2007-06-27 11:49:29

ĐỨC TIN CÔNG GIÁO TRƯỚC CÁI CHẾT


Người dân miền Nam Việt Nam còn nhớ cuộc Cách Mạng ngày 1-11-1963 đưa đến cái chết của tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm (1901-1963) và bào đệ Ngô Đình Nhu. Sau cái chết của anh em họ Ngô là một loạt báo thù các cộng tác viên thân tín của gia đình họ Ngô. Một trong những nạn nhân của cuộc thanh trừng này là ông Giuse Phan Quang Đông. Năm đó ông làm trưởng ty Cảnh Sát Quốc Gia.

Sau khi bị giam và bị xét xử, lúc 2 giờ 30 phút chiều Thứ Bảy Tuần Thánh 28-3-1964, tòa tuyên án tử hình ông Giuse Phan Quang Đông, vì các tội gọi là ”cướp bóc và sát hại nhân dân”. Khi biện lý đọc xong bản án, viên lục sự hỏi ông Đông:

- Tình trạng tâm hồn anh lúc này ra sao?

Ông Đông bình tĩnh trả lời:

- Tâm hồn tôi rất bình an, vì tôi là người Công Giáo. Tôi chỉ sợ tòa án lương tâm tôi và tòa án Đức Chúa GIÊSU KITÔ mà thôi. Nhưng hai tòa án này không kết tội tôi!

Một giờ sau khi lãnh nhận bản án tử hình, trở lại nhà giam trung ương của tỉnh Thừa Thiên, ông Đông lấy giấy viết lá thư vĩnh biệt hiền thê dấu ái tên Margarita Thúy Toan như sau.

Tòa án cách mạng vừa kết án tử cho anh. Anh cố gắng cầm nước mắt để viết cho em những hàng chữ cuối cùng này, vì ngày còn lại cuộc đời anh nơi dương thế có thể đếm được trên các đầu ngón tay.

Anh chỉ nghĩ đến duy nhất một mình em. Trong 5 tháng tù đày, hình ảnh em là suối nguồn mang niềm an ủi đến cho anh. Giờ đây đứng trước cái chết gần kề, anh giữ lại âu lo cho riêng mình và nguyện cầu cùng THIÊN CHÚA, Đức Mẹ MARIA ban cho chúng ta niềm an bình nội tâm và được hàn huyên lần cuối .. Em yêu dấu, quả thực, không gì mạnh hơn tình yêu. Tình yêu xóa tan nỗi lo sợ cái chết gần kề. Tình yêu chiến thắng tất cả. Mấy tháng nay, anh cầu nguyện thật nhiều cùng Chúa và Mẹ Ngài, cùng Thánh Cả GIUSE và thánh nữ Margarita. Xin Các Ngài phù hộ chúng ta ..

Trong phần tiếp của lá thư vĩnh biệt vợ hiền, ông Đông dâng lời cảm tạ THIÊN CHÚA đã cho mình biết trước giờ chết, điều mà ông vẫn cầu xin Chúa tránh cho mình khỏi cái chết bất ưng, chết mà không dịp dọn mình và ăn năn đền tội. Giờ đây ông có đủ giờ để chuẩn bị tâm hồn bước vào thế giới bên kia .. Ông an lòng với cái chết của mình, nhưng điều làm cho ông đau đớn nhất, chính là việc ra đi gây đau khổ cho vợ. Vợ ông phải chịu bao nhục nhã vì miệng lưỡi người đời độc ác, kết tội ông, gán cho ông không biết bao nhiêu tội ác mà ông không phạm. Chỉ có người duy nhất hiểu ông và không kết tội ông, chính là vợ ông. Ông cũng nghĩ đến tương lai của hai đứa con yêu dấu. Không biết rồi đây, khi lớn lên chúng nghĩ gì về người cha của chúng, người cha quá say mê việc chính trị, đến nỗi phải rước họa vào thân và gieo tang tóc cho gia đình. Rút kinh nghiệm bản thân, ông Đông khuyên vợ: ”Em hãy cố gắng giáo huấn hai con biết khôn ngoan dung hòa giữa lý tưởng và thực tế, biết đặt Đức Tin nơi trung tâm cuộc sống, còn lại các hoạt động xã hội và chính trị chỉ là phụ thuộc”.

Trở lại bản án tử hình, ông Đông viết cho vợ: ”Anh nhận thấy Chúa và Mẹ Ngài yêu thương anh biết bao. Hôm Thứ Năm Tuần Thánh, ngày đầu tiên anh phải ra tòa, cũng là ngày trong tuần tám ngày kính Thánh Cả GIUSE, Bổn Mạng gia đình mình. Và hôm qua, Thứ Sáu Tuần Thánh, lần thứ hai anh phải ra tòa, anh thưa với Chúa: ”Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa, vì ơn huệ bị gọi ra trước tòa án vào đúng ngày Chúa bị kết án”. Và hôm nay, Thứ Bảy Tuần Thánh, là ngày anh lãnh nhận bản án tử hình .. Đâu có gì an ủi hơn phải không em? Đức Chúa GIÊSU ngã quỵ dưới sức nặng của Thánh Giá, và anh cũng ngã quỵ dưới sức nặng của Thánh Giá. Nguyện xin THIÊN CHÚA gìn giữ em thánh thiện và trong sạch bên cạnh hai con chúng ta”.

Lời cuối của lá thư vĩnh biệt là lời lẽ thống thiết của người chồng trẻ, ra đi để lại nỗi khổ cho vợ góa với hai đứa con thơ. Nhưng tờ thư đã không bao giờ kết thúc .. vì ngày 6-5-1964, ông Giuse Phan Quang Đông bị đem ra xử bắn.

... Ông Gióp lên tiếng trả lời các bạn: ”Ai từ chối chẳng xót thương bè bạn, cũng không kính sợ Đng Toàn Năng. Anh em tôi đã phản bội tôi, họ như dòng thác lũ, như lòng suối khi nưc đã chảy qua .. Đối với tôi trong lúc này, các anh là thế đó, gặp lúc nguy nan, các anh liền hốt hoảng. Phải chăng tôi tng năn nỉ các anh: Xin cho tôi một ân huệ, là lấy một phần tài sản để giúp tôi hay giải thoát tôi khỏi tay thù địch, cứu giúp tôi khỏi tay phường hung bạo? Xin vui lòng chỉ giáo rồi tôi sẽ lặng thinh, tôi sai ở chỗ nào, xin chỉ cho tôi thấy! Lời ngay lẽ thẳng dễ thuyết phục biết bao, nhưng lời lẽ các anh thì bắt bẻ được gì?” (Sách Gióp 6,14-15/21-25).

(”MISSI”, Aout+Septembre/1964).

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.