2007-10-29 16:23:20

Bảo vệ môi sinh để tránh xung đột giữa các dân tộc


Một số nhận định của ông Nicola Cabibbo, giáo sư vật lý đại học La Sapienza Roma, kiêm Chủ tịch Hàn Lâm Viện Khoa Học Tòa Thánh.

Ngày 12-10-2007 Ủy ban chấm giải Oslo đã quyết định trao giải thưởng Nobel Hòa Bình cho ông Al Gore, nguyên Phó tổng thống Hoa Kỳ và Ủy Ban nghiên cứu khí hậu của Liên Hiệp Quốc, vì các nỗ lực bảo vệ môi sinh.

Trong thời gian qua ông Al Gore đã cho sản xuất một cuốn phim tựa đề ”Một sự thật gây khó chịu”, trình bầy các lý do và hậu qủa do sự thay đổi khí hậu gây ra trên thế giới.

Ngày mùng 7-7-2007 ông Al Gore đã tổ chức một cuộc hòa nhạc khổng lồ để huy động duy luận quần chúng, nhất là giới trẻ trong nỗ lực bảo vệ môi sinh. Buổi hòa nhạc có tên gọi là ”Live Earth” nhằm chống lại hiện tượng hâm nóng trái đất, được tổ chức tại Sydney bên Australia đã kéo dài suốt 24 giờ đồng hồ và gây tiếng vang trên thế giới.

Tuy nhiên sự kiện Ủy Ban chấm giải Nobel Hòa Bình Oslo quyết định trao giải thưởng cho ông Al Gore và Ủy Ban nghiên cứu khí hậu của Liên Hiệp Quốc đã khiến cho nhiều chuyên gia phân tích khí quyển phản đối. Khoảng 30 chuyên viên khí hậu đã công bố một thông cáo chung khẳng định rằng vấn đề khí hậu đang được nhiều chuyên gia nghiên cứu sâu rộng. Cuốn phim của ông Al Gore có qúa nhiều sai lầm vật lý, và không thể là tài liệu khoa học nghiêm chỉnh để đáng được phổ biến cho các thế hế đến sau.

Sir Michael Burton, thuộc Tòa Thượng Thẩm Anh Quốc, đã đưa ra phán quyết rằng cuốn phim ”Một sự thật gây khó chịu” đã chỉ là một công tác chính trị và đưa ra một quan điểm phiến diện của vấn đề”. Sở dĩ Tòa Thượng Thẩm Anh Quốc đã phải can thiệp, vì có các phản đối của giới phụ huynh tố cáo cuốn phim của ông Al Gore là có mục đích truyên truyền tẩy não người trẻ. Ông Burton cho biết một Ủy Ban chuyên gia nghiên cứu cuốn phim nói rằng nó chỉ là một phim tưởng tượng, chứ không phải là phim tài liệu khoa học nghiêm chỉnh. Và ông liệt kê ra 11 sai lầm nghiêm trọng trong cuốn phim của phó tổng thống Al Gore. Trong đó có khẳng định khí hậu thế giới đã nóng hơn khiến cho tuyết băng trên núi Kalimangiaro trong vùng Đại Hồ bị tan chảy, và hồ Ciad bị khô cạn, hay tệ hơn nữa là khẳng định cho rằng nó là lý do gây ra bão lụt Katrina và sự kiện các dẫy núi san hô dưới lòng đại dương từ từ biến mất. Cái sai lầm lớn của ông Al Gore là gượng ép gắn liền các hiện tượng không dính dáng gì với nhau để biện minh cho giả thuyết của mình.

Tệ hại hơn nữa là trong khi ông kêu gọi người dân Hoa Kỳ tiết kiệm năng lượng, thì trong năm 2006 chỉ nội biệt thự của ông đã tiêu thụ tới 221 ngàn kílo wat điện, tức gấp 20 lần một gia đình Mỹ trung lưu.

Khi duyệt xét giáo huấn xã hội của Hội Thánh người ta ngạc nhiên nhận ra sự kiện hai chương nói về việc cứu vãn môi sinh và hòa bình đi liền nhau. Giáo huấn của Hội Thánh, đặc biệt là sứ điệp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II gửi Ngày Hòa Bình Thế Giới mùng 1 tháng giêng năm 1990, cũng được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI liên tục nhắc lại trong các tháng qua. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh trên vài điểm nền tảng xem ra đi ngược lại với các trào lưu tư tưởng hiện nay gợi hứng cho các đường lối chính trị về môi sinh trên thế giới, và cũng là lập trường của những người vừa trúng giải Nobel Hòa Bình.

Điểm đầu tiên giáo huấn xã hội của Hội Thánh nhấn mạnh đó là ”Nếu con người không sống trong hòa bình với Thiên Chúa, thì chính trái đất cũng sẽ không có hòa bình”. Trong sứ điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1990, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nhắc cho mọi người biết rằng ”Khi xa rời chương trình của Thiên Chúa tạo hóa, con người gây ra một sự hỗn loạn không thể tránh được và nó sẽ ảnh hưởng trên mọi loài thụ tạo”. Nguyên tắc thứ hai đó là ”Việc tôn trọng sự sống con người, trước tiên là phẩm giá con người, là tiêu chuẩn nền tảng gợi hứng cho sự tiến bộ lành mạnh”. Trong rất nhiều cung cách hành xử của mình con người thiếu tôn trọng đối với sự sống. Điển hình như việc thải các chất độc hại bừa bãi, khai thác tài nguyên vô chừng mực, kiểu sống duy hưởng lạc và duy tiêu thụ, chiến tranh liên miên với biết bao nhiêu chất độc của bom đạn đủ loại kể cả các vũ khí hạt nhân nhẹ, thái độ thiếu tinh thần liên đới tương trợ lẫn nhau giữa các nước giầu và các nước nghèo... tất cả chứng minh cho thấy cuộc khủng hoảng luân lý của con người ngày này.

Cũng chính vì thế Đức Gioan Phaolo II đã mạnh mẽ khẳng định rằng: ”Nếu thiếu ý thức về gía trị bản vị và sự sống con người, thì con người cũng không chú ý gì đến trái đất... Khi đặt vấn đề vào trong bối cảnh của hòa bình trong xã hội loài người, người ta nhận thấy việc chú ý đến những gì mà trái đất và khí quyển vén mở cho chúng ta, quan trọng dường nào: đó là trong vũ trụ có một trật tự phải được tôn trọng”. Loài người có bổn phận duy trì trật tự đó. Trong thông điệp ”Năm thứ một trăm” lần đầu tiên Đức Gioan Phaolo II đã dùng kiểu nói ”môi sinh nhân bản”, và ngài nêu bật rằng: một đàng không được giản lược thiên nhiên vào sự vật để lèo lái và khai thác theo tâm thức duy lợi ích, đàng khác cũng không được tuyệt đối hóa thiên nhiên và đánh gía nó cao hơn con người. Trong cuộc gặp gỡ với 400 ngàn người trẻ tại Loreto mới đây, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã kêu gọi có các lựa chọn can đảm để tái tạo liên minh mạnh mẽ giữa con người và trái đất trước khi qúa trễ tràng. Cần phải bảo vệ thiên nhiên và dấn thân sửa chữa lại các khuynh hướng dẫn đưa tới các tồi tệ không thể đảo ngược được nữa.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Nicola Cabibbo, giáo sư vật lý tại đại học La Sapienza ở Roma, kiêm Chủ tịch Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về Khoa Học từ năm 1993, về vấn đề bảo vệ môi sinh và hòa bình.

Hỏi: Thưa giáo sư Cabibbo, ngày 12 tháng 10 vừa qua giải Nobel Hòa Bình 2007 đã được trao cho ông Al Gore, nguyên Phó Tổng Thống Hoa Kỳ và Ủy Ban nghiên cứu thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc. Nó có ý nghĩa gì thưa giáo sư?

Đáp: Nó là giải thưởng Hòa Bình có ý nghĩa ”phòng ngừa”. Thật thế, vì vấn đề khí hậu thay đổi gắn liền với nền hòa bình trên thế giới, trong nghĩa các thay đổi khí hậu gây ra nạn hạn hán, lụt lội, mất mùa đói kém, có thể châm ngòi cho các xung khắc để chiếm lấy nước và thực phẩm. Và chiến tranh sẽ tạo ra các cuộc di cư, các cuộc xuất hành, đe dọa thế quân bình xã hội.

Như thế vấn đề chính là nước, vì nó liên quan tới các phương tiện giúp sống còn. Các vùng tuyết băng đang từ từ biến mất khỏi các ngọn núi cao trên toàn thế giới: tại Hy Mã Lạp Sơn cũng như trên dẫy Alpes của Âu châu. Thế giới đang mất đi các nguồn nước ngọt. Các dân tộc lâm vào cảnh thiếu nước sẽ bị bắt buộc phải đi tìm các nguồn nước để sống còn và sẽ xảy ra xung khắc và chiến tranh để chiếm được các nguồn nước.

Hỏi: Các thay đổi khí hậu cũng đã gây ra tai ương lụt lội khắp nơi khiến cho các dân tộc bị nạn cũng tìm cách trốn chạy và phải di cư, có đúng thế không thưa giáo sư?

Đáp: Vâng, đúng thế. Tất cả gắn liền với nhau. Hiện tượng trái đất bị hâm nóng là do lượng ”anidrit carbonit” bị thải vào khí quyền qúa nhiều. Nhiệt độ trái đất lên cao khiến cho đá băng và tuyết tan chảy. Chính hiện tượng các vùng băng tuyết tan chảy khiến cho mưa nhiều hơn. Nghĩa là càng ít tuyết băng bao nhiêu, thì lại càng mưa nhiều và càng xảy ra lụt lội bấy nhiêu. Chúng ta đang đứng trước các thách đố lớn lao của thời đại. Giải Nobel Hòa Bình nói trên cũng nhắc nhớ cho chúng ta biết rằng dân nghèo trên thế giới là những người chịu thiệt thòi nhất vì các thay đổi của khí hậu. Nó cũng là giải Nobel Hòa Bình thôi thúc trái đất biết lo lắng cho những người sống gần các nguồn nước và đưa ra các chương trình tích chứa nước. Cần phải can thiệp ngay tức khắc để tránh các xung đột trong tương lai.

Hỏi: Thưa giáo sư, khoa học có thể làm gì đ tránh các tai ương như thế?

Đáp: Hiện nay là nêu lên vấn đề, như chúng tôi đã làm từ nhiều thập niên qua, nhưng lại gặp chống đối và ngăn cản từ nhiều nước như Hoa Kỳ. Nguyên phó tổng thống Al Gore đã phát động một chiến dịch hữu hiệu liên quan tới khí hậu, đến độ ông đã được giải thưởng Nobel Hòa Bình 2007, nhưng lập trường chính thức của chính quyền Washington liên quan tới vấn đề này vẫn rất là giảm thiểu. Dĩ nhiên là tổng thống Bush có tuyên bố đây là vấn đề quan trọng, nhưng ông không muốn quấy rầy các người lái xe chạy bằng xăng nhớt. Việc chuyển tiếp định đoạt là gây ý thức cho dư luận quần chúng trên thế giới.

Hỏi: Giáo sư có nghĩ rằng công việc của Ủy ban nghiên cứu khí hậu của Liên Hiệp Quốc, đáng tin cậy trên bình diện khoa học không, xét vì nó là quyền bính khoa học cao nhất liên quan tới hiện tưng hâm nóng trái đất và hậu qủa của nó trên môi sinh?

Đáp: Vâng, công việc của Ủy ban của Liên Hiệp Quốc đáng tin cậy, vì nó đã rất là liêm chính. Dĩ nhiên là nó cũng có các sai sót, nhưng phải nói rằng rất nhiều nghi ngờ liên quan tới nạn ô nhiễm môi sinh như là lý do của hiện tượng trái đất bị hâm nóng là do ước mong của giới sản xuất dầu hỏa không làm gì cả vì sự thuận lợi của họ mà thôi.

Hỏi: Đây là ln đầu tiên giải Nobel Hòa Bình được phát cho một nhóm các khoa học gia như Ủy ban nghiên cứu về khí hậu của Liên Hiệp Quốc, có đúng vy không thưa giáo sư?

Đáp: Không. Tôi nhớ là đã có lần giải Nobel Hòa Bình được trao cho một nhóm các nhà nghiên cứu hồi năm 1995. Đó là nhóm ”Pugwash” là nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế nghiên cứu về giải pháp cho các vấn đề theo sau việc khám phá và sản xuất vũ khí nguyên tử.

Hỏi: Giải thưởng Nobel Hòa Bình mới cấp phát có âm hưởng gì trên dư luận công cộng không thưa giáo sư?
 
Đáp: Nói chung thì đó là một giải Nobel rất tốt, vì nhờ nguyên phó tổng thống Al Gore, người ta lôi kéo được sự chú ý cả trên bình diện chính trị liên quan tới vấn đề chìa khóa của thời đại chúng ta, và ghi dấu phẩm chất công việc khoa học, theo tôi đã bị chỉ trích một cách bất công.

(Avvenire 13-10-2007)
 
Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.