2007-04-25 11:48:29

Liên hệ tích cực giữa Công Giáo và Chính Thống Nga


Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Antonio Mennini, Sứ Thần Tòa Thánh Liên Bang Nga, về tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Nga.

Ngày 13-3-2007 tổng thống Liên Bang Nga Vladimir Putin đã viếng thăm Tóa Thánh Vaticăng lần thứ 3: lần đầu tiên khi vừa được bầu làm tổng thống hồi tháng 6 năm 2000, lần thứ hai vào tháng 11 năm 2003.

Đây là vị tổng thống thứ ba của Nga viếng thăm Tòa Thánh. Vị đầu tiên là tổng thống Mikhail Gorbaciov viếng thăm Vaticăng ngày 2-12-1989, vài tuần sau khi bức tường Berlin sup đổ. Tổng thống Gorbaciov đã trở lại thăm Đức Gioan Phaolô II vào năm 1990. Vị thứ hai là tổng thống Boris Eltsin. Tổng thống Elsin viếng thăm Đức Đức Gioan Phaolô II vài ngày sau khi tuyên bố chấm dứt khối Liên Xô năm 1991 và lần thứ hai vào năm 1998.

Các chuyến viếng thăm của giới lãnh đạo chính trị Liên Bang Nga cũng đã khiến cho các tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Nga có các tiến triển khả quan hơn.

Cho tới thập niên 1990 trên toàn nước Nga, tín hữu công giáo đã chỉ có 2 nơi thờ tự và 2 linh mục cao niên trông coi. Tín hữu sống rải rác và sợ hãi không dám cho biết lòng tin của mình, vì các kinh nghiệm tiêu cực và các bắt bớ phải gánh chịu dưới chế độ cộng sản liên xô. Năm 1991 Giáo Hội Công Giáo được chính thức thừa nhận và bắt đầu nở hoa. Hiện nay Giáo Hội có 4 giáo phận và là các giáo phận rộng lớn nhất thế giới trên bình diện địa lý. Đó là các giáo phận Matscơva và Saratov, Novosibirsk và Kirkuk. Tính chung tất cả số tín hữu công giáo trong toàn Liên Bang Nga hiện nay được khoảng 700 ngàn, tức chiếm 0,5% tổng số dân. Đa số tín hữu thuộc các nhóm sắc tộc thiểu số, nạn nhân các cuộc đi đầy hàng loạt dưới thời Staline, gồm người Ba Lan, Lituani, Đức và Ucraine.

Giáo Hội Công Giáo hiện có 300 giáo xứ do 270 linh mục trông coi, đa số các linh mục là người ngoại quốc. Giáo Hội chỉ có một đại chủng viện tại San Pietroburgo với khoảng 50 chủng sinh. Hiện nay chỉ có 10% giáo sĩ là người Nga. Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều linh mục bản xứ hơn.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Tổng Giám Mục Antonio Mennini, Sứ Thần Tòa Thánh tại Liên Bang Nga, về tình hình quan hệ giữa hai Giáo Hội. Trước đây Đức Cha là Sứ thần Tòa Thánh tại Bulgaria và đã tổ chức chuyên viếng thăm mục vụ của Đức Gioan Phaolô II tại Bulgaria năm 2002. Từ bốn năm nay Đức Tổng Giám Mục Mennini là Sứ Thần Tòa thánh tại Liên Bang Nga.

Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Mennini, sau các năm hiểu lầm và chống đối giờ đây có th nói được rằng các tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống sau cùng đang có các thay đi, có đúng thế không?

Đáp: Vâng đúng thế. Đã có các tiến triển khả quan hơn, nhất là nhờ tiến trình trưởng thành và lớn mạnh trong cuộc sống giáo hội. Tôi muốn nói rằng đã không có các dụng cụ chính trị, mà chỉ có việc thực thi tình bác ái huynh đệ đối với nhau. Chúng ta phải nhìn nhau với sự thanh thản, không thành kiến và không mặc cảm đối với lịch sử tương quan giữa hai Giáo Hội trên đất nước này.

Hỏi: Đức Sứ Thần muốn ám chỉ điều gì vậy?

Đáp: Nếu một đàng Giáo Hội Chính Thống đã ra khỏi thời gian dài bị bách hại, chúng ta cũng không được quên rằng Giáo Hội Công Giáo tại Nga cũng đã phải sống trong cảnh bị cô lập trong hàng bao thập niên không có chủ chăn, và không thể liên lạc với giáo quyền trung ương, đến độ cần phải có một hàng giáo phẩm và thừa sai gửi từ ngoài vào. Tình hình phức tạp vì sự khác biệt tâm thức giữa các linh mục được gửi tới làm việc - và các vị vẫn tiếp tục làm việc với rất nhiều tận tụy - và người dân Nga đã khổ đau vì ý thức hệ liên xô, nhưng họ cũng có một nền văn hóa cao qúy khác với nền văn hóa tây phương. Sự đụng chạm giữa hai thực tại này không thể không gây ra các cọ xát đôi khi rất đau đớn. Đôi khi tôi có cảm tưởng rằng một vài người trong các môi trường tây phương của chúng ta không muốn thừa nhận một sự kiện nền tảng sau đây: đó là mặc dù gặp biết bao nhiêu khó khăn Giáo Hội Chính Thống đã ngăn cản không để cho nước Nga biến thành một sa mạc tinh thần.

Hỏi: Thưa Đức Sứ Thần, giới lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống ngay từ ban đu đã chú ý theo dõi triều đại của Đức Giáo Hoàng Biển Đc XVI. Gương mặt của Đức Thánh Cha nắm giữ vai trò nào trong tiến trình xích lại gần nhau giữa Mastcơva và Vaticăng?

Đáp: Ngay từ thời trước khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Joseph Ratzinger đã được các anh em chính thống kính nể và qúy trọng, vì sự gắn bó của người đối với truyền thống. Sau khi trở thành Giáo Hoàng, Đức Biển Đức XVI lại càng khiến cho thiện cảm đó gia tăng hơn nữa, vì sự can đảm biểu lộ trong cuộc đối thoại đại kết và sự tế nhị đối với Giáo Hội Chính Thống.

Hỏi: Đây có phải là việc đi hưng đối với triều đại của Đc Giáo Hoàng Gioan Phaolo II hay không thưa Đức Sứ Thần?

Đáp: Tuyệt đối là không. Tư tưởng của sự đối chọi giữa hai triều đại giáo hoàng nảy sinh từ việc áp dụng giản lược, mà người ta làm ở bên Nga này đối với huấn quyền của Đức Wojtyla. Tôi đã nhiều lần nhận xét rằng giáo huấn của Đức Gioan Phaolo II trong các tài liệu nền tảng về sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô vẫn chưa được chú ý. Tôi đã gặp nhiều linh mục Ba Lan thú nhận rằng các vị chưa bao giờ đọc Thông điệp ”Ut unum sint” hay ”Ánh sáng phương đông”. Và trong dịp lễ Giáng Sinh vừa qua tôi đã biếu tất cả các linh mục và tu sĩ nam nữ một tập Hướng dẫn đại kết của Đức Gioan Phaolo II, nhằm củng cố tinh thần đối thoại nhân danh lòng trung thành đối với giáo huấn của Đức Giáo Hoàng.

Hỏi: Như vậy cuộc đối thoại với Tòa Thượng Phụ Chính Thống Matscơva hiện tiến triển như thế nào?

Đáp: Đã có những sáng kiến quan trọng chẳng hạn như đại hội triệu tập hồi tháng 5 năm ngoái tại Vienne, với sự cộng tác của Hội Đồng Tòa Thánh Văn Hóa và văn phòng ngoại vụ của Tòa thượng Phụ Chính Thống Matscơva. Vào tháng 6 tới đây sẽ có một sáng kiến tương tự khác tại Mastcơva, liên quan tới các đề tài xã hội và giáo dục. Trong lãnh vực này có sự đồng cảm giữa hai Giáo Hội, giúp tiếp tục cuộc đối thoại. Trong Ủy Ban hỗn hợp chính thống công giáo cũng có bầu khí rất tốt. Ủy ban này thường xuyên nhóm họp để thảo luận các tình hình và vấn đề cụ thể, đương đầu với các điểm gây tranh luận để tìm ra các giải pháp chung.

Hỏi: Thưa Đức Sứ Thần Tòa Thánh, Giáo Hội Chính Thống cho tới nay vẫn coi việc chiêu dụ tín đồ và vấn đề của các Giáo Hội Đông Phương hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo, là các chướng ngại lớn đối với sự hiệp nhất. Đức Sứ thần nghĩ sao?

Đáp: Người ta đã tốn rất nhiều giấy mực để viết về hai vấn đề nói trên. Tôi chỉ muốn hạn hẹp vào một nhân xét thôi: chúng ta càng có cái nhìn thiện cảm và chú ý tới các truyền thống văn hóa và tinh thần của nước Nga bao nhiêu, thì lại càng giúp gia tăng và củng cố Giáo Hội Công Giáo bấy nhiêu. Giáo Hội Công Giáo Nga không được cảm thấy mình là Giáo hội dành cho người ngoại quốc, mà phải biết nhập thể vào trong thực tại của đất nước này.

Hỏi: Giáo Hội Công Giáo tại Nga đã sống một giai đon khó khăn với chính quyền Matscơva, được ghi dấu bằng việc trục xuất nhiều linh mục. Các tương quan giữa Giáo Hội và chính quyền Nga hiện nay ra sao thưa Đức Sứ Thần Tòa Thánh?

Đáp: Trong các năm qua tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo và chính quyền Liên Bang Nga xem ra đứng đắn và có tinh thần hiểu biết thông cảm. Liên quan tới các vụ trục xuất các linh mục xảy ra trong năm 2002, cũng đã có các vấn đề trong lãnh vực hành chánh khiến cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Hiện nay chính quyền Nga mở rộng cửa cho nhiều linh mục và tu sĩ nước ngoài đến làm việc. Tôi cũng muốn nhắc đến mức cộng tác tốt đẹp trong các tổ chức như OSCE và Hội Đồng Âu châu, trong đó các vị đại diện Liên Bang Nga đã ủng hộ tất cả các lập trường của Tòa Thánh trong việc bảo vệ gia đình và chống lại việc giết người êm dịu.

Hỏi: Trong hai cuộc gặp gỡ trưc đây vi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tổng thống Putin đã không chính thức đưa ra lời mời Đức Giáo Hoàng viếng thăm Matscơva. Còn trong lần gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thì sao?

Đáp: Cuộc viếng thăm của tổng thống Putin là biến cố ý nghĩa cũng có các âm hưởng trên cuộc đối thoại đại kết. Nhưng mà vấn đế chính không phải là việc có mời hay không mời Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viếng thăm Matscơva, mà là tiến triển đối thoại giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống, mà chính quyền Liên Bang Nga cũng rất lưu tâm.

Hỏi: Thưa Đức Sứ Thần, khi nào thì sẽ có cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Biển Đc XVI và Đc Thượng Phụ Alexis II, Giáo Chủ Giáo Hội Chính Thống Nga?

Đáp: Đây là cuộc gặp gỡ mà cả hai Giáo Hội đều mong mỏi như là điểm tới của của việc xích lại gần nhau đích thực. Tôi xin lập lại lời mà Đức Thượng Phụ Alexis II đã nói trong nhiều dịp: đó là Đức Thượng Phụ không loại trừ một cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng, miễn là nó được chuẩn bị một cách thích hợp. Thời điểm cuộc gặp gỡ tùy thuộc nơi các chuẩn bị đó.

Hỏi: Như thế cuộc gặp gỡ có thể xay ra tại đâu thưa Đức Sứ Thần?

Đáp: Có thể không phải là Matscơva cũng không phải tai Vaticăng, nhưng là tại một nước thứ ba. Chúng ta hãy để cho Chúa Quan Phòng làm việc.

(Avvenire 10-3-2007)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.