2007-05-10 12:07:38

TRAO ĐỔI TÌNH THƯƠNG GIỮA NGƯỜI NGHÈO PHI CHÂU


Bernadette là thanh nữ Công Giáo Phi Châu. Cô không nói rõ thuộc quốc gia nào, chỉ ghi lại chứng từ về tình người trao nhau giữa dân nghèo của cải vật chất nhưng giàu lòng bác ái đơn sơ. Cô kể.

Nhà ga nhỏ nơi một tỉnh lỵ vào buổi sáng hôm đó thật oi bức dưới sức nóng khủng khiếp của mặt trời mùa hè. Chiếc xe lửa vừa đi vào ga và ngừng lại. Nó phủ đầy bụi cũng như mang đầy người. Người lúc nhúc chen chúc trong các toa xe đã đành, mà người còn chen chúc lúc nhúc trên các mui xe, đầy ứ! Người soát vé chắc hẳn không thể nào leo tận mui xe để soát vé, nên hành khách trên đó coi như an toàn!

Tại Phi Châu này, các toa xe hạng ba là thảm thương nhất. Mọi lỗ hổng, mọi cửa lớn, cửa sổ gì cũng được hành khách chiếu cố tận tình. Ai nấy tìm cách xoay xở, tranh đấu kiếm cho được một chỗ trong toa, cho mình, cho người thân đi theo mình, và cho hàng hóa, súc vật, thúng rổ mình mang theo. Ôi thôi đủ thứ: chăn mền, gà, chim, lẫn lộn chen chúc với người! Tôi cũng bị cuốn hút trong rừng người và súc vật, đồ đạc ngổn ngang đó! Phải khéo léo và nhanh nhẹn lắm mới chen chân và tìm được chỗ đứng trong toa xe lửa, mà không bị té ngã hoặc bị dẫm lên chân. Tôi cố gắng kiếm cho được một chỗ tạm an toàn và dễ chịu một chút, rồi đặt hành lý dưới chân. Xong xuôi đâu đó thì cũng vừa lúc xe lửa bắt đầu chuyển bánh.

Mọi người tận dụng mọi khả năng, túi tiền để giải trí cho qua giờ. Một chú bé đang khéo léo len vào lối đi trong toa để bán nước. Cậu mang trên vai một xô nước, trong đó ngổn ngang các lon nước ngọt coca-cola ướp lạnh. Một người bán hàng khác giơ cao khỏi đầu một chiếc khay có đặt các ly nước trà pha vị lá bạc hà. Một người mù tìm cách hỏi xin lòng hảo tâm của hành khách, bằng cách ngâm nga câu kinh sách coran. Rồi đến người bán hàng rong xuất hiện. Anh bán đủ thứ: một chiếc quần lót cho con bạn; một cây bút Bic cho em bạn và đủ loại hàng bằng plastic có nhãn hiệu sản xuất tại ”Hong Kong”. Người bán thuốc lá, sẵn sàng bán cho bạn hai điếu thôi, nếu bạn không đủ tiền mua trọn gói thuốc lá!

Tất cả quang cảnh này làm cho hành khách quên đi phần nào cái nóng oi bức, bầu khí chật chội khó thở của toa xe đầy người, đầy súc vật!

Xe lửa từ từ ngừng lại nơi một nhà ga khác. Và quang cảnh chen chúc quen thuộc lại diễn ra. Người lên, kẻ xuống, ồn ào nhộn nhịp, réo gọi nhau nghe điếc tai nhức óc. Sau cùng thì cũng đâu vào đó và chiếc xe lửa lại từ từ chuyển bánh. Lần này các toa xe có thêm sự hiện diện các chàng lính về nghỉ phép. Họ đứng dọc theo hành lang xe lửa, vui vẻ cười đùa, làm cho bầu nhộn nhịp hẳn lên. Trong số các người lính, có một người chăm chú nhìn tôi từ một lúc lâu. Chàng có khuôn mặt cởi mở và thật trẻ. Trong ánh mắt người lính, tôi đọc thấy nỗi niềm khổ sở cảm thông của chàng, khi thấy tôi bị chôn cứng trong tư thế không thoải mái lại có nhiều hiểm nguy, khi các người bán nước đi ngang. Có thể vô phúc, xô nước hay các ly nước bất chợt đổ xuống trên đầu tôi ..

Tôi thấy người lính bỗng như có sáng kiến nào đó. Chàng chăm chú nhìn người bạn, ngồi trên chiếc băng nhỏ gần đó, và nói với bạn:

- Ali, đến ngồi bên cạnh tớ, tớ có điều cần nói với bạn.

Dĩ nhiên người lính tên Ali không dễ dàng nghe lời bạn tức khắc. Anh quý chuộng chiếc ghế nhỏ trên cái xe lửa đầy ứ hơn nghe bạn tâm sự. Nhưng người lính trẻ vẫn tiếp tục kêu mời bạn đến ngồi cạnh mình. Cùng lúc đó, chú bé bán coca-cola mang nước ngọt tới. Lợi dụng dịp tốt, người lính mời mọc bạn:

- Đến ngồi cạnh tớ đi và chúng mình cùng uống coca-cola!

Vừa nói với bạn, người lính ra hiệu lệnh bằng mắt cho tôi hiểu: khi nào bạn anh đến ngồi cạnh anh, tức khắc tôi phải chiếm ngay chiếc ghế nhỏ ấy! Tôi hiểu ý. Thêm vào đó, người lính lại nhã nhặn ra hiệu bằng tay, mời Ali và tôi, cùng ngồi xuống.

Nhanh như chớp, bằng giọng thật tươi vui, người lính trẻ nói với cậu bé bán nước ngọt:

- Bán cho anh ba lon coca-cola!

Khi tôi vừa chiếm chiếc ghế đẩu dễ thương của Ali và Ali đến ngồi cạnh bạn, thì cùng lúc, tôi trông thấy bàn tay người lính trẻ cầm lon coca-cola giơ ra mời tôi. Anh cũng trao lon kia cho bạn mình.

Tôi hết sức cảm động trước cử chỉ tế nhị và nhã nhặn của người lính trẻ. Tôi không biết phải nói làm sao để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Thêm vào đó người lính tỏ ra hết sức kín đáo. Sau khi làm xong cử chỉ vừa bác ái vừa lịch sự, chàng quay sang chăm chú nói chuyện với bạn, xem như không còn để ý đến người chung quanh. Tôi nghĩ đến câu Đức Chúa GIÊSU nói trong Phúc Âm theo thánh Matthêu:

- Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên Trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đng có khua chiêng đánh trng, như bn đo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt đ người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn con, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí đưc kín đáo. Và Cha ca con, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho con (6,1-4).

(”MES AMIS LES PAUVRES”, Charles Lepetit, Nouvelle Cité, Paris, 1984, trang 110-113).

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.