bạn đồng tuổi đang chịu khổ vì chiến tranh và túng quẫn. Các em hãy tiếp tục con đường mà Chúa Giêsu đã vạch ra để kiến tạo hòa bình”.

Với các nạn nhân mắc bệnh phong ngài nói: “Tôi xin gửi lời chào thăm ưu ái đến những người mắc bệnh phong. Tôi hứa sẽ cầu nguyện cho các bạn, và nới rộng đến những ai đang ở gần các bạn, đặc biệt là Hiệp hội các thân hữu của ông Raoul Follereau.

Bình Hòa







All the contents on this site are copyrighted ©.