2007-07-01 16:52:11

Kinh Truyền tin chúa nhựt 1/7


Thời tiết Rôma đã sang mùa hè, và thiên hạ cũng bắt đu đi nghỉ. Tuy nhiên bài suy niệm của Đức Thánh Cha tc khi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt hôm qua không mang tính cách thư giãn. Dựa theo các bài đọc Sách Thánh trong Thánh lễ chúa nhựt thứ 13 mùa thưng niên, ngài đã suy niệm về ý nghĩa sự tự do chân thật. Đề tài Tự do dựa trên bài Phúc âm kể lại Đức Giêsu cương quyết tiến về Giêrusalem để hoàn tất kế hoạch cứu độ trên thập giá. Thái đ cương quyết này đòi hỏi một sự tự do chọn lựa hành động vì tình yêu. Đó cũng là điều được nói trong bài đọc thứ hai, trích từ thư thánh Phaolô viết cho các tín hữu Galat: Đc Kitô đã mang lại tự do cho chúng ta, vì thế chúng ta hãy sống như những người tự do. Tuy nhiên, tự do không có nghĩa là cư sử bừa bãi. Một hành động mang tính cách tự do đich thc khi được tình yêu thúc đẩy và do chân lý hướng dẫn. Nói cách khác, đối với người Kitô hữu, tự do luôn luôn cần được nối kết với chân lý và tình yêu.

 
Sau khi ban phép lành Toà thánh, Đc Bênêđictô XVI đã gửi lời chào thăm các phái đoàn hành hương bằng các tiếng Pháp, Anh, Đc, Tây ban nha, Ba lan. Ngài đã chia buồn với thân nhân của 11 đại biểu nhân dân bên Colombia bị sát hại sau khi bị bắt cóc từ 5 năm. Lợi dụng cơ hi này, ngài đã lên án các cuộc bắt cóc đang diễn ra tại nhiều nơi nơi, coi đó như một hành vi bạo lực không thể chấp nhận được. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến

Các bài đọc Sách Thánh trong thánh lễ chúa nhựt hôm nay mời gọi chúng ta suy gẫm về một đề tài hấp dẫn, có thể tóm lại như thế này: tự do và đi theo Chúa Kitô. Thánh sử Luca kể lại rằng, “khi đến lúc hoàn tất những ngày sắp lìa đời, Đức Giêsu cương quyết hướng về thành Giêrusalem” (Lc 9,51). Trong hạn từ “cương quyết” , chúng ta có thể nhận thấy sự tự do của Đức Kitô. Người biết rằng cái chết trên thập giá đang chờ đón mình tại thành Giêrusalem, nhưng vì tuân theo ý muốn của Chúa Cha, Người đã hiến mình vì yêu thương. Chính trong sự tuân phục Chúa Cha mà đức Giêsu thể hiện sự tự do của mình như là việc chọn lựa ý thức do tình yêu thúc đẩy. Thử hỏi ai tự do hơn Người, là một Đấng Toàn năng? Tuy nhiên Người đã sử dụng tự do không theo nghĩa như là độc đoán hoặc thống trị, nhưng như là phục vụ. Như vậy Người đã đổ vào sự tự do một chất lượng, mà nếu thiếu nó thì tự do chỉ là khả năng trống rỗng muốn làm hay không làm gì cũng được. Cũng giống như cuộc đời, sự tự do mang ý nghĩa từ tình yêu. Thực vậy, ai là người tự do hơn hết? Phải chăng đó là kẻ khư khư nắm giữ lấy cho mình tất cả mọi khả năng vì sợ mất di, hay là kẻ dám cương quyết tiêu hao chính mình trong sự phục vụ và như vậy là tìm lại được sự sống đầy tràn nhờ tình yêu mà mình đã trao ban và nhận lãnh?

Thánh Phaolô, khi viết cho các Kitô hữu ở miền Galat (nay ở trên lãnh thổ Thỗ nhĩ kỳ) có nói rằng: “Anh em thân mến, anh em được gọi sống tự do, miễn là đừng để sự tự do trở thành chiêu bài để sống theo xác thịt, nhưng nhờ đức ái, anh em hãy phục vụ lẫn nhau” (Gal 5,13). Sống theo xác thịt có nghĩa là chiều theo những xu hướng ích kỷ của bản tính con người. Ngược lại, sống theo thần khí là để cho các ý hướng và hành động được điều khiển bởi tình yêu Thiên Chúa mà Đức Kitô đã trao ban cho chúng ta. Bởi vậy, sự tự do của người Kitô hữu không phải là phóng túng bừa bãi, nhưng là đi theo Đức Kitô trong sự trao hiến bản thân cho đến độ hy sinh trên thập giá. Xem ra có vẻ nghịch lý, nhưng thực sự Chúa Giêsu đã sống tột đỉnh của tự do ở trên thâp giá bởi vì là tột đỉnh của tình yêu. Trên núi Calvariô, khi có kẻ thách thức rằng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy xuống khỏi thập giá đi” thì Người đã chứng tỏ sự tự do của điều kiện làm Con bằng cách ở lại trên cái khổ giá ấy, để chu toàn ý định lân tuẩt của Chúa Cha. Kinh nghiệm này đã đưọc chỉa sẻ bởi rất nhiều chứng nhân của chân lý: những người chứng tỏ tự do của mình ngay cả trong tù ngục và chịu cực hình. “Chân lý sẽ mang lại tự do cho các con”. Ai đứng về phía của chân lý thì sẽ không bao giờ làm nô lệ cho bất cứ quyền lực nào, nhưng sẽ luôn luôn giữ được sự tự do để phục vụ anh chị em mình.

Chúng ta hãy nhìn lên Đức Maria rất thánh. Là nữ tì khiêm hạ của Chúa, Đức Trinh nữ là khuôn mẫu của con người thần khí, hoàn toàn tự do bởi vì không bị hoen ố, không vương mắc tội tình; Người thánh thiện, hiến thân phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Nguyện xin Người với tình mẫu tử giúp chúng ta đi theo Chúa Giêsu để hiểu biết chân lý và sống tự do trong tình yêu.

Bình Hòa







All the contents on this site are copyrighted ©.