2007-07-14 15:37:38

Chiều kích hy hiến và thần bí của của phụng vụ cũ tiếng Latinh


Phỏng vấn Linh Mục Alfredo Morselli, cha sở giáo xư Stiatico và Casadio giáo phận Bologna, trung bắc Italia, về Tự Sắc ”Summorum Pontificum”

Trong các ngày vừa qua đã có rất nhiều phản ứng khác nhau liên quan tới Tông Thư Tự Sắc ”Summorum Pontificum” của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, cho phép sử dụng Sách Lễ Roma tiếng Latinh cũ, trước cuộc cải tổ phụng vụ năm 1970.

Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Alfredo Morselli, cha sở giáo xứ Stiatico và Casadio, thuộc giáo phận Bologna, trung bắc Italia, về Tự Sắc ”Summorum Pontificum”. Cha Morselli là một trong những người đã thành lập một địa chỉ trên Internet gọi là ”Thân hữu của Đức Joseph Ratzinger”, để phổ biến các sách vở tài liệu của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI từ khi còn là Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin. Trong số các bài viết thời đó cũng có tài liệu, qua đó Đức Hồng Y Ratzinger trình bầy ước mong có thể cử hành phụng vụ theo hình thức phụng vụ cũ tiếng Latinh.

Hỏi: Thưa cha Alfredo Morselli, trong các trang Web cha phụ trách có nhiều bài viết của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, trình bầy ước mong cho tất cả mọi linh mục có thể cử hành thánh lễ theo Nghi Lễ Roma cũ tiếng Latinh. Cha có ý kiến gì sau khi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ban bố Tự Sắc cho phép sử dụng Sách Lễ Roma cũ?

Đáp: Có hai vị thánh được tôn phong sau thời cải cách phụng vụ là thánh Pio thành Pietrelcina và thánh José Maria Balaguer, cả hai vị đã được phép cử hành thánh lễ theo Sách Lễ Roma ấn bản năm 1962, cho tới khi các vị qua đời. Hai vị là các vị thánh lớn sống sau thời Công Đồng Chung Vaitcăng II. Và các thánh thường có các cử chỉ ngôn sứ... Việc chính thức thừa nhận quyền hợp quy của Lễ Nghi Cũ chắc chắn đem lại hy vọng cho các tín hữu công giáo tốt lành ưa thích hình thái phụng vụ này.
 
Hỏi: Đâu là các khác biệt giữa hai lễ nghi cũ và mới thưa cha?

Đáp: Trong hình thái cũ, ý tưởng thánh lễ như là Hy Tế rõ ràng hơn: vị chủ tế được dẫn ngay vào mầu nhiệm của cuộc sống là một ”Chúa Kitô khác”, và sống đời linh mục của mình trong tình trạng ”tế vật hy hiến”; còn các tín hữu thì được dẫn đưa tới chân đồi Can vê một cách thần bí. Thần học về Ba Ngôi Thiên Chúa thấm nhuần hình thức cũ: việc liên lỉ lập lại các lời cầu theo lược đồ ba điểm và các lời cầu dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi Rất Thánh, nhắc nhở cho biết rằng cả Ba Ngôi Thiên Chúa ”đã hoạt động để Chúa Con nhập thể làm người” và dâng lên hiến tế cứu độ, được tái thực hiện trong Thánh Lễ.

Hỏi: Ngày nay chúng ta cảm thấy nhu cầu tham dự vào Thánh Lễ một cách tích cực. So sánh với lễ nghi cũ, chúng ta hay ca ngợi cuộc cải cách phụng vụ, nhất là vì nó trợ giúp việc tham dự tích cực này, có đúng thế không thưa cha?

Đáp: Không. Không đúng như thế. Cần phải từ bỏ tư tưởng cho rằng trong lễ nghi cũ đã có ít, hay không có sự tham dự tích cực, làm như thể là trong bao nhiêu thế kỷ các tín hữu đã đi tham dự thánh lễ, mà không hiểu biết gì hay không tham dự một cách tích cực và hoàn toàn thụ động. Rất tiếc là người ta hiểu ”tham dự tích cực đồng nghĩa với làm cái gì đó”. Sự đồng hóa này không phải là hoa trái của Công Đồng Chung Vaticăng II, mà là một gia tài của phong trào Jansen, là phong trào đã sống trước một vài hình thức phụng vụ sai lạc, mà chúng ta thấy được đề nghị trở lại ngày nay.

Hỏi: Cha có thể giải thích cho thính giả hiểu rõ ràng hơn khng đnh trên đây không?

Đáp: Nếu chúng ta tin rằng ơn thánh, trước hết, là việc khiến cho con người trở nên thần thiêng, nên giống Thiên Chúa, tức cái gì được thực hiện trong lãnh vực ”là” hơn là trong lãnh vực ”làm”, thì lời cầu nguyện phải được hiểu như là ”để cho Thiên Chúa làm”. Như chị giáo tập của thánh nữ Marguerite Marie Alacoque đã từng nói với chị: cầu nguyện là đặt mình trước mặt Chúa như một tấm vải trước nhà họa sĩ và để cho Chúa muốn vẽ cái gì thì vẽ.

Nhân chủng học thần học theo khuynh hướng Jansen đã phá hủy tư tưởng về ơn thánh thánh hóa, và chỉ thừa nhận ”ơn thánh tạm đủ”, nghĩa là nó là một bức hí họa về thánh sủng, chỉ liên quan tới các hành động của con người. Như vậy nếu trong nền thần học của lời cầu nguyện thiếu quyền tối thượng của việc thánh hóa con người, thiếu việc làm cho con người trở nên thánh như Thiên Chúa, thì người ta không tìm kiếm ”phụng vụ của Thiên Chúa” nữa, mà chỉ còn là một thứ ”phụng vụ của con người”, hay một loại phụng vụ, trong đó tất cả mọi người phải ”làm” một cái gì đó. Và vì vậy thái độ lắng nghe, chiêm ngưỡng trong thinh lặng, đợi chờ ơn thánh Chúa, mất hết đi tất cả gía trị của chúng.

Hỏi: Theo cha, Tự Sắc Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mới công bố có trợ giúp cuộc đối thoại với Huynh đoàn Pio X, đ huynh đoàn này trở vể với sự hiệp nhất trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo hay không?
 
Đáp: Chắc chắn rồi. Những người đầu tiên muốn hiệp nhất với Đức Thánh Cha là những người yêu thích Lễ Nghi cũ tiếng Latinh. Việc được tự do cử hành thánh lễ theo Sách Lễ tiếng Latinh ấn bản năm 1962 sẽ là việc bắt đầu chữa lành các vết thương sâu rộng đã có, bắt nguồn từ biết bao nhiêu lạm dụng trong phụng vụ và các giải thích cho rằng lễ nghi mới bẻ gẫy sự tiếp nối với qúa khứ.
 
Hỏi: Thế còn đối với những người lo sợ rằng Tự Sắc sẽ làm trì trệ việc áp dụng Công Đng Chung Vaticăng II, thì cha sẽ nói sao?

Đáp: Những người yêu thích cuộc Cải Cách Phụng Vụ lấy tư tưởng ”thích ửng Phung Vụ” làm lá cờ tranh đấu của họ. Chúng ta đang đứng trước một hình thái thích nghi riêng biệt cho những người, mà để thích ứng với họ, người ta không phải làm bất cứ sự thích ứng nào cả: những người này yêu cầu có một hình thức cử hành nghiêm ngặt, để bảo vệ họ khỏi các sáng chế bất thình lình tùy theo hứng của vị chủ tế. Thế thôi. Tại sao phải thích ứng với tất cả mọi người, mà lại chỉ loại trừ những người này mà thôi?

Hỏi: Cha cũng cộng tác với địa chỉ có tên gọi là ”Chiếc áo choàng bị xé rách” có lưu giữ một số bút tích của nhà văn Tito Casini. Tại sao cha lại tái giới thiệu với những người tìm đọc các bài viết trên liên mạng, tác gỉa này, là ngưi đã bênh vực Lễ Nghi Cũ, nhưng vẫn hiệp thông với Giáo Hội, chứ không cắt đứt liên lạc với Giáo Hội như Huynh đoàn Pio X và nhng ngưi theo Đức Tổng Giám Mục Lefevre?

Đáp: Tito Casini đã luôn luôn hấp dẫn tôi, vì ông là môt tín hữu công giáo vâng lời, và đã không bao giờ đánh mất niềm hy vọng. Ông đã rất đau khổ vì thấy mất đi Lễ Nghi Cũ tiếng Latinh, nhưng đã không bao giờ rơi vào cảnh ”tuyệt vọng trên bình diện giáo hội học”, đến độ nghĩ rằng Thiên Chúa đã quên Giáo Hội Người trong các thập niên dài cấm cử hành thánh lễ theo Sách Lễ Nghi cũ tiếng Latinh, do Đức Giáo Hoàng Pio V ấn hành.

Hỏi: Thưa cha, trong nhng ngày này cha đang phát động một chiến dịch thu thập các tâm tình biết ơn của tín hữu công giáo toàn thế giới, đối với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, vì đã ban bố Tự Sắc cho phép cử hành thánh lễ theo Lễ Nghi Cũ tiếng Latinh. Cha có thể cho biết sơ qua về chiến dịch này hay không?

Đáp: Đó là một trang Web, hay một địa chỉ trên liên mạng Internet có tên gọi là ”la tunica stracciata agimus tibi gratias” Chiếc áo choàng bị xé rách, chúng con cảm tạ Ngài”. Trong trang Web đó có một mẫu thư có thể điền trong vài giây, và gửi một sứ điệp ngắn cám ơn Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và tất cả các cộng sự viên của Người, đã soạn thảo Tự Sắc quan trọng đáng ghi nhớ này, liên quan tới việc cho phép sử dụng Sách Lễ Roma cũ tiếng Latinh để cử hành thánh lễ.

Hỏi: Cha có muốn nói gì với các anh chị em tín hữu yêu thích Lễ Nghi cũ tiếng Latinh trước thời Công Đng Chung Vaticăng II hay không?

Đáp: Vâng, tôi muốn ngỏ lời với các anh chị em ấy bằng cách lấy lại các lời, mà Đức Hồng Y Joseph Ratznger đã nói tại Roma ngày 24 tháng 10 năm 1998, trong lễ nghi kỷ niệm 10 năm ban bố Tự Sắc ”Ecclesia Dei” của Đức Gioan Phaolo II: ”Như thế các bạn thân mến, tôi muốn khuyến khích các bạn đừng mất đi sự kiên nhẫn, tiếp tục tin tưởng và kín múc từ phụng vụ sức mạnh để làm chứng cho Chúa trong thời đại chúng ta ngày nay”.

(ZENIT 8-7-2007)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.