2007-10-22 15:10:23

Tuần Lễ Xã Hội Công Giáo Italia lần thứ 45


Phỏng vấn ông Mario Casella, giáo sư Sử học hiện đại đại học Firenze trung Italia, về Tuần Lễ Xã Hội Công Giáo Italia lần thứ 45

Trong các ngày từ 18 đến 21-10-2007 Tuần Lễ Xã Hội Công Giáo Italia lần thứ 45 đã diễn ra tại Pisa và Pistoia trung bắc Italia, về đề tài ”Thiện ích chung ngày nay: một dấn thân đến từ xa”. Năm nay cũng kỷ niệm 100 năm Tuần Lễ Xã Hội Công Giáo đầu tiên được triệu tập tại Pistoia trong các ngày từ 23 đến 28-9-1907. Tuần Lễ Xã Hội Công Giáo Italia đã do ông Giuseppe Toniolo (1845-1918) khởi xướng. Ông Toniolo đã là một nhân vật nổi tiếng của phong trào giáo đân công giáo Italia giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX.

Tham dự Tuần Lễ Xã Hội Công Giáo năm nay có 1000 đại biểu của 160 giáo phận Italia, 65 Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục, 180 nhân viên thiện nguyện, 32 thuyết trình viên và 150 nhà báo và phóng viên phát thanh truyền hình.

Sau đây chúng tôi gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Mario Casella, giáo sư Sử học thuộc đại học Firenze, trung bắc Italia, về Tuần Lễ Xã Hội Công Giáo Italia lần thứ 45.

Hỏi: Thưa giáo sư Casella, trong nhiều thập niên, các Tuần Lễ Xã Hội cho thấy gương mặt tiền-chính trị của thế giới công giáo. Thế rồi năm 1945 chính trị tràn vào thế giới công giáo. Khúc rẽ này có ý nghĩa gì thưa giáo sư?

Đáp: Đó đã là điều không thể tránh được và dưới nhiều khía cạnh đó đã là một bổn phận. Năm 1945 sau khi chế độ phát xít sụp đổ và người ta đang tìm cách đặt nền móng cho chính quyền mới, thì Giáo Hội đã lên tiếng để trình bầy quan điểm của mình liên quan tới một vấn đề nền tảng quan trọng, kể cả trên bình diện tôn giáo. Và khi đó tại Italia đã phát triển một cuộc tranh luận sôi nổi liên quan tới tính chất đời của Nhà Nước.

Hỏi: Các tín hữu công giáo thời đó đã có ý thức nào thưa giáo sư?

Đáp: Hàng giáo phẩm và phong trào Công Giáo Tiến Hành đã không có thành kiến đối với tư tưởng ”một Nhà Nước đời” và ”Nhà Nước duy đời”. Đức Ông Civardi đã khẳng định rõ ràng trên tờ ”Giáo sĩ Trợ giúp” rằng: chúng tôi không khước từ một Nhà Nước tối cao và độc lập với Giáo hội trong lãnh vực chính trị chuyên biệt; chúng tôi không chống lại một Nhà Nước không áp đặt một niềm tin, một tôn giáo trên các công dân của mình”. Nhà Nước đời mà chúng tôi từ chối và chống trả là ”Nhà Nước vô tôn giáo, Nhà Nước không có Thiên Chúa trở thành cơ cấu chống lại Thiên Chúa, Nhà Nước tách rời khỏi Giáo Hội trở thành thù nghịch với Giáo Hội”.

Hỏi: Thế tín hữu công giáo đã muốn một Nhà Nưc như thế nào?

Đáp: Họ đã muốn có một ”Nhà Nước Kitô” dựa trên hai nguyên tắc khác biệt và cộng tác, biết tôn trọng các quyền của Thiên Chúa, của Giáo Hội và của lương tâm Kitô, lấy hứng từ các nguyên tắc của Kitô giáo trong các vấn đề liên quan tới luân lý, biết thiết lập các tương quan cộng tác chân thành với Giáo Hội trong các vấn đề chung.

Hỏi: Trong thời Phát xít cai trị các Tuần Lễ Xã Hội đã bị gián đon. Khi đó các cuộc thảo luận đã diễn ra tại đâu thưa giáo sư?

Đáp: Trong thời gian đó các Tuần Lễ Xã Hội đã được tổ chức tại địa phương và bên trong các hiệp hội Công Giáo Tiến Hành. Sau khi đảng Nhân Dân Italia bị giải tán, các người theo Linh Mục Sturzo họp nhau tại các tư gia. Mussolini có lý để lo sợ rằng chính các trụ sở địa phương của phong trào Công Giáo Tiến Hành chuẩn bị cho sự tái lập đảng Nhân Dân Italia.

Và thực sự là đã xảy ra như vậy. Người ta đã chuẩn bị cho tương lai và đặt nền móng cho thời hậu phát xít. Ông tỉnh trưởng Treviso đã nhận ra điều đó nên ngày mùng 9 tháng 7 năm 1935 đã viết cho Bộ Trưởng Nội Vụ rằng: ”Phong trào Công Giáo Tiến Hành Italia, cho dù trương các huy hiệu và biểu tượng tôn giáo và khẳng định muốn theo đuổi việc phổ biến và thực thi các nguyên tắc tinh thần và văn hóa của các thành viên, nhưng chắc chắn nó là lò của một hoạt động phún thạch chính trị rộng rãi, kiên trì nhằm đào luyện các cán bộ tương lai, qua Liên Hiệp các đại học công giáo Italia”.

Hỏi: Sự hiệp nhất chính trị giữa các tín hữu công giáo đã có sức nặng nào tại Firenze thưa giáo sư?

Đáp: Trong các tuần trước khi khai mạc Tuần Lễ Xã Hội tại Firenze, Phong trào Công Giáo Tiến Hành đã khẳng định rằng phong trào đứng ngoài mọi đảng phái và tổ chức chính trị kinh tế, nhưng cũng đã kêu gọi các thành viên ủng hộ đảng phái nào có nội dung lý tưởng và chương trình cũng như các thực thi cụ thể đáp ứng các đòi hỏi của giáo lý công giáo. Sau khi phe tả thất bại thì mọi người đều biết đó là đảng Dân Chủ Kitô. Sự hiệp nhất chính trị của các tín hữu công giáo chung quanh đảng Dân Chủ Kitô như là thuẫn đỡ đã là một sự kiện đã rồi, cả khi trong các lời tuyên bố của mình hàng giáo phẩm và giới lãnh đạo của Phong trào Công Giáo Tiến Hành đã không bao giờ nhắc tới đảng Dân Chủ Kitô, ít nhất là cho tới ngày mùng 2 tháng 6 năm 1946. Hàng giáo phẩm và giới lãnh đạo Phong trào Công Giáo Tiến Hành đã chỉ kêu gọi tín hữu đi bỏ phiếu với tinh thần Kitô. Các ”tài liệu” của Tuần Lễ Xã Hội tại Firenze và ”Bộ luật Camaldoli” đã là món qùa đẹp nhất mà Phong trào Công Giáo Tiến Hành Italia đã tặng cho đảng Dân Chủ Kitô và các dân biểu công giáo.

Hỏi: Tham dự Tuần Lễ Xã Hội tại Firenze đã có các nhân vật nào của giới chính trị thưa giáo sư?

Đáp: Đã có một số các dân biểu tương lai như các ông Antonio Amorth, Amintore Fanfani, Guido Gonella, La Pira và đàng sau là các ông Aldo Moro (1916-1978) cùng nhiều chính trị gia khác. Họ soạn và cho ra một ”Tuyên ngôn” chung kết diễn tả quyết tâm làm sao để Quốc Hội Italia linh ứng một cách dân chủ cho Tân Hiến Pháp của quốc gia và họ đề ra các ”định đề cao đẹp”.

Hỏi: Từ năm 1945 cho đến các năm 1960 các vn đề xã hội lớn lại đưc đề cập đến: có phải thái độ của các tín hữu công giáo đối với chính trị đã thay đổi hay không?

Đáp: Tuần Lễ Xã Hội tại Firenze hồi năm 1945 chắc chắn đã có tính cách và mục đích chính trị. Nhưng đó đã là một luật trừ. Sau đại hội lần đó các đề tài xã hội đã tái chiếm vị thế của chúng. Ngay từ thập niên 1950 trong một vài lãnh vực của phong trào Công Giáo Tiến Hành người ta đã bắt đầu biểu lộ các khát vọng ước mong các Tuần Lễ Xã Hội ít có sự hiện diện của chính trị và mang nhiều tích chất tôn giáo xã hội hơn. Đó là những dấu chứng đầu tiên của sự lựa chọn tôn giáo của những năm 1960.

Hỏi: Và thật vậy, Tuần Lễ Xã Hội năm 1964 đã ghi dấu một giai đon đnh đoạt, vì lần đầu tiên ngưi ta đương đầu với đ tài công ích. Nó đã để lại gia tài nào cho chúng ta ngày nay thưa giáo sư?

Đáp: Tôi muốn trích lời của giáo sư Vittorio Bachelet nói trong đại hội Pescara: ”Có một nền giáo dục cho công ích - có lẽ tốt hơn nên nói rằng cho ý thức về công ích hay cho dấn thân cá nhân lo cho công ích - liên quan tới giai đoạn điển hình của việc giáo dục con người. Và có một nền giáo dục cho công ích cần phải tiếp tục cho tới khi ra khỏi cuộc sống này. Có một nền giáo dục nền tảng cho ý thức đối với các trách nhiệm xã hội và có một nền giáo dục chuyên biệt đối với ý thức về công ích là nhiệm vụ riêng của cộng đoàn chính trị.

Giáo dục ý thức về công ích có nghĩa là đào tạo cho con người có một lý tưởng ngay thẳng và mạnh mẽ, giúp con người chiếm hữu được lý tưởng đó cho mình một cách thông minh, và thích ứng với việc đào tạo tinh thần, luân lý và kỹ thuật. Giáo dục có nghĩa là đào tạo cho con người biết sống theo các nguyên tắc nền tảng bất biến của cuộc sống chung, đồng thời cũng đào tạo cho con người có ý thức lịch sử, nghĩa là có khả năng tiếp nhận cách thức các nguyên tắc đó phải được và có thể được áp dụng giữa con người sống cùng thời với nhau. Giáo dục đào tạo cũng có nghĩa là giúp cho con người ý thức được sự cần thiết phải trang bị cho chính mình trên bình diện tinh thần, trí thức, luân lý và kỹ thuật, hầu có thể thực thi các nguyên tắc đó một cách cụ thể trong các môi trường cuộc sống thường ngày.

(Avvenire 5-10-2007; 14-10-2007)
 
Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.