2007-11-12 15:26:23

Thành qủa đại hội công giáo toàn quốc Italia


Một số nhận xét của Đức Hồng Y Dionigi Tettamanzi, Tổng Giám Mục Milano về thành qủa một năm sau Đại hội công giáo toàn quốc Italia tại Verona

Cách đây một năm, ngày 16-10-2006, Giáo Hội Công Giáo Italia đã nhóm đại hội toàn quốc tại Verona, trung bắc Italia. Đức Hồng Y Dionigi Tettamanzi, Tổng Giám Mục Milano, đã là Chủ tịch Ủy Ban chuẩn bị đại hội toàn quốc này. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận xét của Đức Hồng Y về thành qủa của đại hội, một năm sau khi nhóm họp.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, cách đây mt năm Giáo Hi Công Giáo Italia đã đối chiếu chính mình trong đại hội toàn quốc nhóm tại Verona, với đề tài ”Hy vọng”. Nó đã để lại các dấu vết nào trong cuộc sống Giáo Hội?

Đáp: Dấu hiệu đầu tiên là nơi chính các tham dự viên đại hội, là các tác nhân đã sống kinh nghiệm một Giáo Hội của Chúa Kitô phục sinh, và vì thế là một Giáo Hội đầy hy vọng và dãi tỏa niềm hy vọng. Họ đã trở về các giáo đoàn địa phương đem theo dư âm nội dung và bầu khí của đại hội, và họ cũng lôi cuốn các giáo đoàn địa phương thực thi và áp dụng các đề tài của đại hội Verona. Và tôi trông thấy việc gián tiếp chuẩn bị cho Thông Tri mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Italia. Tài liệu này tái phát động vấn đề rao truyền Tin Mừng và nhân bản của niềm hy vọng cho thế giới ngày nay, trong tinh thần hăng say và đam mê của các thế hệ thừa sai xưa kia. Cuộc gặp gỡ của mấy trăm ngàn bạn trẻ với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong Diễn Đàn giới trẻ công giáo Italia tại Loreto lại không phải là một dấu chỉ của niềm hy vọng hay sao?

Hỏi: Trong diễn văn khai mc đại hội công giáo toàn quốc Italia Đức Hồng Y đã nêu bật tầm quan trọng nòng cốt của chứng tá Kitô, qua ”đặc thái” và ”sự khác biệt” của các Kitô hữu. Chủ trương duy tương đối có thể kích thích các Kitô hữu làm chứng cho căn cước của mình trong thế giới ngày nay hay không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Chắc chắn rồi: sự cách biệt giữa lòng tin Kitô và nền văn hóa thống trị, tuy trong các hình thái và mức độ khác nhau, không những có thể mà còn phải là một kích thích đặc biệt mạnh mẽ để các Kitô hữu luôn sẵn sàng trả lời cho những ai hỏi họ về lý do niềm hy vọng, là một ơn họ đã nhận được (x Pr 3,15). Tôi muốn xác định thêm: làm chứng tá cho căn cước Kitô không chỉ là vấn đề sống trung thực với sự chân thiện mỹ của lòng tin, nhưng một cách triệt để hơn trên bình diện cụ thể nó là vấn đề tình yêu thương đối với Chúa Giêsu Kitô, đồng thời nó cũng là một cử chỉ yêu thương đối với con người đói khát chân lý và sự tự do, cho dù có các trái nghịch bề ngoài xem ra cho thấy nó không đói khát các giá trị đó. Thật ra, căn cước Kitô không làm hư hoại con người trong các giá trị và chiều kích nhân bản của nó, mà trái lại nó đề cao các giá trị và chiều kích nhân bản đó, vì nó giải thích và thực hiện tính chất nhân bản theo mực thước của Chúa Kitô là con người hoàn thiện.

Hỏi: Tại vận đng trường của thành phố Verona, nơi nhóm hp đại hội, mỗi giáo phận đã đem theo hình của một vị thánh con của giáo phận đ trưng bầy cho mọi người thấy. Thời đại của chúng ta cũng là thời đại của các thánh hay sao thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Dĩ nhiên rồi. Không có thời đại nào mà lại không có sự thánh thiện, vì Chúa Thánh Thần, hay Thiên Chúa, mà phụng vụ của Giáo Hội xưng tụng là Đấng Thánh Duy Nhất, luôn luôn hiện diện và hoạt động trong tâm lòng tín hữu và trong lịch sử. Rất thường khi đó là một sự thánh thiện dấu ẩn trước mắt chúng ta. Nhưng có sự thánh thiện, mà thường khi chúng ta không chú ý đến, vì chúng ta coi nó là ”bình thường qúa”. Sự thánh thiện đích thực chúng ta có thể tìm thấy trong gia đình của chúng ta, trong các môi trường khác nhau của cuộc sống thường ngày, nơi con người làm việc mệt nhọc, vui mừng, khổ đau và chết đi, nơi chúng ta gặp những người cầu nguyện và sống cho người khác: tất cả mọi người, mỗi người mỗi cách, tiếp tục viết Phúc Âm của Tám Mối Phúc Thật trong cuộc sống thường ngày. Đã đến lúc phải nhận biết sự phong phú ngoại thường này, sự phong phú cứu vớt nhân loại nghèo nàn của chúng ta. Ngày mùng 1 tháng 11 tôi khánh thành đền thánh dâng kính thánh Gianna Beretta Molla, người mẹ thánh của gia đình, đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II phong thánh. Đây là một dấu chỉ rất đẹp: thánh Gianna Beretta Molla nhắc chớ cho chúng ta biết rằng tuy phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn và giòn mỏng, gia đình là một thực tại cao cả đối với con tim của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa muốn gia đình và khiến cho nó trở thành con đường của tình yêu thương trong cuộc sống thường ngày và là nơi nên thánh.

Hỏi: Tại Verona Đức Thánh Cha Biển Đc XVI đã đề nghị sự cần thiết phải chứng tỏ cho thấy ”tiếng xin vâng cao cả của lòng tin”. Đây là một trong những kiểu nói đã để lại ấn tưng sâu đậm nhất. Đc Thánh Cha đã nói về Italia như là ”vùng đất thích hợp cho chứng tá Kitô”, tại sao vậy thưa Đức Hồng Y?
 
Đáp: Đức Thánh Cha nói: ”Giáo Hội tại Italia là một thực tại rất sinh động, duy trì được sự hiện diện khắp nơi giữa con người thuộc mọi lứa tuổi và điều kiện xã hội”. Và nhận xét đó của Đức Thánh Cha được minh chứng hằng ngày trong các cộng đoàn giáo xứ, lớn nhỏ, vì chúng tiếp tục là điểm tham chiếu cho biết bao nhiêu vấn đề, các khó khăn và thảm cảnh đủ loại mà con người phải sống. Nhưng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng nói đến ”một vùng đất khó nghèo”, vì tham dự vào một nền văn hóa Tây âu loại trừ Thiên Chúa khỏi nếp sống công cộng và gây khó khăn cho lòng tin nơi Chúa. Vì thế Đức Thánh Cha thôi thúc canh tân lòng hăng say truyền giáo, lay động và thức tỉnh tín hữu và các động đoàn, để cho gia tài lòng tin tìm thấy các con đường mới để loan báo Tin Mừng, trong một thế giới đổi thay. Loan báo Tin Mừng sống động và bản vị là Chúa Kitô Giêsu, tử nạn và phục sinh. Cần phải nhanh chóng chuyển tiếp từ Kitô hữu như là ”môn đệ” của Chúa sang Kitô hữu như là ”chứng nhân và người truyền giáo” của Tin Mừng trong xã hội và nền văn hóa ngày nay, còn hơn thế nữa, ngay trong lòng các cộng đoàn Kitô.

Hỏi: Trong đại hội công giáo toàn quốc triệu tập tại Verona các tham dự viên đã nghe trình bầy và thảo luận 5 đề tài và lãnh vực liên quan tới cuộc sống yêu thương, công ăn việc làm và các ngày lễ nghỉ, sự giòn mỏng của cuộc sống, truyền thống và công dân, là những vấn đề cuộc sống của tất cả mọi người. Giáo Hội Italia đã chín mùi như thế nào đng trước các vấn đề này?

Đáp: Điều trước hết giúp hiểu các vấn đề khác đó là Tin Mừng được dành để cho con người, cho mọi người, với các khía cạnh đã được đề cập tới trong đại hội Verona. Vì thế Tin Mừng của Chúa và kinh nghiệm nhân loại liên lỉ gặp gỡ nhau. Do đó công tác mục vụ của Giáo Hội ngày càng phải xác tín hơn về thực tại này và trên thực tế mọi Kitô hữu đều phải xác tín hơn về điều đó. Nó trở thành nỗi âu lo đối với vấn đề nhân chủng được báo chí nói tới hằng ngày. Và sự lo âu đó khiến cho nhiều người tìm làm hư hỏng hay khước từ chính bản thể bẩm sinh và có cấu trúc của con người, của con người có các chiều kích tâm sinh vật thể lý và tinh thần không thể tách rời nhau được, tự tại và rộng mở cho sự siêu việt, con người lịch sử và được tạo dựng cho sự vĩnh cửu. Chính tại đây sứ mệnh của Giáo Hội có thể và phải bước vào, vì Giáo Hội được mời gọi trao ban cho con người ánh sáng và sức mạnh của Chúa Giêsu Kitô, là Thiên Chúa thật và là người thật, trao ban cho con người ơn thánh và niềm vui của Đấng biết bên trong con người có gì (Gv 2,35).

Hỏi: Trong đại hội tại Verona xem ra người ta có thể sờ mó được Công Giáo bình dân. Ngày nay có người muốn làm cho hình ảnh đó của Giáo Hội bị lu mờ đi, bng cách đề cao một Giáo Hội xa cách cuộc sống của dân chúng. Làm thế nào để trả lời cho những ngưi đó thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Đã luôn luôn có những người phê phán Giáo Hội vì bị thúc đẩy bởi các ý thức hệ riêng của họ. Ngày nay điều này xảy ra vì Giáo Hội không nhượng bộ nền văn hóa thống trị, vì Giáo Hội không chấp nhận các tư tưởng và các cung cách hành xử nảy sinh từ quan niệm sai lầm về sự tự do của con người. Dầu sao đi nữa câu trả lời nằm trong các sự kiện.

Chỉ cần nhìn dấn thân của Giáo Hội đối với các người nghèo túng cần được giúp đỡ, đối với các người khổ đau, bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, sự chú ý của Giáo Hội đối với người trẻ, lo lắng cho việc đào tạo và sự trưởng thành của họ, sự gần gũi của Giáo Hội đối với các gia đình vv... Cảm tưởng của tôi đó là có một nền văn hóa nào đó xa cách với cuộc sống của dân chúng, bị coi như là ”đám đông tiêu thụ” hơn là đáng được lắng nghe, phục vụ và nhất là yêu thương.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, đ tài gia đình đã là một trong các vấn đề chính của đại hội toàn quốc Verona. Trong các tháng qua nó đã được thảo luận sôi nổi. Nhưng gia đình là trọng tâm công tác mục vụ Đức Hồng Y đang đề nghị với tổng giáo phận Milano. Đâu là các xác tín làm nền tảng cho sự lựa chọn này?

Đáp: Lộ trình này tiếp tục dấn thân đã được đề nghị với với giáo hội Milano, nhằm canh tân và củng cố lòng hăng say truyền giáo. Tôi xin các gia đình hãy là chính mình bằng cách làm chứng cho tình yêu thương là linh hồn của căn tính gia đình. Tôi xin các gia đình dưỡng nuôi và vun trồng tình yêu thương là ơn cao trọng của Chúa bằng lời cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa. Tôi xin các gia đình tin tưởng vững mạnh và can đảm đương đầu với các khó khăn không thể tránh được, trong ý thức tươi vui rằng tình yêu thương của Thiên Chúa ở giữa chúng ta. Tôi xin các cộng đoàn Kitô gần gũi các gia đình, lắng nghe tiếp đón và đồng hành với các gia đình trong nhiệm vụ thông truyền lòng tin và giáo dục yêu thương đích thật. Các gia đình Kitô là đối tượng của công tác truyền giáo, vì tất cả đều nhận được từ Chúa ơn gọi thông truyền lòng tin. Lộ trình mục vụ nảy sinh từ ý thức rằng cần phải cấp thiết tái khám phá ra và yêu thương sống ơn gọi này và như thế cần phải nâng đỡ và làm cho nó được tái sinh động.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y không mệt mỏi viếng thăm tất cả hơn 1000 giáo xứ của tổng giáo phận lớn như Milano. Điều gì đánh đng Đức Hồng Y nhất trong các cuộc gặp gỡ này?

Đáp: Tôi có chương trình viếng thăm 74 giáo hạt của giáo phận. Tôi biết giáo dân mong mỏi và đợi chờ các cuộc viếng thăm này. Tôi thấy giáo dân yêu mến giáo xứ của họ, yêu mến các linh mục, giám mục. Tôi đã gặp gỡ các cộng đoàn sống động, giầu lịch sử, và dấn thân loan báo Tin Mừng trong một thế giới thay đổi. Tôi đặc biệt bị ấn tượng bởi sự sẵn sàng can đảm canh tân sâu rộng nơi các cộng đoàn, để đáp ứng các nhu cầu mục vụ mới. Dĩ nhiên trong các cộng đoàn không thiếu các vấn đề và các khó khăn cũng như những kháng cự và sợ hãi. Nhưng ai tin tưởng nơi Chúa và sẵn sàng trở thành dụng cụ ơn cứu độ của Chúa, thì mọi sự đều biến thành các cơ may mới, các khả thể qúy báu, các mở rộng can đảm cho chứng tá Kitô ngày nay. Chứng tá đó, gắn liền lòng khiêm tốn với sự hãnh diện, lòng tôn trọng với sự liều lĩnh, với xác tín rằng Tin Mừng có trong nó sự đáng tin cậy và ảnh hưởng tốt định đoạt đối với cả thế giới ngày nay nữa.

(Avvenire 16-10-2007)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.