2007-04-30 13:30:22

Hiện tình Giáo Hội Italia


Một số nhận định của Đức Cha Angelo Bagnasco, Tổng Giám Mục Genova, Tân Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, về hiện tình Giáo Hội Italia

Ngày mùng 7-3-2007 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chỉ định Đức Cha Angelo Bagnasco, Tổng Giám Mục Genova, tây bắc Italia, làm Tân Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Italia thay thế Đức Hồng Y Camillo Ruini. Đức Cha Bagnasco sinh năm 1943 thụ phong Linh Mục năm 1966. Từ năm 1966 đến 1979 cha Bagnasco làm phó xứ và lấy tiến sĩ triết học tại đại học Genova năm 1979. Trong các năm 1986 đến 1995 cha đặc trách các công tác mục vụ cho giáo phận và từ năm 1980 cũng là giáo sư dậy môn siêu hình và chủ thuyết vô thần tại phân khoa thần học Bắc Italia cho đến 1998, khi được chỉ định làm Giám Mục giáo phận Pesaro, trung Italia.

Năm 2003 Đức Cha đặc trách ngành tuyên uy quận đội và năm 2006 vừa qua Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chỉ định Đức Cha làm Tổng Giám Mục Genova. Lập trường bênh vực gia đình truyền thống của Đức Cha đã khiến cho các nhóm đồng phái đe dọa Đức Cha và chính quyền Italia phải cho lực lượng cảnh sát tháp tùng Đức Cha trong các di chuyển cũng như canh gác tòa Tổng Giám Mục Genova ngày đêm.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn, một số nhận định của Đức Cha về tình hình Giáo Hội Italia.

Hỏi: Thưa Đc Cha, Đc Cha đã có các cảm nhận nào trong những ngày này, đặc biệt sau khi đưc Đức Thánh Cha chỉ định làm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Italia?

Đáp: Chính Đức Thánh Cha đã báo tin cho tôi biết ngài chỉ định tôi làm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Italia. Tôi đã rất ngạc nhiên vì sự lựa chọn này, đồng thời cũng biết ơn Đức Thánh Cha vì sự tín nhiệm dành cho tôi. Tôi cũng cảm thấy bối rối trước sự tin tưởng này, và ý thức được trách nhiệm lớn lao phải có đối với các anh em Giám Mục khác: là phục vụ sự hiệp thông và tình huynh đệ giữa các chủ chăn. Nhiệm vụ đó lại càng nặng nề hơn nữa trong giai đoạn lịch sử này của Giáo Hội và đất nước Italia.

Hỏi: Thưa Đức Cha, Giáo Hội Italia hiện nay có gương mt như thế nào?

Đáp: Đó là một Giáo Hội luôn ý thức hơn về niềm tin của mình, về sự cần thiết loan báo Tin Mừng và là men trong xã hội ngày nay, với sự tôn trọng nhưng cương quyết vì ích chung, và đó cũng là bổn phận của mọi Kitô hữu. Chiều kích công khai của lòng tin Kitô trong việc phục vụ và trong sự rõ ràng trong sáng cũng là nền tảng bản chất của Giáo Hội và nền tảng cuộc sống của từng tín hữu.

Trong nghĩa đó, Giáo Hội Italia đang lớn mạnh. Dĩ nhiên lòng tin này còn cần phải được củng cố để trở thành một lòng tin được suy tư hơn nữa, và được xây dựng trên các lý lẽ sâu xa. Và Giáo Hội Italia ý thức được nhiệm vụ phải đề nghị lòng tin đó với mọi người và phổ biến niềm vui của lòng tin.

Hỏi: Dĩ nhiên bây giờ còn là điều qúa sớm, nhưng Đức Cha có thể phác họa sơ các hot động của Đức Cha hay không?

Đáp: Lịch sử không nảy sinh với chúng tôi. Tôi ý thức rằng mình phải tiếp nhận tất cả những gì tốt đẹp nhất, mà các vị tiền nhiệm đã để lại, với một số tiêu chuẩn. Trước hết tôi nghĩ tới chân dung nội tại của Hội Đồng Giám Mục Italia là một cơ cấu của sự hiệp thông, của tình huynh đệ giám mục và phục vụ các giám mục trong các giáo phận của các vị. Trong lãnh vực này có các tiêu chuẩn cần củng cố với sự cương quyết, trong sự cộng tác với tất cả mọi Giám Mục để phục vụ các giáo đoàn địa phương. Hội Đồng Giám Mục là cơ quan soạn thảo chung các đường hướng mục vụ theo thói quen phong phú đã được củng cố từ bao thập niên qua. Dĩ nhiên các phối hợp mục vụ đó được các Giám Mục tiếp nhận vào trong giáo phận của các vị với trách nhiệm riêng không thể ủy thác cho ai khác. Hội Đồng Giám Mục chỉ phục vụ chứ không tự đặt mình trên các Giám Mục. Sau cùng Hội Đồng Giám Mục cũng là nơi các Giám Mục cùng nhau phân định lịch sử.

Hỏi: Giáo Hội Italia có gì để nói với xã hội ngày nay không thưa Đức Cha Chủ Tịch?

Đáp: Năm ngoái Giáo Hội đã triệu tập hội nghị toàn quốc tại Verona và mời gọi mọi người sống hy vọng. Thế rồi có những vấn đề cấp thiết, mà lịch sử ngày nay đề nghị với Giáo Hội và chúng ta đều biết như: nhiệm vụ thăng tiến các giá trị của sự sống, thăng tiến gia đình, quyền tự do giáo dục, thăng tiến công lý và hòa bình. Phải đem niềm hy vọng Kitô vào trong tất cả các thực tại đó.

Hỏi: Tại Italia càng ngày người ta càng coi Giáo Hội như điểm tham chiếu. Đức Cha có cảm thấy thế không?

Đáp: Tôi cảm thấy điều đó qua các tiếp xúc với người dân đơn sơ, trong các buổi gặp gỡ, qua thư từ, kể cả điện thư. Cả những người không tin cũng khích lệ chúng tôi đừng lùi bước liên quan tới các giá trị nền tảng của xã hội. Đa số người dân biết lẽ phải, và họ chờ đợi nơi Giáo Hội sự cứng rắn vững mạnh, mà đối với một phần của giới truyền thông xem ra không thích hợp, và giới truyền thông ồn ào thái qúa liên quan tới một vài vấn đề của cuộc sống.

Hỏi: Nhưng xem ra có nhng ngưi không đồng ý như thế và coi Giáo Hội như là mt đe dọa, Đức Cha nghĩ sao?

Đáp: Cần phải loại bỏ thành kiến cho rằng Giáo Hội muốn chỉ huy đất nước. Chính vì Giáo Hội không nhắm tới chính mình, nên càng tự do để lên tiếng bênh vực hạnh phúc của con người và của xã hội. Khi lên tiếng về các giá trị nòng cốt trong sự tôn trọng mọi người, Giáo Hội cố ý phục vụ sự thật về con người, là nền tảng của quốc gia và trọng tâm của ơn cứu độ. Thái độ của Giáo Hội là thái độ yêu thương đất nước. Nếu Giáo Hội tìm vinh quang cho chính mình, thì Giáo Hội sẽ ủng hộ và đi theo dòng đời chứ không đi ngược dòng đời như đang làm.

Hỏi: Cả trong số các tín hữu cũng có người nghĩ rằng không thể ngăn cn người khác sống theo các giá trị riêng của họ, Đức Cha nghĩ sao?

Đáp: Đây là một tiêu chuẩn sai lầm. Nhưng tôi có cảm tưởng là người ta đang suy nghĩ lại. Người ta bắt đầu hiểu rằng việc áp dụng khuynh hướng cá nhân, sau cùng, đi ngược lại thiện ích của tất cả mọi người. Trong lịch sử mới đây Giáo Hội đã luôn luôn loan báo và bảo vệ sự tự do cá nhận chống lại các ý thức hệ độc tài thuộc bất cứ loại nào. Trong bầu khí của khuynh hướng tự do cá nhân chủ nghĩa thái qúa hiện nay, Giáo Hội nhắc cho mọi người nhớ rằng sự tự do không phải là một điều tuyệt đối: cá nhân không sống một mình, mà luôn luôn sống trong tương quan với người khác. Thật ra sự lật ngược này lại dẫn đưa tới một ý thức hệ trái nghịch khác: con người không phải như một bánh xe trong một guồng máy nữa, mà là một thực thể tự đủ cho chính mình, và được tháo cởi khỏi mọi ràng buộc.

Hỏi: Thưa Đức Cha, Giáo Hội cũng nhắc cho Nhà Nước nhớ các bổn phận của mình chứ, nhưng mà không phải tất cả mọi ngưi đu đồng ý như vậy...

Đáp: Tưởng nên nhắc lại rằng các lựa chọn cá nhân luôn luôn có chiều kích cộng đồng. Một chính quyền phải bảo vệ sự tự do cá nhân cho thiện ích chung. Thiện ích chung không phải là tổng số các đặc lợi cá nhân, mà là một cơ cấu hài hòa dựa trên các giá trị có khả năng tạo ra hạnh phúc cho tất cả mọi người như: gia đình và việc tôn trọng sự sống, sự tự do giáo dục con cái và tự do tôn giáo. Một chính quyền cho rằng mọi sự đều tùy thuộc nơi sự lựa chọn của cá nhân, và chỉ đứng nhìn không can thiệp, thì chính quyền đó không nghĩ tới công ích.

Hỏi: Điều này cũng có giá trị đối với gia đình có phải thế không thưa Đức Cha?

Đáp: Chắc chắn rồi. Hợp thức hóa bất cứ liên hệ nào có nghĩa là đi ngược lại một kinh nghiệm ngàn đời, một truyền thống phổ quát thừa nhận gia đình gồm một người nam và một người nữ, rộng mở cho sự sống như là môi trường không thể bỏ qua được đối với việc truyền sinh và giáo dục sự sống. Lịch sử giao phó cho chúng ta gia tài tự nhiên đó: nó là một dữ kiện khách quan. Cộng đoàn xã hội thừa nhận mọi gia đình mới như là chủ thể quan trọng, như là nhân tố xây nền cho chính sự sống còn của xã hội, và việc bảo vệ gia đình là điều thiết yếu cho chính sự ổn định và dấn thân công cộng của xã hội. Các quyền lợi của gia đình phát xuất từ nhiệm vụ xã hội đó. Bảo vệ gia đình là lợi ích cho chính xã hội, vì khi xã hội bảo vệ gia đình là xã hội bảo vệ chính mình. Đó là lý do tại sao phải nhấn mạnh trên các đường lối chính trị cũng cố và bênh vực gia đình trong tất cả mọi cơ cấu chính quyền và tổ chức xã hội, như là thiện ích qúy báu của một quốc gia.

Hỏi: Người ta nói nhiều đến sự cần thiết phải đưa ra các luật lệ mới như luật liên quan tới sự sống chung, Đức Cha thấy thế nào?

Đáp: Không ai lên án các vụ sống chung. Nhưng tạo ra chủ thể luật lệ công cộng mới, với các quyền ngang với quyền gia đình, là điều không thể chấp nhận được. Luật lệ cũng có nhiệm vụ sư phạm nữa. Giới trẻ vốn đã lạc hướng, khi thấy Nhà Nước đưa ra các mẫu gia đình khác nhau như thế lại càng lạc hướng hơn, và chắc chắn là họ không được trợ giúp để trở thành các công dân trưởng thành. Nhiều điều đòi hỏi đã được bảo đảm trong quyền tư, nhưng phải khước từ việc nhân danh một ý thức hệ để tạo ra một chủ thể mới ngang hàng với gia đình.

Hỏi: Còn có một nút thắt khác nữa được nói tới nhiều đó là việc giết người êm dịu, lập trường của Giáo Hội ra sao, thưa Đức Cha?

Đáp: Một xã hội mà chấp nhận sự tự do tuyệt đối không có hạn chế đối với cái chết là một xã hội bước trên con đường nổ tung: vì sự tự do khỏi mọi ràng buộc là giả thiết cho mọi hình thức bạo lực, đàn áp và xung khắc. Nền văn hóa ngày nay cần phải biết chấp nhận giới hạn. Kitô hữu chúng ta gọi đó là ”tính chất thụ tạo của con người”, một người không tin có thể tìm thấy giới hạn trong ý thức mình không thể là chủ nhân tuyệt đối của người khác cũng như của chính mình. Khi loại bỏ các giá trị khách quan, mà một xã hội có bổn phận thừa nhận, thì sự tự do lại quay ra chống lại chính nó.

Hỏi: Thưa Đức Cha, trong một đt nước bị xâu xé trong mọi chuyện như Italia, còn có thể tìm ra một sự đồng thuận liên quan tới các nguyện tắc nền tảng hay không?

Đáp: Khi Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh trên sự cần thiết mở rộng các khoảng không cho lý trí, ngài muốn nói rằng không được giản lược lý trí thành dụng cụ tìm hiểu hoạt động của các sự vật mà thôi. Còn có nhiều chân trời khác nữa, mà lý trí có thể khám phá như: ý nghĩa của sự sống, ý nghĩa của thế giới, ý nghĩa của niềm vui, ý nghĩa của công việc làm, và ý nghĩa của cái chết. Lãnh vực định đoạt nhất cho việc tìm tòi của lý trí là vấn đề luân lý, là khả năng nhận biết điều thiện điều ác, bằng cách dùng lý trí để tìm hiểu các giá trị. Cần phải tái chiếm lại chiều kích bản chất tự nhiên của con người, đang bị ý thức hệ văn hóa tương đối ngày nay tấn kích. Hậu qủa là người ta tìm cách thay thế bất cứ giá trị tuyệt đối nào bằng các lợi lộc và ước muốn nhất thời, mau qua, gây chia rẽ, xâu xé bất tận. Điều tệ hại: đó là giới chức chính trị đã quên rằng mục đích của chính trị là công ích, chứ không phải việc theo đuổi các ước muốn.

(Avvenire 11-3-2007)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.