2007-10-29 11:44:34

NGƯỜI LỮ HÀNH TRẺ KHAO KHÁT CHÂN LÝ VÀ NIỀM TIN


Sáng tinh sương ngày 14-2-1925, sau cơn bệnh ngắn, Jacques Rivière trút hơi thở cuối cùng trong niềm an bình vô tả, hưởng dương 39 tuổi.

39 tuổi đời, bỏ lại vợ trẻ và hai con thơ, ra đi trong an bình, hẳn Jacques có đời sống Đức Tin sâu xa lắm, mới có thể vui lòng chấp nhận thánh ý THIÊN CHÚA cách can đảm như thế! Sự thật không hẳn vậy! Cuộc đời anh là chuỗi ngày bất an, thao thức, và không ngừng tìm kiếm chân lý.

Jacques Rivière chào đời ngày 15-7-1886 tại Bordeaux, miền Tây Nam nước Pháp. Thân phụ của Jacques là giảng sư đại học y khoa và là bác sĩ trưởng nổi tiếng về sản khoa. Sở dĩ ông đạt tới đài cao danh vọng là nhờ công đức của hiền thê. Thân mẫu Jacques là bà mẹ Công Giáo gương mẫu, hy sinh trọn vẹn cho chồng cho con.

Vào những bước đầu của chồng trong nghề nghiệp, để giúp chồng thành công, bà vừa phụ giúp chồng vừa đảm đương mọi việc trong gia đình, từ dưỡng nuôi đến giáo dục bốn người con. Cùng với dòng sữa cho con bú, bà thông truyền cho con tình thương và nhất là Đức Tin nơi THIÊN CHÚA .. Vì quá hy sinh, bà kiệt sức và qua đời. Lúc ấy trưởng nam Jacques mới 10 tuổi và trai út mới 4 tuổi.

Cái chết bất ngờ của hiền mẫu ghi vết thương sâu đậm nơi tâm hồn thơ trẻ của Jacques. Tất cả bị đảo lộn. Jacques bỗng hụt hẫng và đánh mất tất cả: từ Đức Tin vào THIÊN CHÚA đến niềm tin vào con người và vào cuộc đời. Từ cậu bé nhạy cảm, thông minh cậu trở thành đứa trẻ lầm lì, chán nản.

Niềm đau mất mẹ trở nên cay đắng hơn khi thân phụ tái giá. Bà mẹ kế không có bàn tay và con tim từ mẫu của mẹ hiền quá cố. Jacques đi từ tuyệt vọng này đến tuyệt vọng khác và chỉ còn biết tìm an ủi nơi văn chương sách vở.

Jacques đọc rất nhiều sách, đặc biệt say mê các tác phẩm của hai văn sĩ Pháp nổi tiếng đương thời, một người thuộc phái hiện sinh và người kia là tín hữu Công Giáo. Đó là André Gide (1869-1951) và Paul Claudel (1868-1955). Cả hai đều bị khủng hoảng Đức Tin, thao thức tìm kiếm chân lý và khát vọng vô biên. Nhưng sau đó, Paul Claudel tìm thấy chân lý và trở về với Đức Tin Công Giáo. Chính tư tưởng tôn giáo vững chắc của Paul Claudel đã soi dẫn Jacques trên con đường tìm lại Đức Tin, bị đánh mất sau cái chết của mẹ hiền.

Sau khi lập gia đình vào năm 1909, Jacques dần dần quân bình tâm lý và nội tâm. Anh bắt đầu đi nhà thờ, tham dự Thánh Lễ. Anh thích đến nhà nguyện các nữ đan sĩ Biển Đức ở thủ đô Paris. Tại đây, bầu khí cầu nguyện trang nghiêm cùng với các buổi hát phụng vụ bình ca sốt sắng đã thu hút tâm hồn vừa tôn giáo vừa nghệ sĩ của Jacques. Thêm vào đó, hình ảnh thanh khiết của các nữ đan sĩ lôi cuốn óc tò mò tìm hiểu của anh. Jacques tự nhủ:

- THIÊN CHÚA phải là Đng Toàn Năng Chí Thánh, là Đấng Hằng Sống mới có thể khiến cho các trinh nữ này tận hiến trọn tuổi thanh xuân, trọn cuộc đi cho THIÊN CHÚA, để hát khen chúc tụng Ngài!

Năm 1911, đứa con gái đầu lòng kháu khỉnh chào đời. Jacques Rivière bắt đầu cảm nhận rằng bé Jacqueline là món quà sự sống Chúa ban. Từ đó nẩy sinh nơi anh lòng tri ân sâu xa và hoàn toàn tín nhiệm vào lòng từ bi nhân hậu vô biên của THIÊN CHÚA. Đây cũng là thời kỳ Jacques lăn xả vào các hoạt động văn chương. Anh viết báo, viết sách và thuyết trình về nhiều đề tài khác nhau, trong đó có cả đề tài về Đức Tin Kitô. Khi anh cho đăng bài ”Từ Niềm Tin”, hoa quả của tháng ngày suy tư, học hỏi và tìm kiếm, văn sĩ Công Giáo Paul Claudel viết ngay cho anh:

- Anh tiến khá xa trên con đường tìm kiếm Đức Tin. Chặng đường còn lại theo tôi hình như không xa lắm!

Đúng thế, vào Lễ Giáng Sinh năm 1913, Jacques dọn mình sốt sắng và rước Mình Thánh Chúa tại nhà nguyện các nữ đan sĩ Biển Đức ở thủ đô Paris.

Đức Tin tìm lại giúp Jacques thắng vượt khó khăn và can đảm chấp nhận thử thách suốt trong thời kỳ xảy ra thế chiến thứ nhất 1914-1918. Anh trở thành điểm tựa, niềm an ủi cho bạn bè và những ai có dịp sống gần anh, hoặc đọc các tác phẩm của anh, cũng như nghe anh thuyết trình.

Thử thách cuối cùng xuất hiện. Tháng 12 năm 1924, Jacques Rivière bị sốt thương hàn. Một tháng rưỡi sau, anh trút hơi thở cuối cùng, hưởng dương 39 tuổi.

Khi lãnh Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân, anh vui mừng nói lớn tiếng:

- Giờ đây tôi được cứu rỗi cách diệu kỳ!

Sau đó, từng chập trong cơn hấp hối, giữa cuộc chiến chống lại tử thần, anh nói:

- Những cánh cửa mở rộng. Giờ đây tôi trông thấy ánh sáng.

Lời sau cùng anh nói với vợ hiền:

- Hãy can đảm, hãy can đảm!

Rồi anh lịm đi, trở về với Ánh-Sáng Ngàn-Đời Vĩnh-Cửu, Ánh Sáng mà anh không ngừng tìm kiếm suốt trong cuộc đời anh.

... Các thủ lãnh Do-thái cho điu hai Tông Đồ ra giữa hội đồng và tra hỏi: ”Nhờ quyền năng nào hay nhân danh Ai mà các ông làm điều ấy?” Bấy giờ, ông Phêrô đưc đầy Thánh Thần, liền nói với họ: ”Thưa quý vị thủ lãnh trong dân và quý vị kỳ mục, hôm nay chúng tôi bị thẩm vấn về việc lành chúng tôi đã làm cho một người tàn tật, về cách thức ngưi này đã được cứu chữa. Vậy xin tất cả quý vị và toàn dân Israel biết cho rằng: nhân danh chính Đc Chúa GIÊSU KITÔ, ngưi Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và THIÊN CHÚA đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà ngưi này được lành mạnh ra đng trước mặt quý vị. Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tng góc tường. Ngoài NGƯI ra, không ai đem li ơn cu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Sách Công Vụ Tông Đồ 4,7-12).

(Isabelle Rivière, ”A LA TRACE DE DIEU: JACQUES RIVIÈRE”, Louvain 1952)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.