2007-04-26 11:45:41

Đường lối chính trị mâu thuẫn và vô lý của Âu châu


Một số nhận định của bà Janne Haaland Matlary, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Na Uy, thành viên Hội Đồng Tòa Thánh Gia Đình, về đường lối chính trị mâu thuẫn và vô lý của Âu chÂu.

Ngày 14-4-2007 bà Janne Haaland Matlary, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Na Uy, giáo sư lý thuyết chính trị tại đại học Oslo kiêm thành viên của Hội Đồng Tòa Thánh Gia Đình, đã lãnh giải thưởng Thánh Biển Đc năm 2007. Buổi lễ đã diễn ra tại Subiaco miền trung Italia.

Giải thưởng thánh Biển Đức nhằm mục đích lôi kéo dư luận toàn Âu chÂu và từng quốc gia chú ý tới việc bảo vệ sự sống và gia đình. Giải thưởng được trao tặng cho những người có công hoạt động văn hóa xã hội và chính trị trong ý hướng đó. Hồi năm 2005 giải thưởng cũng đã được trao cho Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Phát biểu trong buổi lễ trao thưởng, bà Luisa Santolini, Chủ tịch ”Hiệp hội bảo vệ sự sống và gia đình tỉnh Subiaco”, đã đề cao nỗ lực của giáo sư Matlary trong dấn thân bảo vệ gia đình và các quyền tự nhiên, chống lại sự độc tài của chủ thuyết tương đối hóa các gía trị ngàn đời của gia đình nhân loại. Bà cầu mong càng ngày càng có nhiều người chung sức hoạt động để loại bỏ khỏi Âu châu các áp lực nhằm tư nhân hóa và phá hủy ”gia đình là tế bào đầu tiên của xã hội”.

Linh Mục Mauro Meacci, Viện phụ tu viện Biển Đức Subiaco, Chủ tịch Ủy ban chấm giải, ghi nhận rằng ”giải thưởng năm nay được trao cho một người đến từ Na Uy, là một trong các quốc gia có trào lưu tục hóa mạnh mẽ nhất Âu châu. Giáo sư Matlary đã có công thăng tiến phẩm gía nữ giới trên bình diện văn hóa xã hội qua các sách và các bài khảo luận khiến cho bà nổi tiếng trên thế giới”.

Ngoài ra Ủy ban chấm giải thưởng đã chọn giáo sư vì các dấn thân thăng tiến sự sống và gia đình Âu châu, cũng như vì cuộc sống gương mẫu trong cương vị là vợ, là mẹ và là chính trị gia góp phần giúp hiểu biết ”thiên tài nữ giới” như nhân tố không thể thay thế được trong việc nhân bản hóa xã hội. Giáo sư Matlary cũng có công phổ biến một phong trào nữ quyền mới, dựa trên các giá trị nhân bản và đồng diệu với khuynh hướng nhân bản Biển Đức.

Giáo sư Matlary đã cho xuất bản hai cuốn sách bằng tiếng Ý, tựa đề ”Thời nở hoa” năm 1999 và ”Một lựa chọn của Tình Yêu” năm 2004, do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đề tựa. Vào tháng 9 tới đây bà sẽ cho in cuốn sách tựa đề ”Phản bội các quyền con người? Sự đe đọa của chủ trương duy tương đối độc tài”, trong đó bà tố cáo việc lèo lái các ý niệm hôn nhân và gia đình và mưu toan biến quyền sống và quyền tự do tôn giáo thành các ý thức hệ. Bà cũng cảnh cáo tiến trình lật ngược các giá trị tây phương trong nền chính trị quốc tế.

Trong bài phát biểu, giáo sư Janne Matlary tố cáo các mâu thuẫn đang gây ra cảnh buồn thương cho Âu châu: một đàng Âu châu thúc đẩy các quốc gia khác trên thế giới tôn trọng và thăng tiến các quyền con người. Đàng khác nó lại từ chối định nghĩa các quyền con người một cách khách quan. Thái độ vô lý này dẫn đưa các chính quyền Âu châu tới chỗ coi các quyền bẩm sinh tự nhiên của con người như là các lợi ích cá nhân, mà không có các trách nhiệm tương xứng. Bà nói: ”Ngày nay đang có một tiến trình liên tục dữ dằn định nghĩa trở lại các quyền con người là các quyền cá nhân trong các lãnh vực gây tranh luận như: gia đình, các quyền của trẻ em, các quyền của phụ nữ. Nhưng khi hôn nhân và gia đình được định nghĩa trở lại trong các luật lệ quốc gia, thì xem ra chúng đi ngược lại các quyền con người như đã được quốc tế công nhận”. Bà Janne Matlary cũng nhắc đến khoản số 16 của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền khẳng định rằng ”các người nam nữ khi tới tuổi thích hợp có quyền lấy nhau và thành lập một gia đình”. Nhưng nhiều luật lệ Âu châu chống lại điều khoản này và chống lại luật tự nhiên, bằng cách chấp nhận hôn nhân giữa những người đồng phái.

Trong lần diễn thuyết tại đại hội của Liên Hiệp Phát Triển Gia Đình ở Roma ngày 23-3-2007, giáo sư Matlary cho biết tại Na Uy hôn nhân giữa những người đồng phái đã được chính quyền thừa nhận năm 1996. Việc chung sống là hình thái bình thường của các cặp nam nữ. Các cặp này lấy nhau sau khi có con, nhưng không phải luôn luôn như thế. Hồi năm 1960 tại Na Uy hôn nhân tôn giáo chiếm 97%, nhưng vào năm 2002 đã giảm xuống chỉ còn 52%. Hơn 90% dân Na Uy theo Tin Lành Luther, nhưng số người thực hành đạo rất thấp. Hơn 50% trẻ em sinh ra ngoài hôn nhân, và khoảng phân nửa các cuộc hôn nhân tại thành thị kết thúc với việc ly dị. Trong trường hợp các cặp nam nữ sống chung, số đổ bể nhiều gấp ba so với các cặp có làm phép hôn phối với nhau. Trong khi tại Thụy Sĩ có 94% trẻ em sinh ra trong hôn nhân, tại Đức có 84% và tại Anh quốc có 80%. Thống kê cho thấy tại Na Uy chẳng bao lâu nữa hôn nhân sẽ là luật trừ, chỉ liên quan tới các cặp vợ chồng có khuynh hướng bảo thủ, đa số theo Kitô giáo.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của giáo sư Janne Haaland Matlary, nguyên Thứ trưởng ngoại giao Na Uy, giáo sư lý thuyết chính trị tại đại học Oslo, kiêm thành viên Hội Đồng Tòa Thánh Gia Đình, về đường lối chính trị mâu thuẫn và vô lý của Âu châu.

Hỏi: Thưa giáo sư Matlary, ý nghĩa của các quyền con ngưi đang thay đổi. Chính trị ngày nay giải thích các quyến đó như thế nào?

Đáp: Chúng được định nghĩa như là các lợi lộc chính trị, chứ không phải là các quyền bẩm sinh và bất khả nhượng của con người, như Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền thiết định. Và đây là vấn đề: nếu chúng ta giản lược các quyền con người vào chính trị, thì chúng sẽ hết là các quyền của con người.

Hỏi: Giáo sư có nghĩ rng khuynh hướng trải dài các quyền con người hiện nay cho tới chỗ mâu thuẫn không bảo vệ các quyền con người nữa, mà bảo vệ các lợi ích cá nhân, là điu đúng đắn không?

Đáp: Điều này xảy ra khi các quyền con người bắt nguồn từ một định nghĩa có bản chất nhân loại. Con người có các quyền vì bản tính là người của nó, chứ không phải vì nhà nước ban các quyền đó cho con người. Bổn phận của con người sống trong xã hội là giữ cho các quyền đó ở trong thế quân bình. Chẳng hạn, lợi ích của xã hội trong gia đình là ở sự kiện con cái được sinh ra và giáo dục trong gia đình. Nhưng các quyền con người không phải là kết qủa của một hợp đồng giữa nhà nước và xã hội, nhưng tùy thuộc cá nhân là chủ thể độc lập với nhà nước. Thật thế, các quyền con người là một che chở cá nhân trước nhà nước, và nhà nước gồm quốc hội và các cơ quan chính quyền, không thể thay đổi các quyền đó.

Hỏi: Trong quan niệm hiện nay về quyền con người có thể xảy ra cảnh chống đối giữa hai quyền như dấu chỉ đối nghịch nhau: Thí dụ một trẻ em có quyền có cha và có mẹ, và quyền nhận nuôi con của các cặp đồng phái; hay chống đối giữa quyền của một đứa trẻ đưc có gia đình ổn định và quyền của mọi loại sống chung không bị kỳ thị... Điều gì xảy ra khi có các trái nghịch như thế, thưa giáo sư?

Đáp: Tôi nghĩ là có ít người thực sự đọc các văn bản quốc tế về các quyền con người. Các nhà chính trị chỉ định nghĩa các luật lệ quốc gia trong lãnh vực này theo áp lực mạnh của mỗi nhóm, chứ không theo tinh thần các văn bản quốc tế. Nhưng làm như thế là gây thương tích cho ý nghĩa đích thật của các quyền con người.

Hỏi: Quốc hội Italia chuẩn bị thảo luận về dự luật chung sống. Nhiều người ủng hộ dự luật này cho rằng không thể trì hoãn được nữa, vì nhiều nưc Âu châu đã có luật liên quan tới các cặp sống chung. Nghĩa là đây là một tiến trình không thể tránh đưc. Giáo sư có đồng ý như thế không?

Đáp: Một lần nữa đây là vấn đề quyền bính và áp lực chính trị, chứ không là gì khác. Người ta đọ sức xem phe thuận hay phe chống ai mạnh hơn. Ai có quyền hướng dẫn cuộc thảo luận công cộng? Ai là người có thực quyền nấp bóng đàng sau các khuynh hướng đó? Các nước bắt chước đường lối chính trị của nhau, và các giới chức chính trị liên quốc thắng thế trong thời đại truyền thông toàn cầu này. Chính trị là nghệ thuật của điều có thể. Điều này có nghĩa là không có gì là không thể tránh được, mà cũng có nghĩa là các vấn đề thảo luận có tính cách quan trọng định đoạt: nếu các quyền con người được các hiệp định quếc tế thiết định bị thay đổi trên bình diện quốc gia, như đang xảy ra ngày nay, thì khi đó ý niệm về quyền con người gắn liền với quyền tự nhiên bị vi phạm. Và đây là điều đang xảy ra trong xã hội ngày nay.

(Avvenire 13-4-2007)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.