2007-05-07 11:38:57

Hiện tình sống của chị em phụ nữ trên thế giới


Phỏng vấn bà Carmen Moreno, Giám đốc ”Học viện quốc tế nghiên cứu và đào tạo tiến bộ nữ giới” về hiện tình sống của phụ nữ trên thế giới

Trong xã hội ngày nay người ta hay nói đến sự ”bình đẳng và bình quyền” giữa hai phái nam nữ trong xã hội, nhưng thật ra tại khắp nơi nữ giới vẫn tiếp tục bị kỳ thị. Tuy tại các nước Tây Âu người ta lịch sự nhường bước cho nữ giới với câu ”Lady first”, ”Đàn bà đi trước”, nhưng đích đến của bình đẳng bình quyền vẫn còn rất xa. Nếu bình đẳng bình quyền, thì nữ giới lẽ ra cũng phải hiện diện nhiều hơn trong lãnh vực chính trị và tài chánh, doanh thương hay các tổ chức khác. Nhưng bảng thống kê, do ”Học viện quốc tế nghiên cứu đào tạo tiến bộ nữ giới” đưa ra, cho thấy hiện nay trong số 193 quốc trưởng chỉ có 11 người là phụ nữ, và chỉ có 27 phụ nữ là Chủ tịch Quốc Hội trên tổng số 187 quốc gia. Liên quan tới sự hiện diện của nữ giới trong chính trường, các nước Bắc Âu chiếm 40%, trong khi tỉ số toàn thế giới là 16,3%, và tại các nước A rập là 8,3%. Nếu tính số nữ dân biểu tại Quốc Hội, thì Nam Phi từ hàng thứ 149 vọt lên hàng thứ 9 với 30%. Trung Quốc đứng hàng thứ 48 với 604 nữ dân biểu trên tổng số 2980 dân biểu quốc hội; Anh quốc đứng thứ 60 với 127 nữ dân biểu trên tổng số 646; và Hoa Kỳ đứng hàng thứ 69 với 15%. phụ nữ được chọn.

Trong lãnh vực tài chánh tại Âu châu nữ giới chỉ chiếm 4% tổng số các vị điều hành các ngân hàng đầu tư; 17% tổng số các người điều hành các tổ chức đầu tư, và 6% tổng số các người điều hành ngân hàng trung ương. Trong lãnh vực giám đốc các tổ chức chứng khoán chỉ có 3% là nữ giới và 11% là cố vấn hành chánh. Riêng đối với các tổ chức phi chính quyền chỉ có 39% giám đốc là chị em phụ nữ.

Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn bài phỏng vấn bà Carmen Moreno, Giám đốc ”Học viện quốc tế nghiên cứu và đào tạo tiến bộ nữ giới”, viết tắt là INSTRAW, về hiện tình nữ giới trên thế giới. Học viện này đã được thành lập sau Hội Nghị Phụ Nữ Quốc Tế năm 1975 và bắt đầu hoạt động năm 1979. Từ năm 1983 trụ sở của Học viện được đặt tại Santo Domingo, thủ đô Cộng Hòa Dominicana.

Bà Carmen Moreno sinh năm 1938 tại Mehicô, đã từng là đại sứ tại nhiều nước trên thế giới và có thành tích tranh đấu cho quyền lợi của nữ giới. Năm 2003 bà được ông Tổng Thư Ký hồi đó là Kofi Annan chỉ định làm Giám đốc học viện INSTRAW.

Hỏi: Thưa bà Carmen, tại sao trụ sở của ”Học viện nghiên cứu và đào tạo tiến bộ cho phụ nữ” lại đưc đặt tại Santo Domingo, xa xôi như vậy?

Đáp: Đó là kết qủa chính sách tản quyền, mà Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu thực hiện từ thập niên 1980. Chúng tôi có tất cả khoảng 30 người, gồm các nhân viên, các nhà nghiên cứu, và các cộng sự viên, nhiều người làm việc có tính cách thiện nguyện. Có thể có người cho là ít nhân viên qúa, nhưng thật ra tất cả tùy nơi cách thức làm việc. Trong các ngày này một nhân viên của chúng tôi đang có mặt tại thủ đô Madrid bên Tây Ban Nha để nghiên cứu tận nơi. Chúng tôi thực hiện các cuộc nghiên cứu, soạn thảo các bản phân tích và đề nghị các chương trình giáo dục. Hiện nay chúng tôi đang bổ túc một hồ sơ liên quan tới cộng đoàn Phi Luật Tân tại Italia: 52 trên tổng số 90 ngàn người Phi di cư, là nữ giới. Hàng năm họ gửi về nước hàng trăm triệu mỹ kim, và số tiền này được giao cho các bà mẹ, các chị và em gái của họ đầu tư cho gia đình của họ. Chúng tôi làm việc để thăng tiến các chương trình phát triển bao gồm nữ giới. Lịch sử cho thấy sự tiến triển của một quốc gia dựa trên đôi vai vững chắc của nữ giới.

Hỏi: Thưa bà, các nghiên cứu liên quan tới các quyền được bảo đm đã đi tới kết luận nào? Sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới là một ảo tưng, hay đã có các quốc gia đt đưc đích bình đẳng này?

Đáp: Đây là một đích điểm khó mà đạt được trên bình diện toàn cầu. Vẫn còn có các quốc gia không phê chuẩn các hiệp định nền tảng liên quan tới việc tôn trong các quyền con người, trong đó có các quyền của nữ giới. Vì thế khó mà có thể đưa ra các tiêu đích đồng đều cho tất cả mọi quốc gia.

Hỏi: Thưa bà Moreno, ti các nước có nền văn hóa hay tôn giáo Hồi chẳng hạn, khăn trùm đầu có còn là biểu tượng của sự tùng phục của nữ giới đối với nam giới hay không?

Đáp: Đây không phải chỉ là một vấn đề thuần túy tôn giáo. Theo tôi thấy sự bình đẳng không tùy thuộc nơi vĩ tuyến bắc bán cầu hay nam bán cầu, cũng không tùy thuộc nơi mức phát triển của một quốc gia hay nơi tôn giáo của người dân. Trong rất nhiều quốc gia chị em phụ nữ vẫn còn phải sống trong một điều kiện văn hóa thấp kém, dựa trên các xác tín tiêu cực tiếp tục sống dai dẳng, không loại bỏ được.

Điển hình như bên Mehicô trong bang Chiapas, cách đây 7 năm khi tôi nói chuyện với một số phụ nữ thổ dân về các bạo hành họ phải chịu từ phía các ông chồng, các phụ nữ này lại biện minh cho chồng họ và nói rằng ”nếu ông ấy không đánh tôi, thì có nghĩa là ông ấy không yêu tôi”. Ngày nay thì kiểu biện minh như thế đang biến mất. Trong bang Chiapas hiện có một phong trào phụ nữ bắt đầu phổ biến một nền văn hóa liên quan tới các quyền của nữ giới, và tạo ra ý thức nền tảng về nữ giới song song với phong trào chống nạn mù chữ.

Hỏi: Bà có nghĩ rằng các chị em thổ dân bang Chiapas sẽ thành công trong việc có một ban đại diện chính trị hay không? Bên Guatemala chẳng hạn, bà Roberta Menchu, giải thưởng Nobel Hòa Bình, đang ra ứng cử tổng thống nưc này đy thưa bà.

Đáp: Bà Menchu không phải là phụ nữ đầu tiên đâu. Đã có một số phụ nữ trên thế giới đang giữ chức tổng thống, hay cầm đầu chính quyền, chẳng hạn như thủ tướng Liên Bang Đức Angela Merkel, hay bà Bachelet bên Chile. Nhưng vấn đề là ở chỗ một phụ nữ có làm tổng thống hay thủ tướng, hay dân biểu quốc hội, tuy quan trọng trên bình diện biểu tượng, nhưng không giải quyết được gì nhiều, nếu tại địa phương, trong các thành phố, tại thôn quê và làng mạc, các tỉnh trưởng, xã trưởng và nhân viên hành chánh tất cả đều là nam giới. Bên Mehicô nữ giới chiếm 30% tổng số dân biểu quốc hội, nhưng tỉ số tại địa phương ít hơn nhiều. Trong các cơ cấu hạ tầng sự hiện diện của nữ giới hầu như không có. Nữ giới cần phải hiện diện nhiều hơn nữa để bênh vực quyền lợi và lôi kéo sự chú ý của toàn xã hội đối với các vấn đề của người dân, của gia đình và điều kiện sống hầu như không bao giờ được biết đến của họ.

Hỏi: Bà muốn nói đến cái gì vậy? Có phải hình ảnh ”phụ nữ lo việc cửa nhà” vẫn tiếp tục không thay đi được trong xã hội tân tiến ngày nay hay không?

Đáp: Vâng. Ngay cả trong ngàn năm thứ ba này có một vấn đề nền tảng mà ít người để ý: đó là vừa làm vợ, vừa làm mẹ với nhiệm vụ dinh dưỡng, giáo dục con cái, vừa phải đi làm việc, là một thách đố rất lớn. Và không phải chỉ vì thiếu các cơ cấu hạ tầng, như thiếu vườn trẻ tại những nơi làm việc, mà vì gánh nặng văn hóa tiêu cực đè trên vai họ. Thứ nhất là vì tất cả các giám đốc, các chủ hãng xưởng, các người cầm đầu, đều là nam giới, nên không hiểu thách đố nặng nề đó; thứ hai trong điều kiện như thế, nữ giới không bao giờ tiến thân được, vì trước sau gì họ cũng phải bỏ công việc làm để lo lắng cho con cái họ thôi.

Vâng. Người ta cứ tưởng ”lo việc cửa nhà” là chuyện chỉ đúng đối với phụ nữ Phi châu, Á châu hay châu Mỹ Latinh. Nhưng thật ra không phải thế. Ngay tại Âu châu này như Tây Ban Nha hay Italia, thử hỏi có được bao nhiêu phụ nữ là giám đốc các hãng doanh thương lớn, giám đốc các phương tiện truyền thông, chủ tịch các nghiệp đoàn, hay là thị trưởng, xã trưởng hoặc cầm đầu các cơ cấu xã hội khác? Nhìn vào họa đồ tiến thân của nữ giới chúng ta thấy một số đông là nhân viên văn phòng hay thư ký. Càng lên cao lại càng hiếm.

Hỏi: Sự tùy thuộc do nam giới áp đặt trên nữ giới có gây ra các hậu qủa tai hại nào khác không thưa bà?

Đáp: Có chứ. Chẳng hạn nạn bạo hành nữ giới rất trầm trọng: trên thế giới này cứ ba phụ nữ, thì có một người là nạn nhân. Nó hiện diện tại khắp nơi trên thế giới. Tại Italia cứ 5 phụ nữ, thì có một người bị đánh đập và bạo hành tình dục. Năm 2006 có tới 1,5 triệu phụ nữ Italia là nạn nhân. Nhưng có biết bao nhiêu người mẹ, người chị, người em, bị đánh đập và bạo hành tình dục, mà không hề dám tố cáo các thủ phạm, nhưng chỉ đau khổ trong âm thầm.

Hỏi: Như thế nạn bạo hành tình dục không chỉ là hiện tượng của môi trường thành thị hay đồng quê kém phát triển mà thôi. Ngoài ra còn có tệ nạn kỹ nghệ tình dục trẻ em nữa, có đúng thế không, thưa bà?

Đáp: Đúng thế. Nạn bạo hành tình dục hiện hữu cả trong các môi trường xã hội mở mang và văn minh nữa. Nó cũng là con đẻ của một loại văn hóa của các xã hội giầu có, dư thừa vật chất, nhưng lại nghèo nàn các gía trị tinh thần.

Và dĩ nhiên, tệ hại nhất là thảm cảnh kỹ nghệ tình dục và nô lệ tình dục, khiến cho mỗi năm có hàng triệu phụ nữ và trẻ em bị lừa đảo, hãm hiếp, bắt cóc, và bán đi đó đây trên thế giới cho thị trường mại dâm quốc tế. Đây là kỹ nghệ đem lại hàng tỹ mỹ kim tiền lời cho các tổ chức tội phạm. Nhưng mà ai là các khách hàng của thị trường mại dâm quốc tế đây? Đó thường là các người giầu của các xã hội Tây Âu: các luật sư, các giám đốc hãng xưởng kỹ nghệ, giới doanh thương, các nhân viên, các công dân có tiền bạc, dư ăn dư mặc. Bỏ tiền ra ”mua” một thân xác để thỏa mãn các ham muốn dục vọng của mình có nghĩa là gì nếu không phải là một cử chỉ lợi dụng, khai thác và cũng là bạo hành tình dục?

(Avvenire 12-4-2007)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.