2007-03-25 18:01:51

Kinh Truyền Tin ngày 25/3


Theo lịch phụng vụ, ngày 25 tháng 3 kính lễ Truyền tin, được mừng chín tháng trước lễ Chúa Giáng sinh. Năm nay vì trùng vào chúa nhựt thứ Năm Mùa Chay, cho nên l được dời vào thứ hai hôm nay. Dù vậy, nhân buổi đọc kinh Truyền tin thường lệ vào trưa mỗi chúa nhựt, Đc Thánh Cha đã suy niệm về ý nghĩa của mầu nhiệm trở thành chủ đề cho buổi cầu nguyện này. Trong tâm thức của nhiều người, lễ Truyền tin là một lễ kính Đức Mẹ, nhớ lại cảnh thiên sứ Gabriel truyền tin cho ngưi, và ngưi đã đáp lại bằng tiếng “Xin vâng”. Nhờ sự thuận nhận đó mà Ngôi Lời vào trần thế, để thực hiện công trình cứu độ. Vì thế lễ Truyền tin được kể như lễ kính mầu nhiệm Nhập thể, nghĩa là lễ của Chúa Kitô: Ngôi Hai Thiên Chúa chấp nhận thân phận làm ngưi, để cứu chuộc loài người nhờ việc vâng phục trên thập giá. Công trình cứu chuộc được thành tựu nhờ sự hợp tác của Ngôi Lời và của Đức Maria, và cần được tiếp nối nhờ sự hợp tác của Giáo hội, đặc biệt nhờ chứng tá của các thánh. Tư tưng này được gợi lên nhân ngày 24 tháng 3, đưc dành đởng nhớ các nhà truyền giáo bị sát hại vì sứ vụ, nhân kỷ niệm ngày đức cha Oscar Romerô bị giết vào năm 1980. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ:

Anh chị em thân mến

Ngày 25 tháng 3 là lễ Truyền tin cho đức Trinh nữ Maria. Năm nay lễ này trùng vào chúa nhựt thứ 5 mùa Chay, vì thế sẽ được cử hành vào ngày mai. Dù sao tôi muốn dừng lại ở mầu nhiệm đức tin huyền diệu này mà chúng ta chiêm ngắm mỗi ngày vào lúc đọc kinh Truyền tin. Cảnh truyền tin được thuật lại ở đầu sách Tin mừng theo thánh Luca, là một câu chuyện khiêm tốn, kín đáo – không ai nhìn thấy, không ai biết đến, ngoại trừ Đức Maria, - nhưng đồng thời lại là một chuyện quyết liệt đối với lịch sử nhân loại. Khi đức Trinh nữ đáp lại lời thiên sứ bằng tiếng “xin vâng”, thì Đức Giêsu được thụ thai, và cùng với Người, bắt đầu một giai đoạn mới của lịch sử được mang danh “giao ước mới và vĩnh cửu” sẽ hoàn tất nơi cuộc Vượt qua. Thực ra, lời “xin vâng” của đức Maria phản ánh trọn vẹn lời “xin vâng” của chính Đức Kitô khi bước vào trần gian, như tác giả bức thư gửi người Do thái đã viết khi chú giải thánh vịnh 39: “Lạy Chúa, này con xin đến để hoàn thánh ý của Ngài, như đã viết về con trong cuốn sách” (Dt 10,7). Sự vâng phục của Chúa Con được phản chiếu nơi Thân mẫu, và như vậy nhờ cuộc gặp gỡ của hai lời “xin vâng”, Thiên Chúa đã có thể mặc lấy khuôn mặt của một con người. Vì vậy lễ Truyền tin cũng là một lễ của Chúa Kitô, bởi vì nó mừng cuộc Nhập thể, là một mầu nhiệm trọng tâm của Chúa Kitô.

“Này tôi là người tôi tớ của Chúa, xin lời của ngài hãy thể hiện nơi tôi”. Lời thưa của Đức Maria cho thiên sứ được kéo dài nơi Giáo hội. Giáo hội được kêu gọi hãy làm Chúa Kitô hiện diện trong lịch sử, qua việc hiến dâng thái độ sẵn sàng, ngõ hầu Thiên Chúa có thể tiếp tục thăm viếng nhân loại bằng lòng xót thương. Lời “xin vâng” của Đức Giêsu và của Đức Maria được lặp lại nơi lời “xin vâng” của các thánh, đặc biệt của các vị tử đạo bị giết vì Tin mừng. Tôi muốn nêu bật điểm này khi nhớ đến ngày hôm qua, 24 tháng 3, kỷ niệm đức cha Oscar Romero, tổng giám mục San Salvador bị ám sát, được dành làm ngày cầu nguyện và ăn chay dành cho những thừa sai tử đạo: giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân đã bị sát hại khi thi hành sứ mạng rao giảng Tin mừng và thăng tiến con người. Các thừa sai tử đạo là “hy vọng cho thế giới”, theo như chủ đề của năm nay, bởi vì họ minh chứng rằng tình yêu của Chúa Kitô thì mạnh mẽ hơn bạo lực và thù hận. Họ không đi tìm cái chết, nhưng họ sẵn sàng hiến mạng sống của mình để trung thành với Tin mừng. Lý do duy nhất biện minh cho việc tử đạo theo Kitô giáo là hành vi tột đỉnh của tình yêu dành cho Thiên Chúa và tha nhân.

Trong mùa chay này, chúng ta thường chiêm ngắm Đức Mẹ ở trên núi Calvario, đã đóng ấn cho lời “xin vâng” tại Nazaret. Hợp với Đức Giêsu, người chứng trung thành của tình yêu Chúa Cha, Đức Maria đã chịu tử đạo trong linh hồn. Chúng ta hãy tin tưởng xin Mẹ chuyển cầu, ngõ hầu Giáo hội, trung thành với sứ mạng của mình, cống hiến cho toàn thể thế giới chứng tá can đảm cho tình yêu Thiên Chúa



Sau khi ban phép lành Toà thánh Đức Thánh Cha đã nhắc các bạn trẻ là Chúa nhựt Lễ lá sắp tới là ngày Quốc tế dành cho các bạn trẻ lần thứ 22, năm nay được cử hành với đề tài “Như Thầy đã yêu thương các con, các con hãy yêu thương nhau như vậy” (Ga 13,34). Nhằm chuẩn bị cho buổi lễ, vào chiều thứ 5 tuần này, tại đền thánh Phêrô sẽ có một buổi phụng vụ thống hối cho chính ngài chủ toạ, và vì thế các bạn trẻ được mời tham dự đễ lãnh ơn tha thứ, nguồn mạch của tình thương Thiên Chúa mang lại an bình và vui tươi.

Chủ đề tha thứ và canh tân cũng được diễn giải trong Thánh lễ cử hành vào buổi sáng hôm qua, nhân cuộc viếng thăm một họ đạo ở mạn Bắc thành phố, dâng kính thánh nữ Felicita tử đạo. Bài Phúc âm thuật lại cuộc đối chất giữa Chúa Giêsu với các Biệt phái nhân vụ một phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Câu trả lời của Chúa đã cho thấy rằng Thiên Chúa vừa công bằng vừa lân tuất. Thiên Chúa là Đấng công chính, và không dung túng tội lỗi. Nhưng đồng thời Thiên Chúa là tình thương: Thiên Chúa ghét tội lỗi bởi vì Ngài yêu thương con người. Tình thương của Ngài vô bờ bến, và trung kiên; dù bị con người khước từ, tình yêu ấy vẫn theo đuổi con người. Các người biệt phái muốn thử thách sự công bình và tình thương của Chúa bằng cách trưng dẫn luật Moisen, kết án các phụ nữ ngoại tình với hình phạt ném đá. Thế nhưng, trước hết Chúa Giêsu đứng về phía người phụ nữ, bênh vực chị bằng cách thách thức những người hiện diện hãy ném đá chị ta nếu họ nhận thấy mình vô tội. Thực ra, như thánh Augustinô đã nhận xét, câu nói của Chúa muốn mời gọi các người biệt phái hãy có can đảm trở về với lương tâm, hãy tự vấn chính mình, thay vì bới móc tội lỗi của tha nhân. Nhưng họ đã rút lui, để rồi chỉ còn để lại người phụ nữ ở lại một mình với Chúa Giêsu. Tuy nhiên, Đức Giêsu, một con người vô tội và đến để chuộc tội lỗi trần gian, đã không trừng phạt chị. Ngài kết án tội lỗi vì là điều xấu, nhưng ngài thương yêu kẻ tội lỗi. Ngài nói với chị ta: “Con hãy về, và đừng phạm tội nữa”. Chính vì yêu chị, cho nên Ngài không muốn cho chị ở trong tình trạng tội lỗi; đồng thời cũng chính tình yêu đó đã tha thứ tội lỗi mà chị đã phạm. Điều này cũng hàm ngụ rằng con người hãy biết mở cửa đón nhận tình yêu tha thứ, đồng thời để cho tình yêu đó làm thay đổi cuộc đời của mình. Tình yêu quả thực có sức mạnh, bởi vì nó có khả năng làm thay đổi cuộc đời của cá nhân cũng như cuộc đời của cả cộng đoàn.
 Bình Hòa







All the contents on this site are copyrighted ©.