2007-06-05 18:02:32

GIÁ TRỊ CAO QUÍ CỦA NGHĨA CỬ THIỆN NGUYỆN


Christiane Collang là chủ nhiệm tờ ”Madame Express” ngay từ khi mới thành hình vào năm 1953. Rất nhanh sau đó, tên tuổi bà được biết đến trong giới nữ ký giả Pháp. Năm 1979, bà xuất bản tác phẩm ”Je veux rentrer à la maison - Tôi muốn về nhà” rất được ưa chuộng. Tác phẩm xuất bản năm 2001 mang tựa đề ”Nous, les belles-mères - Chúng tôi, các bà mẹ chồng”.

Nữ ký giả nổi tiếng - Christiane Collang - bước chân vào đời bằng công tác thiện nguyện. Chính bà kể lại như sau.

Vì giỏi các môn khoa học hơn môn Pháp văn, tôi có dự tính chọn ngành kỹ sư hóa học. Nói đúng hơn, cái mà người ta gọi là ”mũi ngửi”, bởi lẽ tôi có ”khứu giác” rất thính. Tuy nhiên thân phụ tôi không đồng ý. Người nhất mực chống lại vì cho rằng, nơi các xưởng kỹ nghệ, đâu cần đến khứu giác! Thật ra, thân phụ không muốn tôi bon-chen vào môi trường toàn tòng nam giới! Có lẽ tôi sẽ không bao giờ cạnh tranh nổi, để dành được một chỗ đứng xứng hợp. Hồi ấy là năm 1949 và tôi mới có 19 tuổi.

Cuối cùng tôi ghi danh vào đại học Sciences-Po, ngôi trường duy nhất mở cửa đón nhận nữ sinh. Thế nhưng, song song với việc đèn sách, tôi muốn làm công tác nào đó, mang lại ích lợi cho tha nhân .. Tôi đi tìm việc làm tương tự như nữ trợ tá thiện nguyện trong một trung tâm chẩn bệnh và phát thuốc miễn phí cho người nghèo. Bệnh xá nằm trong phường 13 của thủ đô Paris (Pháp quốc). Vào thời kỳ đó, tôi còn được cha mẹ chu cấp mọi vật dụng cần thiết, nên tôi không cần phải kiếm tiền. Vã lại, theo não trạng hồi ấy, các thiếu nữ làm việc ”không công” là chuyện thường. Do đó, chúng tôi không hề nghĩ đến chuyện đòi hỏi lương bổng cho các công tác xã hội.

Trong vòng hai năm, mỗi tuần một lần, tôi đến phụ giúp nơi bệnh xá, dành riêng cho các bà mẹ và các trẻ thơ. Công việc tôi làm thật đơn sơ, bởi lẽ tôi chưa trải qua khóa huấn luyện về cấp cứu. Tôi giúp điền các phiếu bệnh nhân, hoặc giúp giữ im các em bé khi các y tá chích thuốc cho chúng. Hoặc thay băng cho các vết thương.

Phường 13 của thủ đô Paris là khu phố bình dân, đa số là người nghèo. Các bà mẹ đến bệnh xá xin chẩn bệnh và xin thuốc, thường gặp khó khăn về mặt xã hội và hoàn toàn mù tịt về phép dưỡng nhi cũng như về tâm lý trị bệnh. Do đó, cuộc khám bệnh nơi bệnh xá mang tầm mức vô cùng quan trọng.

Phần tôi - cho đến lúc ấy - tôi sống hoàn toàn sung túc, vô tư và khép kín. Tôi chỉ biết gia đình, trường học và không có ưu tư nào khác ngoài việc học hành giỏi giang và thành đạt qua các kỳ thi. Vì thế, công việc thiện nguyện tôi làm nơi bệnh xá, tuy nhỏ nhoi không đáng giá, nhưng lại có sức thần mở rộng tầm nhìn. Nó giúp tôi ý thức hơn đối với vấn đề của tha nhân, với thực trạng xã hội và những khốn khổ của con người. Ngay cả chính lúc này đây - ở thế kỷ 21 - tôi vẫn còn ngỡ ngàng chua xót nhận ra rằng:

- Nơi một thủ đô rộng lớn như Paris, có những người giàu thuộc giai cấp khá giả, không mảy may hay biết hoặc không hề quan tâm đến hoàn cảnh khốn khổ của người nghèo, sống ngay bên cạnh mình!

Với trí nhớ, tôi hình dung lại nếp sống vào thập niên 50 và thấy rằng, xã hội đã làm một bước tiến nhảy vọt. Hồi ấy, đâu có loại tả dùng xong vất đi như bây giờ. Các bà mẹ phải liên tục giặt tả cho con. Một công việc đâu có nhỏ nhoi gì! Tôi muốn ca tụng lòng dũng cảm, sự nhẫn nhục của các bà mẹ gia đình, đặc biệt các gia đình nghèo và đông con.

... ”Tìm đâu ra mt người vợ đm đang? Nàng quý giá vượt xa châu ngọc. Chồng nàng hết dạ tin tưởng nàng, chàng sẽ chẳng thiếu chi lợi lộc. Suốt đi, nàng đem lại hạnh phúc chứ không gây tai họa cho chồng .. Trang phục của nàng là quyền uy danh giá. Nàng mỉm cưi khi nghĩ đến tương lai. Nàng khôn ngoan trong lời ăn tiếng nói và dịu hiền khi dạy dỗ bảo ban. Nàng để mắt trông nom mọi việc trong nhà. Bánh nàng ăn là do m hôi nước mắt nàng làm ra. Con nàng đứng lên ca tụng nàng có phúc. Chồng nàng cũng tấm tắc ngợi khen: ”Có nhiều cô đảm đang, nhưng em còn trổi trang gấp bội”. Duyên dáng là giả trá, sắc đp là phù vân. Người phụ nữ kính sợ THIÊN CHÚA mới đáng cho ngưi đời ca tụng” (Châm Ngôn 31,10-31).

(Reader's Digest Sélection, Avril/2001, trang 82-83).

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.