2007-06-17 18:05:20

Đức Thánh Cha hành hương Assisi


Hôm qua, Đc Thánh Cha đã đến viếng thăm thành ph Assisi, quê hương của thánh Phanxicô, nhân dịp kỷ niệm 800 năm biến cố cải hoán của vị thánh khó nghèo. Phanxicô sinh khoảng năm 1181/82. Sau một thời gian chạy theo công danh, anh đã đưc ơn gi đi đời: anh đã gia tài chấp nhận nếp sống thanh bần, đi phục vụ người phong hủi, và nhất là vào năm 1206, anh nhận được tiếng nói từ thập giá thúc đy anh đi sa sang nhà Chúa. Lúc đu anh tưởng là Chúa muốn cho mình sửa chữa nhà thờ San Damiano, nhưng dần dần anh nhận ra một sứ mạng cao cả hơn, đó là sửa sang Giáo hội bằng việc trở về với nếp sống Phúc âm. Đc Bênêđictô XVI đã rời Vatican lúc 7 giờỡi sáng bằng máy bay trực thăng, và 50 phút sau đã đến Assisi. Ngài đã viếng thăm nhng đa điểm quan trọng gắn liền với cuộc đời của thánh Phanxicô. Ý nghĩa của cuộc viếng thăm này đã được tóm lại trong bài huấn dụ trưc khi đọc kinh Truyền tin, kết thúc Thánh Lễ cử hành tại mặt tiền đền thờ kính thánh nhân:

Anh chị em thân mến,

Cách đây 8 thế kỷ, thành phố Assisi khó lòng tưởng tượng được vai trò mà Chúa Quan phòng dành cho mình, một vai trò biến nó trở nên lừng danh trên thế giới, một “nơi của linh hồn”. Đặc tính này đã được ghi dấu bởi một biến cố xảy ra tại đây và đã để lại dấu ấn không thể xoá nhoà. Tôi muốn nói đến cuộc hoán cải của anh Phanxicô, sau 25 năm sống đời tầm thường và mơ mộng, chạy theo những thú vui và thành công của thế gian, đã mở lòng ra cho ân sủng, quay về với chính mình và dần dần khám phá lý tưởng cuộc đời mình ở nơi Chúa Kitô. Cuộc hành hương của tôi hôm nay về Assisi muốn ôn lại biến cố đó để làm sống lại ý nghĩa và tầm quan trọng của nó.

Với niềm xúc động, tôi đã dừng chân lại ở nhà thờ San Damiano, nơi mà thánh Phanxicô nghe thấy tiếng nói từ cây Thập giá: “Phanxicô, con hãy đi sửa lại nhà của ta” (2 Cel. I,6, 10: FF 593). Đó là một sứ mạng mở đầu cho cuộc hoán cải trong tâm hồn anh, để trở nên men Phúc âm được thả tung vào Hội thánh và xã hội. Tại Rivotorto tôi đã thấy địa điểm mà theo lưu truyền, anh Phanxicô đã đến gần các người phong hủi với tâm tình lân tuất, như mở đầu cho cuộc đời thống hối, cũng như thánh điện đánh dấu căn nhà thanh bần của anh cùng với các đồng bạn tiên khởi. Tôi đã đến thăm thánh điện thánh Clara, “cây nhỏ” của Phanxicô, và chiều nay, sau khi viếng thăm nhà thờ chánh toà Assisi, tôi sẽ đến đền Porziuncula, nơi mà, dưới bóng của Đức Mẹ, thánh nhân hướng dẫn những bước đầu của huynh đoàn trên đường phát triển, và trút hơi thở cuối cùng. Ở đó, tôi sẽ gặp gỡ các bạn trẻ, để cho anh Phanxicô, một người trẻ đã trở về với Chúa Kitô, ngỏ lời tâm tình với họ.

Giờ đây, tại vương cung thánh đường San Francesco, nơi giữ hài cốt của thánh nhân, tôi muốn lấy lại những lời chúc tụng của người: “Ôi, lạy Chúa là Đấng Tối cao, Toàn năng, tốt lành, xin ngợi khen, vinh danh và chúc tụng Chúa” (Bài ca Mặt Trời 1: FF 263). Phanxicô Assisi là một bậc thầy dạy chúng ta về đức tin và chúc tụng. Là con người mê say Chúa Giêsu, anh ta đã gặp khuôn mặt của Thiên Chúa Tình yêu, trở thành người du ca của Chúa. Dưới ánh sáng của các chân phúc Tin mừng, anh ta đã hiểu được sự hiền hoà khi giao tiếp với người khác, đến với mọi người trong tư cách khiêm tốn, chứng tỏ là một kẻ kiến tạo hòan bình.

Từ châu thành này của hoà bình, tôi muốn gửi lời chào đến các nhà lãnh đạo các Giáo hội Kitô và các tôn giáo đã đón nhận lời mời của vị tiền nhiệm của tôi để tới đây, quê hương của thánh Phanxicô Assisi, hồi năm 1986 để sống một ngày Thế giới cầu nguyện cho Hoà bình. Từ nơi này tôi cảm thấy bổn phận dóng lên lời khẩn khoản yêu cầu hãy chấm dứt các cuộc xung đột võ trang đang nhuốm máu điạ cầu, xin hãy im tiếng súng đạn, và xin cho nơi nơi hận thù nhường chỗ cho yêu thương, căm phẫn nhường chỗ cho tha thứ, chia rẽ nhường chỗ cho đoàn kết. Chúng tôi thấy hiện diện trong tinh thần tất cả những ai đang than khóc, đau đớn và chết vì chiến tranh và những hậu quả tang thương của nó ở hết mọi miền trên mặt đất. Chúng ta nghĩ đến cách riêng Đất thánh, mà Phanxicô yêu mến cách riêng, nước Irak, Liban, và toàn vùng Trung đông. Nhân dân trong vùng này đã nếm các cảnh kinh hoàng của những cuộc giao tranh, khủng bố, bạo lực mù quáng, ảo tưởng có thể dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp, sự khước từ không chịu nghe lý lẽ của đối phương, Duy chỉ một cuộc đối thoại có trách nhiệm và chân thành, được Cộng đoàn quốc tế nâng đỡ cách quảng đại, mới có thể chấm dứt những nỗi đau khổ ấy, và mang lại sức sống và phẩm giá cho các cá nhân, thể chế và dân tộc.

Mong sao cho thánh Phanxicô, con người hoà bình, cầu xin Thiên Chúa ban cho được nhiều người tình nguyện trở nên những “khí cụ hoà bình”, qua trăm ngàn cử chỉ nhỏ bé trong cuộc sống hằng ngày; mong sao cho những ai đang đảm nhận vai trò lãnh đạo được nuôi dưỡng bởi lòng say mê hoà bình và ý chí cương quyết để đạt tới nó, tìm những phương thế thích hợp để thực hiện nó. Xin Đức Trinh nữ Maria, Đấng mà Phanxicô yêu mến nồng nàn và ca ngợi say đắm, giúp chúng ta khám phá bí quyết hoà bình trong phép lạ tình yêu được thực hiện trong cuung lòng của Mẹ do sự nhập thể của Ngôi Lời.


Qua bài huấn dụ vừa rồi, chúng ta đã theo dõi được một phần nào chuyến viếng thăm ca đc Bênêđictô XVI vào ngày hôm qua. Trưc tiên, ngài đã đến viếng thăm Rivotorto, nơi mà Phanxicô đã đến phục vụ những người phong hủi, sau đó là nhà th San Damiano, nơi mà anh đã nhận được tiếng gọi từ cây thánh giá, hiện đang lưu giữ tại đan viện thánh Clara. Rồi ngài cử hành thánh lễ trọng thể, với 3 hồng y, 31 giám mục và 130 linh mục đồng tế. Trong bài giảng, dựa theo bài đc Sách Thánh, ngài đã giải thích ý nghĩa của cuộc cải hoán của thánh Phanxicô, dựa trên ba mẫu gương cải hoán của vua Đavit, của thánh Phaolô và của người phụ nữ.
Phanxicô không phạm tội nặng nề như vua Đavit. Tuy nhiên, trong bn chúc thư, thánh nhân thú nhận rằng trưc đây mình chỉ biết lấy cái tôi làm trung tâm. Cuộc cải hoán được diễn tả qua việc tiếp xúc với những người phong hủi, nhìn nhận họ như là hình ảnh của Chúa Kitô. Mẫu gương thứ hai của cuộc cải hoán là thánh Phaolô. Phanxicô hoạ lại cuộc đời thánh Phaolô ở chỗ mang trong mình những thương tích của thập giá Chúa Kitô: tôi sống nhưng không còn là tôi nữa, nhưng là Chúa Kitô trong tôi. Sau cùng, từ tấm gương ca người phụ nữ đã yêu nhiều vì được tha thứ nhiều, chúng ta có thể nhận thấy nơi thánh Phanxicô như con người say mê Chúa Kitô, yêu mến Chúa đến nỗi muốn hoạ lại cuộc đời của Chúa, không chỉ qua những quang cảnh của hang đá máng cỏ, nhưng sống trọn lý tưởng của Phúc âm, lý tưởng của các mối phúc thật. Như đã được nhắc lại trong bài huấn dụ trưc khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha nêu bật mối liên hệ giữa lòng yêu mến Chúa Giêsu và sự kiến tạo hoà bình. Khi đã sống sâu đm đức tin của mình, ta không sợ sệt khi gặp gỡ đối thoại với các tôn giáo khác. Tôn giáo phải là động lực của yêu thương hoà bình, chứ không thể nào là chiêu bài cho chiến tranh.
Vào buổi chiều Đc Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các giáo sĩ, tu sĩ, và các bạn trẻ, mà chúng tôi sẽ tiếp tục tường thuật trong buổi phát ngày mai.
Bình Hòa








All the contents on this site are copyrighted ©.